Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

GÓP Ý KIẾN SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP ĐIỀU NÓI VỀ MẶT TRẬN TỔ QUỐC

        Ngô Đức Thọ

          Hiện nay báo chí và các phương tiện truyền thông đã công bố bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị lớn mà Quốc hội chủ trương lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của mọi công dân, như trưởng ban dự thảo Hiến pháp Phan Trung Lý đã giải thích: "Mọi người có quyền phát biểu tất cả mọi vấn đề, không có điều gì cấm kỵ". Tôi đã nghiên cứu kỹ bản dự thảo Hiến pháp và cũng có một số ý kiến muốn được đóng góp. Vì Hiến pháp có nhiều chương nhiều điều nên bản ý kiến này của tôi chỉ xin nói một vấn đề về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).
     Trong khuôn khổ của một bản đóng góp ý kiến, tôi không có điều kiện nêu lại lịch sử hình thành MTTQVN và những thành tích mà Mặt trận đã thực hiện được qua các thời kỳ lịch sử cùng những vấn đề lý luận về Mặt trận dân tộc thống nhất. Vai trò của MTTQVN được thể hiện nổi bật nhất trong hai giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy nhiên, sau hơn nửa thế kỷ, tình hình mọi mặt của nước ta và thế giới đã có rất nhiều thay đổi về cơ bản. Trong hai thời kỳ trên, nói chung các tầng lớp nhân dân ở nông thôn thành thị, ở miền Nam miền Bắc, các vùng miền khác nhau ít có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhau. Nhưng ngày nay trình độ học vấn của mọi người đã được nâng cao, sách báo các thể loại xuất bản ngày càng nhiều cả ở trung ương và địa phương. Đồng thời sự phát triển của Công nghệ thông tin giúp cho mọi người có rất nhiều dịp thuận tiện để theo dõi tình hình. Do đó, cũng dễ có điều kiện để cho các tầng lớp nhân dân hiểu biết những vấn đề chung của xã hội. Chẳng hạn một bác sỹ giỏi có thành tựu nổi bật nhưng với cử tri ở vùng miền khác nhau có thể không biết rõ tiểu sử, hay giới trí thức ít có điều kiện hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của nông dân vv...Ngày nay vấn đề đã khác hẳn, vì hàng ngày đều có các tin tức liên quan đăng tải trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Vì thế nói chung mọi người đều có thể nhận biết được những ý kiến trong từng tầng lớp khác nhau. Chẳng hạn chúng ta muốn tìm những đại biểu nào gọi là tiêu biểu nhất cho từng tầng lớp, cũng không đơn giản chỉ do cấp ủy đảng lựa chọn đã là người được nhiều tín nhiệm nhất. Hoặc đồng bào Việt Nam ở nước ngoài qua các phương tiện thông tin cũng nắm rất rõ tình hình trong nước chứ không phải chỉ nghe qua thông cáo mang danh Ủy ban trung ương MTTQVN có những vị GS-TS nọ, doanh nhân, nhà tu hành kia... là đã có ngay hiệu quả hoan nghênh hay hưởng ứng của họ. Hoặc như điểm 1, điều 9 trong bản dự thảo sửa đổi bổ sung Hiến pháp 1992 viết: “MTTQVN là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Có người đã nói bản thân họ cũng không hiểu thế nào là “Tổ chức chính trị- xã hội”? Cũng ở câu ấy tôi lại thấy có vấn đề giai cấpmột khái niệm khá mù mờ, trước nay chưa thấy ai lên danh sách cụ thể và toàn bộ một giai cấp, vậy biết xác định ai là “tiêu biểu”? Có người bảo mình không biết chứ trên biết. Nhưng thiết nghĩ đã không có một danh sách như vậy, lại không có cuộc đại hội nào của toàn giai cấp, mà có hội họp bình bầu ai là tiêu biểu không? Nếu nói “tiêu biểu” là theo nhận xét của đảng thì có lẽ nên ghi là “tiêu biểu theo nhận xét của đảng!”, còn như muốn nâng vai trò  của MTTQVN lên tầm một hội đồng đại diện cho toàn dân thì cần thực hiện bầu chọn theo một quy chế nào đó chứ không thể dùng ngôn từ định nghĩa một hai câu trong HP mà có thể đạt được - mà có khi lại trùng lặp với chức năng của Quốc Hội!

