Thứ Sáu, 19 tháng 4, 2013

HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ

HÙNG VƯƠNG NGỌC PHẢ
(Bản Hồng Đức nguyên niên)
BẢN DỊCH  / Bản mới post có sửa lỗi+ ảnh chụp mguyên bản chữ Hán  18b-20b)
                 Mục lục





Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

SỰ MỚI MẺ CỦA PHONG TRÀO GÓP Ý KIẾN DỰ THẢO HIẾN PHÁP

 NGÔ ĐỨC THỌ


Việc lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi HP 1992 hiện đang tiến hành là một chủ trương lớn của ĐCSVN. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (UBDT) cuả QH do CTQH Nguyễn Sinh Hùng đứng đầu đã làm việc từ 2011. Một bản Dự thảo sửa đổi HP 1992 (DTSĐ)đã thông qua các cấp bên QH, chuyền sang BCT TƯĐ. Cuối năm 2012, BCT có cuộc họp do TBT Nguyễn Phú Trọng chủ trì bàn về việc Hiến pháp. Mặc dầu có những băn khoăn về việc “các thế lực thù địch” muốn lợi dụng dịp này để phá hoại v.v..., nhưng một NQ về nội dung và kế hoạch triển khai thực hiện việc sửa đổi HP 1992 đã được thông qua. Trên cơ sở đó, ông NSH chỉ thị cho Ban Biên tập thông báo việc công bố Dự thảo sửa đổi HP 1992. Phát biểu với báo chí của ô. Phan Trung Lý Trưởng Ban Biên tập (29-12- 2012) có 2 nội dung đáng chú ý: (1) Bản dự thảo sắp công bố "chỉ thể hiện một phương án đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau", để  “đưa ra nhân dân chính kiến của UB dự thảo” (2) "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả".
Đúng ngày đầu năm, 2-1-2013, toàn văn bản DTSĐ chính thức được công bố rộng rãi trên báo chí và các phương tiện truyền thông.
            Tuy vậy vào dịp cuối năm xáp tết nên vấn đề HP cho đến quá nửa tháng 1 cũng còn trầm trầm, chưa mấy ai chú ý. Đến sáng 19-1, lặng lẽ nhưng bất ngờ, trang Bauxite VN đăng một bản Kiến nghị (ít lâu sau sẽ quen gọi là KN72) do 72 trí thức nổi tiếng gửi UBDT..Những ngày sau đó các trang Bauxite VN,  AnhBaSam v.v…luôn luôn cập nhật danh sách những người đồng ký tên

         Khoảng 2 tuần sau, một đoàn gồm 16 nhân sĩ trí thức, như các ông:
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội; Phan Hồng Giang, TSKH ngành nghiên cứu văn học, Hà Nội; Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn TNCS HCM – TPHCM, TPHCM; Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ KH &; CN, HàNội; Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Hà Nội; Vũ Đức Khiển, Tương Lai, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội;v..v....đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn người đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho UBDT. 
 Ô. Lê Minh Thông Phó Ban Biên tập tiếp đoàn đại diện và đã tiếp nhận bản kiến nghị và các phụ lục kèm theo và hưa sẽ chuyển lên cấp trên ( 4-2-2013 ).

Đại diện nhóm KN 72 đến UBDTHP trao Kiến nghi (4-2-2013)
 Cách mấy hôm, nhóm KN72 nhận được một văn thư đề ngày 07 tháng 02 do ông Phan Trung Lý ký, báo cho biết UB không thực hiện  việc đăng tải  KN72 vì không đăng ở các trang web chỉ định trước.
       
        Tiếp theo KN 72, đúng ngày 1-3, Thwờng vụ Hội đồng Giám mục Việt Nam trực tiếp gửi đến UBDT một văn thư quan trong mang tên  Nhận định và Góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992.(viết tắt Bức thư...)


Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam

Tuy Bức thư... không báo chí nào giới thiệu, nhưng ngay từ khi nó được đăng lên các trang mạng, người ta sửng sốt nhận thấy sự ra đời của nó có hai đặc điểm khiến cho nó không những có một ý nghĩa vô cùng quan trọng mà còn có một vị trí rất riêng biệt so với văn thư góp ý kiến của các tổ chức đoàn thể khác:
           -Trước nay - Miền Bắc sau 1954, cả nước sau 1975, Giáo hội Công giáo Việt Nam hầu như lánh xa các vấn đề chính trị với hy vọng giữ an lành cho sự tu hành của các tín đồ và sự phát triển của giáo hội.
         -Nhưng lần này khác. Đây là việc hỏi ý kiến nhân dân về bản HP sẽ chi phối toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của toàn thể xã hội. Giáo hội CGVN hiên nay với hơn 6 tiệu tín đồ không thể nào thờ ơ hoặc đứng ngoài công việc lớn lao đó của toàn dân tộc. Mấy lần trước như HP 1980, 1992 không thấy hỏi ý kiến toàn dân nên GH cũng bỏ qua không đề cập đến. Lần này, Dự thảo có một sửa đổi chi tiết, nhưng nó vẫn như bản cũ, có nhiều vấn đề rất lớn, rất quan trọng đối với các tín đồ và GH. 
             Bức thư có đoạn viết:
     ĐCSVN trong quá khứ từng có những chính sách đúng đắn, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện đại đoàn kết dân tộc. Không hiểu tại sao khi soạn các HP trước (1980, 1992) cũng như Dự thảo lần này lại không lưu ý những bài học đó?
     Rập khuôn điều 6 của HP Liên Xô 1936 mà không biết rằng ở LX cũ tuy không có điều nào thủ tiêu tự do tôn giáo nhưng xu hướng tả khuynh lấn lướt, dường như nói không với tôn giáo, cho nên họ mới đặt Đảng CS LX với chủ nghĩa Mác Lê nin là nền tảng của xã hôi; VN say sưa đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh rất độc đáo đậm tính dân tộc, nhưng lại quên mất những điều đó khi chèn điều 4 vào HP, như vậy là xa lạ thậm chí trái ngược với tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của CT Hồ Chí Minh?
      Điều 4 HP liên quan đến nhiều thành phần chiếm số đông trong cộng đồng dân tộc, mà với khối đồng bào ngót 6 triệu người theo TCG có những vấn đề nổi cộm quan trọng như vậy, thử hỏi làm sao những đại diện của họ lại không lên tiếng ?

      Nếu KN72  khởi đầu với 72 trí thức và nhiều người đồng ký tên của nhiều trí thức có danh tiếng trên nhiều lĩnh vực KHTN, KHXH-VHNT-GDĐT v.v...thì bức thư của HĐGMVN là tiêng nói của ngót 6 triệu tín đồ Công giáo Việt Nam!
       Bộ phận đầu chỉ với vài chục ngàn chữ ký, không nhiều về số lượng, lại từng bị vùi dập từ thời NVGP dạo nào, có thể ai đó không xem trọng. Nhưng với khối tín đồ Công giáo mà HĐGMVN là đại diện mà ai đó không chú ý đến thì đó là một sai lầm tả khuynh có hậu quả rất nghiêm trọng. Mà xét ra điều 4 liên quan đến toàn thể xã hội chứ không phải chỉ riêng với đồng bào Công giáo. Nó quan trọng đối với nhà cầm quyền như vậy cho nên từ trước đến nay người ta cố tạo cho điều 4 một vẻ gì huyền bí, cấm kỵ như một đối với một thế lực siêu nhiên. SĐHP lần này không rõ do có chủ trương hay tự phát bởi ông Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý mà ông đã nói là "không có gì cấm kỵ" ngay cả với Điều 4 HP. Cam kết như thế rất đúng.
        Thực chất, cho đến nay ĐCSVN nắm quyền lực hầu như tuyệt đối, chẳng có đảng chính trị hay lực lượng nào khác đứng ra tranh chấp. Vậy thì việc cố ghi cho đượcc điều 4 vào HP hầu như chỉ để thoả mãn những ý thú phù phiếm của một ít người lãnh đạo có thói quen công thần cao ngạo, tuy luôn nói về cái lý tưởng XHCN xa xôi mờ ảo nào đó nhưng lại không cam chịu bình đẳng với các tầng lớp nhân dân, coi họ là những tầng lớp bị trị, còn chính mình thì đã được điều 4 HP khẳng định là tầng lớp lãnh đạo, tức là những người cầm quyền cai trị. Tư duy hiếu danh ngạo mạn đó lỗi thời, không nói đến hội nhập quốc tế mà ngay cả với đồng bào con Lạc cháu Hồng, những người khư khư muốn giữ điều 4 làm hư vinh cũng khó hoà nhập với tư trào dân chủ tiến bộ đang dâng lên không thể đảo ngược được.
          Cuộc vận động nhân dân góp ý kiến dự thảo sưả đổi HP đến giai đoạn này đã có những diễn tiến và chuyển biến ngoạn mục. Một số người lãnh đạo có tư duy thực sự cầu thị có thể đã phần nào nhận ra vấn đề và có nhiều biểu hiện cho thấy họ đã tự tách ra khỏi tầm ảnh hưởng của các pháo đài cổ hủ lạc hậu để tiêp cận với tiếng nói chung, nguyện vọng chung của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Nhiều phương án đã hé lộ, nhưng tất cả đêu còn chưa rõ hình thù. Dư luận còn phải vểnh tai căng mắt ngóng chờ. Điều mọi người mong nhất có lẽ là những phương án hoàn chỉnh khả thi, chứ khong phải nêu lên như một lát cắt để trưng bày. 
      Chẳng hạn về vai trò của Quân đội, điều 7, CTN Trương Tấn Sang nêu ý kiến:

“Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.”
        Xin góp tiếng nói khẳng định với CTN: "Điều đó là hoàn toàn đúng đắn".
       Và chúng ta có thể thấy gì khi người soạn người duyệt bản Dự thảo HP1992 đổi hướng vai trò của quân đội sang phục vụ Đảng như đã thể hiện trong điều 70 của DTSĐHP như sau:
 
         Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
"Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế."
         Vấn đề như vậy, mong Chủ tịch phát biểu thêm - có thể không phải về tất cả, nhưng là về một số điều quan trong, như về thể chế chính trị, về điều 4, về sở hữu đất đai  v.v..?
        
