PHAN CHU TRINH -Lãnh tụ phong trào Dân chủ Dân quyền Việt Nam
PHAN CHU TRINH Ảnh: Viện BTCM VN |
2801.PHAN CHU TRINH 潘周 楨
(1872-1926)
Người xã Tây Lộc huyện Hà Đông tỉnh Quảng Nam – Nay thuộc xã Tam Lộc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng
Nam.
Sinh năm Nhâm thân. Cử nhân khoa Canh Tí (1900)
30 tuổi đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái 13
(1901).
Phan Chu Trinh xuất thân trong một gia đình nông dân.Cha là Phan
Văn Binh đi lính làm đến chức Quản cơ. Mẹ là Lê Thị Chung. Sau khi thi đỗ, ông về
nhà nghỉ 3 tháng rồi ra Huế, tiếp xúc với thân hữu và nhân sĩ yêu nước.Để dễ bề
hoạt động chính trị, đầu 1903 Phan Chu Trinh nhận chức Thừa biện ở bộ Lễ Nhưng quá chán nản với môi trường quan lại, chỉ
một năm sau ông liền xin từ chức để rộng đường cho công việc tuyên trưyền vận động
cứu nước.
Năm 1904 Phan Chu Trinh cùng hai bạn thân là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng mới đậu Tiến sĩ (không ra làm quan) thực hiện một chuyến đi vào nam.Đến Bình Định, gặp quan tỉnh đang mở cuộc thi học trò,. ba ông nộp đơn vào dự
Năm 1904 Phan Chu Trinh cùng hai bạn thân là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng mới đậu Tiến sĩ (không ra làm quan) thực hiện một chuyến đi vào nam.Đến Bình Định, gặp quan tỉnh đang mở cuộc thi học trò,. ba ông nộp đơn vào dự
thi. Phan Chu Trinh làm bài thơ Chí thành thông thánh, hai ông Trần, Huỳnh làm bài phú Lương ngọc danh sơn, khi nộp quyển chỉ
ghi một tên chung là Đào Mộng Giác. Theo Ngô Đức Kế; “Hai bài thơ phú ấy không
giống các thơ phú bình thường mà chỉ nói về việc nước để đánh thức đám sĩ phu đang
mê ngủ trong đám quan trường. Quan tỉnh thấy mà thất kinh, không dam điểm duyệt,
phải dịch ra quốc ngữ để trình cho Công sứ. Sau rồi hai bài ấy đọc khắp nước, có
ảnh hưởng lớn trong giới sĩ phu”. Đến Cam Ranh, gặp lúc tàu chiến của Nga đang đậu
ở đấy, các ông giả làm khách buôn, thuê thuyền ra xem tàu. Ba ông còn đi tiếp vào
Phan Thiết thăm hai con trai của nhà nho yêu nước Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng
Lội và Nguyễn Quý Anh, kết giao với các nhân sĩ Trương Gia Mô, Hồ Tá Bang v.v…
Năm 1905 Phan Bội Châu sang Nhật Bản, gửi thư về khuyên quốc dân
giúp kinh phí và gửi con em sang Nhật để học con đường văn minh của Nhật Bản. Tây Hồ từ trước đến Huế đã quen biết Sào Nam, hồi
này đã dứt khoát lựa chọn con đường dân chủ dân quyền. Khi biết Sào Nam có
ý định đón hoàng thân Cường Để sang lập làm minh chủ,. Tây Hồ rất muốn bàn bạc
với Sào Nam về chủ trương ấy, bèn bí mật đi ngay sang Quảng Châu, may gặp Sào
Nam cũng vừa từ Nhật trở về đang ở nhà cựu tướng Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Rồi Sào
Nam đưa cả Tây Hồ cùng sang Nhật. Tây Hồ cùng Sào Nam đàm đạo phương châm cứu nước
trong hơn 10 ngày rồi Sào Nam tiễn Tây Hồ về nước.