Nói về vai trò của MTTQVN thì như trong thời kỳ chiến tranh có những cuộc biểu tình rất lớn, đông hàng vài chục vạn người do MTTQ tổ chức để phản đối việc Mỹ ném bom Miền bắc. Nay tình hình có lẽ đã thay đổi, khi nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, in hộ chiếu và bản đồ có “hình lưỡi bò” bao hết toàn bộ các đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vv...cũng không thấy có cuộc biểu tình nào do MTTQVN tổ chức? Như vậy có lẽ các hoạt động tập hợp quần chúng biểu thị thái độ về một vấn đề bức xúc nào đấy cũng không phải là chức năng cố định của MTTQVN, mà có thể thực hiện một cách co giãn, thậm chí có nơi đại diện của MTTQ còn đến tận nhà để vận động người dân không tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Hay như nói MTTQ là tổ chức chính trị xã hội để bênh vực quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân thì ví như các vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản...đều không thấy MTTQ có phản ứng gì rõ rệt, thể hiện được chức năng nhiệm vụ của mình?
     Như vậy những vấn đề về MTTQVN có vẻ như chưa phải đã có một sự cần thiết tất yếu có tính phổ quát. Trong khi đó thì điều hợp lý duy nhất là MTTQVN là một tổ chức chính trị – xã hội được Chính phủ và ĐCS Việt Nam thừa nhận, cần được ghi trong Hiến pháp bằng chỉ một câu “cần và đủ”. Vấn đề như vậy nhưng như chúng ta đã thấy bản dự thảo Hiến pháp tại điều 9 đã tiếp thu cả cũ và sửa mới để đặt thành một điều lớn gồm 3 điểm với 224 chữ, đồng đẳng với điều 4 nói về Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên việc đưa hoạt động có nhiều nội dung không được xác định rõ ràng của MTTQ vào Hiến pháp như vậy phải chăng là thích đáng, hợp lý, vì xét về tính chất thì MTTQ là tổ chức ngoại vi của Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là một tổ chức của nhà nước (theo logic tất nhiên được hưởng chi phí ngân sách rất tốn kém)

     Xét cho cùng, vai trò của MTTQVN thực chất là gì?
     Qua thực tiễn mấy chục năm hoạt động của MTTQVN, nếu như các chức năng nhiệm vụ có thể tăng giảm điều chỉnh thì chúng ta có thể thấy MTTQVN là cơ quan đồng tổ chức các cuộc bầu cử từ cấp cơ sở đến cấp trung ương(QH) và là nơi tiếp nhận danh sách đề cử ứng cử viên do cấp ủy đảng đề nghị. Điều này không khó: ở mỗi cấp sẽ bảo lưu một số hợp lý cán bộ (cả lãnh đạo và nhân viên). Còn về danh sách ứng cử viên, thực tế  khi có quyết định đề cử chính thức thì ủy viên thường vụ phụ trách công tác mặt trận chuyển đến cho cán bộ cấp ủy đang phụ trách MTTQ để tổchức bầu cử. Cũng thực tiễn cho thấy điều 4 Hiến pháp có từ mấy chục năm nay và việc cấp ủy đảng chính thức lên danh sách đề cử là việc công khai, mọi người đều biết. Như vậy, khác với những thời kỳ trước, đến nay không còn cần thiết phải bố trí một cơ cấu quá phức tạp từ trung ương đến địa phương để hợp thức hóa (hình thức hóa?) việc chuyển bản danh sách đề nghị đó sang hội đồng bầu cử. Nếu cần thiết phải nhấn mạnh thì có thể tổ chức cuộc trao danh sách một cách trọng thể với sự hiện diện của các đài, báo v.v... Làm được như vậy trong thực tế là một cải cách hành chính rất quan trọng, không hề mất thực chất của bất cứ một thiết chế tổ chức nào mà lại giảm bớt được sự cồng kềnh về tổ chức nhân sự, trụ sở nhà đất và chi phí của ngân sách...vv.