       Phía Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp của CP góp ý kiến về sửa đổi HP với đề xuất quan trọng:
        “QH là cơ quan thực hiện quyền lập pháp (quyết định thông qua luật), còn nhân dân mới là chủ thể của quyền lập hiến. Trong lập hiến, QH có vai trò quan trọng khi đề xuất sửa đổi, bổ sung HP, trong soạn thảo và cũng là cơ quan thông qua HP trước khi đưa ra nhân dân biểu quyết. Nhưng QH không phải là cơ quan lập hiến theo nghĩa quyết định cuối cùng về thông qua HP. Quyền ấy phải ở nơi dân.”
          Khẳng định với Thủ tướng: Điều này rất đúng đắn. So sánh ta thấy nội dung này trong Dự thảo đã áp đặt lộn ngược: quy vào Quốc Hội cả quyền lập hiến và lập pháp,- như thế là tước mất quyền lập hiến của nhân dân, không thể chấp nhận được!
(Nguyên văn nội dung này trong DTSĐHP:
 
Điều 74 (sửa đổi, bổ sung Điều 83)
....
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

        Nhưng CP nên cho biết rõ thêm: Công việc đã làm dang dở như vậy rồi, phải bắt đầu lại từ đầu, hay là vẫn với một bản dự thảo biên soạn vội vàng, chất lượng bất cập như vậy, rồi vá víu nham nhở để đem cho nhân dân “phúc quyết” ? Mộtg thứ "phúc quyết mà cách đây cả tùân đã thây thông báo là đã cóa trên 44 triệu người góp ý kiến đồng ý về nhiều vấn đề cơ bản (!!??)
       Hoặc như bên QH, ngay từ đầu ông Phan Trung Lý nói là "chỉ đưa ra một bản dự thảo duy nhất (để thể hiện quan điểm của UBDT)". Nay thì chính ông Lý báo cáo với TVQH là đã chuẩn bị đến mấy “phiên bản” cho DTSĐHP? Riêng về tên nước thì ông Phan Trung Lý nói có cả phiên bản trở lại với tên nước VIỆT NAM DÂN CỌNG HOÀ. Có thể coi câu ấy như lời quảng cáo "mặt hàng" của ông thôi, nhưng ông còn bí mật chưa cho biết rõ hơn: Đó là một nước VNDCCH như thế nào? Một VNDCCH không có Điều 4 HP (như năm 1946), hay là một VNDCCH với Điều 4 như HP 1992 hay như Dự thảo SĐHP 1992?
        Không biết có ai sang bên QH không xin cho nhắn vài câu: Than ôi, nêu vỏ VNDCCH mà ruột đỏ lòm búa liềm, ảnh Mác Lê và Điều 4 thì thà đừng làm gì cả còn hơn, cắn rơm cắn cỏ lạy các ông mớ bái, xin các ông cho ngưng ngay đừng làm làm gì cho rất tốn kém tiền thuế của dân trong thời buổi kinh tế đang hết sức khó khăn này.
         N.Đ.T

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

THA BỔNG - TỰ DO CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH!

CÁC LUẬT SƯ HÃY CỐ LÊN!
THA BỔNG - TỰ DO CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH!!
THA BỔNG - TỰ DO CHO ĐOÀN VĂN VƯƠN VÀ GIA ĐÌNH!!

Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2



Vụ án Đoàn Văn Vươn ngày xử thứ 2
Lấy tin từ LS Trần Đình Triễn đang tham gia vụ án, FB của Tễu (XuânDiệnhannôm) đang có mặt tại Hải Phòng  cho biết:

03-4-2013 Hôm nay, vẫn tiếp tục giai đoạn thẩm vấn, buổi sáng Tòa tiếp tục thẩm vấn với “cái gọi là người bị hại” và những người cũng có thể tạm gọi là “”người làm chứng”. Nội dung cơ bản chưa cần xác định theo cáo trạng đúng hay sai về người bị hại và người làm chứng nhưng nóng lên tại phiên tòa chính là Hội đồng xét xử và Viện Kiểm sát hỏi theo hướng buộc tội hoặc mang tính chất để buộc tội. Đến phần luật sư thẩm vấn thì đa số bị Chủ tọa phiên tòa dùng quyền uy để cắt hoặc dừng câu hỏi của luật sư; tạo nên không khí căng thẳng tại phiên tòa không đáng có.