Đi Nhật về, Phan Chu Trinh viết Thư gửi Toàn quyền Đông Dương (đề ngày 1-11-1906), nêu hết tình tệ
trong nước, nhất là sự hủ lậu mục nát của bọn quan lại Nam triều. Phan Chu
Trinh nói rõ mục đích hoạt động của ông là vận động sửa đổi chỉnh trị, thực hiện
công khai với cả chính phủ và quốc dân, chứ “không thích tổ chức đảng kín”. Tiếp
đó Phan Chu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh
Thúc Kháng chia nhau đi đến các nơi trong tỉnh kêu gọi nhân dân học chữ quốc ngữ,
bỏ hủ tục mê tín dị đoan, theo lối sống văn minh: cắt tóc, mặc âu phục, lập trường
học, mở hiệu buôn v.v…. Thời gian này Phan Chu Trinh cũng hai lần ra Bắc gặp cụ
Cử Lương Văn Can, Nguyễn Hữu Cầu, Đào Nguyên Phổ để bàn bạc thòi cuộc và diễn
thuyết hô hào duy tân cứu nước ở Đông Kinh Nghĩa thục, người đi nghe rất đông. Trong
khi đó phong trào duy tân khởi đầu ở huyện Đại Lộc Quảng Nam (11-3-1908) với khẩu
hiệu “chống đi phu, đòi giảm sưu thuế”, lan nhanh khắp hai tỉnh Nam Ngãi, rồi Bình
Định, Phú Yên, Khánh Hoà.Phía bác ôhng trào lan ra Huế, Hà Tĩnh, ra đến cảc Nghệ
An, Thanh Hoá (đương thời gọi là Vụ dân biến Trung Kỳ).Thực dân Pháp và Nam triều
thẳng tay đàn áp: Tiến sĩ Trần Quý Cáp bị tràm quyết ở Khánh Hoà, Nho sinh Nguyễn
Hàng Chi bị bắt chém ở Hà Tĩnh.Hàng trăm người bắt bớ tù đày, nhưng thực dân Pháp
quy tội cho các nhà trí thức Nho học là lãnh tụ tinh thần của phong trào chóng đối
ấy.Báo cáo tổng hợp Vụ dân biến Trung Kỳ 1908, ngày 22-7-1908 của Q.Toàn quyền Đông Dương Bonhoure viết:
“Các nguyên nhân chung không chỉ tồn tại ở nước Nam mà là chung cho các nước Viễn Đông
và có những duyên cớ riêng của địa phương đã được nhừng kẻ cầm đầu gây rối khai
thác khéo léo để lôi kéo dân chúng. Những tên này đều thuộc tầng lớp ưu tú của
xã hội An Nam,
quan lại cũ hoặc Nho sĩ. Phần lớn họ có nguồn gốc Trung Kỳ, tức là bộ phận của
nước An Nam có truyền thống văn học bền vững và ý thức dân tộc dai dẳng nhất [……]
Khi biểu tình chống các quan lại địa phương đang làm việc cho nước Pháp, họ đã được
sự dẫn dắt của các Nho sĩ và quan lại cũ mà họ coi là những kẻ cầm đầu đương
nhiên”. Liên quan đến hong tgrào chống tghuế ở Trung Kỳ, Ngô Đức Kế là Tiến sĩ
Nho học bị bắt đầu tiên ( 7- 1908), nhưng Phan Chu Trinh lsf người đầu tiên bị đày
ra Côn Đảo ( Đoàn Ngô Đức Kế 27 người bị đày ra Côn Lôn (8-1908) đã nhận đựoc
thư của Tây Hồ nhờ người vo viên ném vào) Vì Phan Chu Trinh lên án vua quan, nên Nam triều
rất căm ghét, nghị án xử “trảm quyết” (chém ngay). Nhưng Phan Chu Trinh có một
duyên may vì trong thời gian ngắn ở Hà Nội ông có quen vói một ngưòi Pháp tiến
bộ là E.Babut có chân trong Hội Nhân Quyền Đông Dương. Ông này viết bài đăng báo
Người tiền phong Đông Dương tố cáo việc
bắt Phan Chu Trinh trái luật ngay khi Phan vừa bị bắt (31-3).Babut cũng gửi cả
thư lên Toàn quyền Đông Dương Klobukowski và Bộ trưởng Thuộc địa Pháp Moutet, được