Hà Nội, 18/1/2013
Ngô Đức Thọ
    








Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

PHAN CHU TRINH -Lãnh tụ phong trào Dân chủ Dân quyền Việt Nam

Bổ sung tiểu sử Các nhà khoa bảng VN

    PHAN CHU TRINH -Lãnh tụ phong trào Dân chủ Dân quyền Việt Nam
PHAN CHU TRINH
                                                                                  Ảnh: Viện BTCM VN

2801.PHAN CHU TRINH  潘周 楨
(1872-1926)
Người xã Tây Lộc huyện Hà Đông tỉnh Quảng Nam – Nay thuộc xã Tam Lộc thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
Sinh năm Nhâm thân. Cử nhân khoa Canh Tí (1900)
30 tuổi đỗ Phó bảng khoa Tân sửu niên hiệu Thành Thái 13 (1901).
Phan Chu Trinh xuất thân trong một gia đình nông dân.Cha là Phan Văn Binh đi lính làm đến chức Quản cơ. Mẹ là Lê Thị Chung. Sau khi thi đỗ, ông về nhà nghỉ 3 tháng rồi ra Huế, tiếp xúc với thân hữu và nhân sĩ yêu nước.Để dễ bề hoạt động chính trị, đầu 1903 Phan Chu Trinh nhận chức Thừa biện ở bộ Lễ  Nhưng quá chán nản với môi trường quan lại, chỉ một năm sau ông liền xin từ chức để rộng đường cho công việc tuyên trưyền vận động cứu nước. 

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

NÊN CHO TAY ĐẠI TÁ ẤY VỀ VƯỜN NGAY?