dư luận đồng tình.Sau lại có De Brieux VS Hàn Lâm Pháp nhân có dịp qua Đông Dương
biết rõ sự việc, hết sức giúp đỡ, cuói cùng Bộ Thuộc địa ký văn thư đồng ý cho Toàn
quyên ĐD Klobukowski ân xá cho Phan Chu Trinh. Ngày 27-6-1910 tai văn thư số
1365 của Phủ Toàn quyền , Klobukowski đã thông bsó cho Thống đốc Nam Kỳ trả tự
do cho Phan Chu Trinh, đưa về an trí ở Mỹ Tho. Cơ Mật viện Nam triều bắt đắc dĩ phải thông qua
quyết định ân xá của Klobukowski (29-6-1910). Những người bạn Pháp nhất là ông
Roux tiếp tục đòi hỏi Chính phủ Pháp phải
có “sự đền bù thích đáng” cho ông Phan. Vì vậy, đơn của Phan Chu Trinh xin sang
Pháp được chấp nhận, hơn nữa còn được phép đem theo con trai là Phan Chu Dật
sang để học tại Pháp. Chi phí chuyến đi và các khoản chi ăn ở tại Paris cho cha
con Phan Chu Trinh (và 1 phiên dịch viên) đều được ngân sách của CP Pháp thanh
toán. Đó là thắng lợi đầu tiên và hy hữu của nhân quyền và công lý trên đấtViệt
Nam.
Phan Chu Trinh và con trai Phan Chu Dật đến Marseille ngày 27-4-1911, rồi đựoc Bọ trưởng
Thuộc địa A.Sarraut tiếp. Sau đó được đưa về Paris ở tại ký túc xá Guyau của sinh viên. Ngô
Đức Kế viết: “ Lúc ông mới sang Pháp, vẫn có tiếng là một nhà cách mệnh Việt Nam,
những người Pháp nào theo chủ nghĩa nhân đạo đều có lòng kính mến mà bênh vục
cho ông. Ông hết sức công kích cái chính sách không công bình cjủa Pháp ở Đông
Dương và kể hết cái tình trạng của dân mình. Ông viết bản “Thủ lục”(Ghi chép) nói
hết cái việc dân sĩ bị nạn thảm hại năm Mậu Thân 1908) đem cho Hội Nhân quyền
tuyên bố ra để hoán khởi dư luận nước Pháp. Song những đảng phái nào theo chính
sách thuộc địa thì lại ghét ông, vì ông
hay bới móc việc đảng họ….” Đầu chiến tranh thế giới lần thứ I, có người vu cho
ông có liên lạc với người Đức nên ông cùng hai ông Phan Văn Trường, Nguyễn Như
Chuyên bị CP Pháp bắt giam ở ngục
Santé 10 tháng (từ 15-9-1914 -8-1916 Thời gian này Phan Chu Trinh có Santé thi tập với hơn 200 bài thơ sáng tác trong tù). Phan Dật bị ốm
phải về nước, rồi mất tại Huế (5-1914).Sau nhờ có các bạn ở Đảng Xã Hội và Hội
Nhân quyền can thiệp nên Phan Chu Trinh được, nhưng bị cắt các khoản phụ cấp
sinh hoạt Phan Chu Trinh về nhà của LS
Phan Văn Trường ở 6 đường Village des
Gobelins, được nhà nhiếp ảnh yêu nước Khánh Ký dạy cho nghề chụp ảnh. Nguyễn Tất
Thành (sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh) sau khi đến Paris gặp Phan Chu Trinh cũng lưu trú tại đây
một thời gian. Chính tại ngôi nhà này ba nhà yêu nước Phan Văn Trường, Nguyễn
Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành đã soạn
bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc". Nhờ việc rửa ảnh
có thể tạm đủ sống, về sau Phan Chu Trinh chuyển đến căn gác ở tầng 2 nhà số 6
ngõ Compoint, sau cũng là nơi ở của Nguyễn Ái Quốc trong các năm 1921-1923. Nhiều
lần Phan Chu Trinh xin về nước, nhưng CP Pháp từ chối, đến khi CP của đảng cánh
tả lên cầm quyền Phan Chu Trinh mới đựoc phép về nước.