     Về bài nói cao ngạo đầy sai lầm của cái tay Đại tá PGS Trần Đăng Thanh tại cuộc họp của các cán bộ Đảng làm công tác quản lý SV tại Hà Nội thiên hạ đã lên tiếng chê bai ngập đầu rồi. Tôi cũng có một bài ngắn về cuộc diễn thuyết ba hoa vô trách nhiệm của anh ta. Bài ngắn ấy tôi chỉ nói được 2 bức xúc:
-1 Thời đại hiện nay mà TĐT mượn cớ tóm lược tình hình TQ để ngang nhiên ca ngợi cái khẩu hiểu đáng nguyền rủa của Mao Trạch Đông "Súng đẻ ra chính quyền" Chỉ tiếc một câu chưa kịp viết: Phải chăng TĐT biến chất tệ hại đến mức  mơ tưởng có ngày sử dụng xe tăng đàn áp người biểu tình VN như bọn Đặng Tiểu Bình - Lý Bằng đã làm ở Thiên An Môn?
2- Ngang nhiên ca ngợi lý thuyết bành trướng của Đặng Tiểu Bình:"Hàng hoá Trung Quốc tới đâu biên giới TQ tới đó!"
Người làm blog thì chỉ có thì giờ viết có vậy, rồi còn phải lo đọc lo làm nhiều chuyện khác.
        http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/12/lam-nham-cau-niem-sung-e-ra-hinh-quyen.html
Cũng khoảng mấy ngày cuối năm cũ đó, khi trò chuyện với bạn thân, tôi có nói cái ý tôi nghĩ rằng tay Thanh ấy muốn lợi dụng cái lon Đại tá đi nói chuyện vênh vang  kiếm phong bao bi dưỡng, mà vấn  đề SV làm mấy ông quản lý đại học lo sốt vó cho nên thỉnh luôn ông Đại tá PGS đến để loè doạ người quản lý, kiêm luôn cả đe doạ SV (Cứ nghe câu quát anh đeo kính đọc báo thì đủ biết tư cách của TĐT thế nào) Ý tôi muốn nói nghe cung cách lời l của anh ta rất vô chính trị, có lẽ không cao cấp nào chính thức uỷ nhiệm cho anh ta phát ngôn đâu (mọi người thấy cái lon anh ta to nên nghĩ thế. Tôi bảo xưa, đúng là mt ông Đại tá rất to nhiều uy tín có thể có nhiệm vụ ấy; nay lon ấy chưa là cái gì, một anh trưởng CA huyện cũng có lon tương đương).
Nay là ngày làm việc đầu năm vào Ba Sàm được đọc một bài và được dẫn một bài là hai bài đều rất hay. Ghi ngắn gọn vài nét:
Ô. Lê Hòng Hà trước là cán bcao cấp của Đảng, của ngành CA, nghe nói trưc đây ông phạm chút kỷ luật gì tí xíu mà cách tuột cả, ch đối với dân với nước ông chẳng có sai phạm gì!. Tôi vẫn hay tìm xem các bài phân tích thời sự - chính trị của ô. Lê Hồng Hà, thấy phân tích bình luận của ông thường sâu sc, chuẩn mực.
Về cái bài nói của tay TĐT ấy, nhất là về những câu chửi Mỹ thì tất nhiên là thể hiện thái độ của bản thân anh ta, nhưng qua đó cũng phản ánh quan điểm của chóp bu lãnh đạo ĐCSVN hiên nay như thế, dù chính thức được phân công hay nghe bóng hóng hớt đâu đó nm được ý trên rồi vơ lấy đi phát ngôn. Tất nhiên nếu Hoa Kỳ theo dõi thì chẳng phải lưu ý đến bản thân anh ta đâu. Hơn nữa Hoa Kđâu có ảo tưởng gì lãnh đạo CS Việt Nam? Có điều là lão luyện về ngoại giao, họ làm cho mấy anh cao ngạo lơ ngơ tưởng là họ mê phục CSVN lắm lắm. Ô. Lê Hng Hà nói:
 "Điều đáng lẽ chỉ nên giấu kín trong bụng nay đã lỡ nói toạc ra rồi thì Mỹ không còn lý do gì lưu luyến nữa cả. 

Từ nay khỏi phải nói về nhân quyền nữa để khỏi bị cái sượng sùng của tình cảnh nước đổ đầu vịt, về tham nhũng để khỏi phải kinh doanh ở một nơi vô luật lệ, về dân chủ để khỏi bị lên án là phá hoại, ác ý."
    http://son-trung.blogspot.com/2013/01/le-hong-ha-ve-ang-cong-san.html

Chúng khẩu đồng từ, cái vênh vang ngớ ngn của Trần Đăng Thanh gây tai hại ra sao cho chính lãnh đạo ĐCS VN đã đủ rõ. Cấp uỷ nào muốn cho anh ta thăng lon hay cho về vườn ngay tức khắc khỏi gây vạ miệng là tuý, người dân thì cứ thế theo dõi thôi! Sợ biểu tình, sợ Hoa Nhài. sợ Mùa Xuân v.v...đến mức bệnh hoạn!
             
             Kính chúc Ông Lê Hồng Hà và bà Lê Thi an khang mạnh giỏi, vạn sự như ý!

Bài thứ hai:

Tranh luận của một sinh viên 8X với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 Bài này tht sự gây bất ngờ đối với tôi. Vũ Huy Hoàng (tên thật) là SV thế hệ 8X ư? Phân tích bình luận sâu sắc, nói toạc tất cả, không kiêng kỵ e sợ gì hết!

Cám ơn Vũ Huy Hoàng, mong giữ mãi được phẩm cách ấy! Cám ơn cả Ba Sàm nữa.Chúc Ba Sàm vui mạnh để luôn thu hút đựoc những bài vở như vậy.

Ngô Đức Thọ