Ở trên đất Pháp tất cả 14 năm,
ngày 26-6-1925 Phan Chu Trinh về đến bến
Ô Cấp (tức Vũng Tàu), được nhà yêu nước Nguyễn An Ninh mời về nghỉ tại khách sạn
Chiêu Nam Lầu của gia đình ôngở Sài Gòn. Quốc dân nghe tin cụ Tây Hồ về nước ai
cũng tưởng vọng, nhiều nơi tổ chức đón tiếp mời cụ đến diễn thuyết, nhưng Phan
Chu Trinh chỉ thực hiện đựoc hai cuộc: một cuộc nói về Luân lý đạo đức Đông –Tây, một cuộc nói về Quân trị (quân chủ) và Dân trị (dân chủ). Nhiều năm vất vả bôn ba vì
việc nước, lại hai lần bị tù đày, sức khoẻ hao mòn, Phan Chu Trinh lâm bệnh không
qua khỏi, từ trần lúc 21g 30 ngày 24-3-1926 tại Chiêu Nam Lầu, thọ 55 tuổi.
Ban tổ chức tang lễ gồm nhiều trí thức nhân sĩ Sài Gòn đã quyết định
làm lễ an táng và truy điệu cụ Phan Chu
Trinh lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926. Tại Sài Gòn hơn 6 vạn đồng bào đã
đến dư Truy điệu. Điếu văn do bạn đòng chí thân thiết là Chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng
đọc tại lễ Truy điệu. Sau đó linh cữu cụ Phan được đưa về an táng tại Nghĩa
trang của Hội Gò Công tương tế cùng ngày.
Điếu văn của cụ Huỳnh Thúc Kháng có đoạn viết:
|
|||||||
|
|
Điếu văn của cụ Ngô Đức Kế:
Ngày
22 tháng Hai năm Bính Dần (tức là ngày 4-4-1926)
Bạn cũ:
Ngô Đức Kế, Lương Văn Can,
Dương Bá Trạc, Lê Hiến, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Minh Cầu, Trịnh Đình Lưu, Bùi Kỷ
Kính điếu linh tọa Việt Nam chí sĩ Tây Hồ
Phan tiên sinh rằng:
Có người chết mà người ta mừng, có người
chết mà người ta tiếc. Mừng không phải vì thù riêng, tiếc không phải vì ơn
riêng. Lưu xú lưu phương , lúc đậy ván thiên
tức là định luận. Đến như chết mà có quan hệ đến quốc dân, đến xã hội
thì tình thương tiếc có phải là riêng những người quen biết đâu!
Tiên sinh sinh cuối thế kỷ thứ mười
chín, gặp buổi toàn cầu đương đua tranh mà nước ta vẫn còn mê ngủ; kẻ thì mải
miết khoa cử, kẻ thì tấp tểnh lợi danh; triều đình vẫn quen thói áp chế, quan
trường vẫn theo lối gian tham, quốc dân thì não chất chưa khai, chí sĩ thì
phương châm chưa định.
Tiên sinh đã trải qua đường khoa cử, áng
quan trường rồi, thấu hết tình tệ, đem
nhiệt tình muốn cứu nước đi khắp trong Nam ngoài Bắc, Nhật Bản, Trung Hoa; để
con mắt xem xét, biết rằng muốn cứu nước phải khai dân trí, chấn dân khí làm đầu,
mới xướng ra chủ nghĩa cải cách chính trị. Ngôn luận của tiên sinh như mõ gõ,
chuông khua, quốc dân đã dốc lòng tín ngưỡng.
Luy luy thiết toả xuất đô môn
Khảng khái bi ca, thiệt thượng tồn
Quốc thổ trầm luân, dân tộc tuỵ
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn
Xem thế
thì đủ biết phách lực của tiên sinh, can đảm của tiên sinh quả nhiên công lý ,
không vì cường quyền mà chịu ép. Bấy giờ mới được rời chân hải đảo, rộng bước
Ba thành , nhân dịp ấy mới giao kết những bậc thượng lưu bên Pháp, hết sức vận
động việc cải cách chính trị và rèn đúc tinh thần ái quốc cho du học Việt Nam,
anh em trong nước ai cũng mừng thầm.
Tiên
sinh nhân du lịch mà rộng thêm học thức, quốc dân theo trình độ mà đến lúc mở
mang, rắp tâm khi về nước đem cái mắt như sao, lưỡi như sóng, khua hết miền Nam
bể Bắc, dắt nhau lên chốn vũ đài.
Ai ngờ tàu Ô Cấp vừa mới cắm neo, bệnh Tử Phòng đã toan kiêng thóc . Bài diễn thuyết bên tai
vừa mấp máy, điện phó âm trong nước đã
vang lừng. Phàm nội trong Việt Nam già đến trẻ, gái đến trai, vãn cái lòng sắt đá của tiên sinh, cảm cái bước đắng
cay của tiên sinh, tiếc cho tiên sinh tạo nhân
mà chưa thấy kết quả, ai chẳng vì tiên sinh giỏ hai hàng nước mắt. Huống
chi chúng tôi, kẻ thì cùng bạn bút nghiên, kẻ thì chung vòng hoạn nạn, tình
thương tiếc biết là dường nào!
Núi Ngũ Hành mây phủ bóng phách tinh ; sông Cửu Long sóng
tràn bờ trụy lệ .
Đường xa dặm thẳm, khôn bề đắp cỏ trước
mồ; kẻ khuất người còn, gọi chút chiêu hồn cửa Phật. Nhân ngày tang sự, đặt tấm
vi thành .
Than ôi!
Trượng phu bốn biển là nhà, chí sĩ vợ
con là nước; bậc đại nhân có quản chi sống chết, tấm linh hồn còn tỏ với non
sông!
Mài sắt có ngày nên kim, sự ấy còn mong
phường hậu tử; trồng cây chực ngày ăn quả,
làm sao cho nối chí tiên sinh. Than ôi!
Ngạn xuyên Ngô Đức Thọ
Sưu tầm và phiên âm (theo bản chữ Nôm chép trong tập Hợp quần doanh sinh đồ thuyết, Viện nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu VNv.224).
Phan Chu Trinh (cũng đọc
Phan Châu Trinh) tự Tử Cán hiệu Tây Hồ và Hy Mã.
Tác phẩm :
Ðầu Pháp chính phủ thư (1906)
Phan Tây Hồ di thảo T.1 & T.2 (Ngô Đức Kế biên tập, xuất bản
H.,1927)
Tuồng Trưng Nữ Vương (soạn chung với Huỳnh Thúc Kháng, Phan thúc Duyện)
Trung Kỳ dân biến thủy mạt ký (1911)
Santé thi tập (gồm hơn 200 bài thơ, soạn trong tù tại Pháp,
1915)
Thư thất điều ( vạch 7 tội của vua Khải Định, 1922)
Giai nhân kỳ ngộ diễn ca (1912-1913)
Tỉnh quốc hồn ca I, II (phần I, làm khi ở Việt Nam (1907), phần
II, làm khi sang Pháp (1922).
Bức thư trả lời cho người học trò tên Ðông (1925, đã sưu tập trong Phan Tây Hồ di thảo
T.II.)
Đông Dương chính trị luận (1925)
| |||||||||||||
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét