Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

ĐI TÌM MINH CHỨNG TÁC GIẢ "VĂN MINH TÂN HỌC SÁCH"

ĐI TÌM MINH CHỨNG TÁC GIẢ "VĂN MINH TÂN HỌC SÁCH"
(Bài mới dựng, chưa viết xong)

























Cụ nghè NGÔ ĐỨC KẾ

Cụ quê ở Nghệ An, làng nào không biết, dòng dõi nhà nho, đỗ Tấn sĩ năm Tân Sửu – quý nhất là trước sau một lòng ái quốc, đỗ đạt như thế mà không làm quan, chỉ lo toan tìm đường phục quốc. Cụ có dự phong chào Đông Kinh nghĩa thục – Trong lúc đó cụ có nhiều văn chương tuyệt tác. Hán văn của cụ hay, quốc văn của cụ cũng phi thường. Ai đã đọc Hữu Thanh tạp chí xuất bản ở Hà Nội tất biết văn quốc [ngữ], cả văn vận cũng như văn xuôi, mà toàn một nền văn cổ động cách mạnh.
Sau hồi Đông Kinh nghĩa thục, Pháp đày cụ ra Côn Đảo, hết hạn cụ về lại ở Hà Nội, tôi lại thăm cụ, trong lúc truyện trò với cụ, tôi bỗng nảy ra một tư tưởng rằng cụ là một nhà văn đại tài, mà mình chỉ được thưởng [thức] những lời văn cổ động cách mạng, không biết văn phong hoá tuyết nguyệt của cụ thì sao?
Tôi mở đầu câu hỏi: “Thưa cụ, cụ có văn tập không?”. Cụ nói: “Có, nhưng cũng chẳng có mấy. Lúc bị ra Côn Đảo gửi lại nhà anh em, bây giờ ông ấy vào Huế. Ông hỏi làm gì?”
-Thưa cụ, tôi đựoc xem văn cụ trong các tập Hữu Thanh và bài Văn minh tân học sách, thế nhân và chúng tôi đã đựoc biết tâm chí của cụ. Nay tôi muốn xem văn tập của cụ, tất cũng có ít những văn chương khác nữa, đại khái là văn phong hoa tuyết nguyệt. Chúng tôi là hậu học muốn được các loại văn của cụ mà xem cho đủ.
Cụ cười hình như ngẫm nghĩ thầm trong giây phút rồi đứng lên, vào cưn phòng nhỏ bên cạnh, một lúc trở ra, đưa cho tôi một tờ giấy có chữ viết đâu đã lâu ngày. Cụ nói: Đây, tôi sẵn ở đây có bài này, ông đem về mà xem. Trong lúc đó, tôi xem qua thì là bài văn Tế người con gái chưa chồng. Tôi gấp bỏ túi áo. Tàn cuộc thăm cụ và truyện trò rồi tôi từ cáo xin về, sau tôi chép đằng tả, nay còn giữ được, đem ra như sau:

Văn tế người con gái chưa chồng
Hỡi ôi! Ô qua thỏ lại, bóng quang âm giục giã khách má đào.
Ngọc nát vàng phai, cơn dâu bể ngậm ngùi người tuổi trẻ.
Nhớ cô xưa: Tính nết hiền lành, nét người đẹp đẽ.
Xuân xanh xấp xỉ, tuổi Vân, Kiều so lại với thêm hai.
Tuyết trắng tinh hoa, tài Ban –Lý sánh đây chừng có lẻ.
Yểu điệu mây hoa bóng liễu, song (sóng?) thu ba héo ruột tài hoa.
Nhởn bnhơ má phấn môi son, nền xuân tứ say lòng bạn lứa.
Trải mấy độ vườn xuân khép mở, xôn xao ong bướm lượn tường đông.
Đã bao phen nhà hạnh ra vào, xấp xới yến oanh bên cửa vẽ.
Thương cô lúc thẹn hoa đắm nguyệt, rõ ràng giá trong ngọc trắng, thói phỉ phong gìn giữ...
Nhớ cô khi sức phấn xông hương, ước ao lá thắm chỉ hồng, duyên chung đỉnh ăn ngồi vui vẻ.
Chẳng trăm ngàn là số, hãy còn mong lá tốt cây cao
Mười bảy tuổi đương xuân, chi đã vội hoa trôi nước rẽ.
Nếu còn được một vài tháng nữa, rồi đây thề vàng giận ngọc, xuống hoàng tuyền khỏi tiếng gái không chồng,
Phỏng rốn cho ba bốn năm sau, dầu khi quế tốt lan tươi, trước linh toạ đã có con khóc mẹ.
Đã biết má hồng là mệnh bạc, chữ đoạn trường vẫn để xưa nay
Tiếc thay mặt phấn buổi xuân xanh, cơn biến cục nỡ vội chi dâu bể.
Khách hồng nhan độc địa lắm thay!
Ông tạo hoá ghét ghen bấy nhẽ
Nỡ khiến làm thân trâu ngựa, để mưa sầu gió tủi lại cho ai
Dẫu rằng phận mỏng cánh chuồn; thà lá rụng hoa rơi ngay thuở bé
Thôi hẳn bà Vương mẫu túng người hoa sử, kíp gọi lên mở tiệc quỳnh duyên.
Hay là trên thiên cung hết hạn trích tiên, kíp gọi lại nương miền đan quế.
Thôi hẳn nghĩ giai nhân tài tử , cõi trần hoàn ít kẻ sánh đôi
Hay là vì tục tử dung phu, tủi duyên phận về nơi giá rẻ.
Ôi! Núi Tuyết mịt mù, sông Lam lặng lẽ
Sau nhà bắc buồng không lạnh ngắt, cung Quảng Hàn thêm một chị Hằng Nga
Trước sân rêu cỏ mọc xanh rì, vườn xuân sắc bớt vài phần Thanh đế
Xót xa thay, vật còn người vắng, lược cô giắt, trâm cô cài, quạt cô cầm, gương cô ngắm, nét phong lưu tưởng đến mà đau
Mơ màng khi xúc cảnh sinh tình, hoa ai cười, ai cợt, gió ai hứng, tuyết ai in, thú ngâm vịnh nghĩ càng thêm tẻ.
Trong mấy kẻ thân bằng cố hữu, đau đớn cô chữ tình, chữ phận, chén tiêu sầu lã chã rơi châu.
Ngoài những người mặc khách thi hào, cảm thương cô cân sắc cân tài, câu đề vịnh bút hoa nhạt vẻ.
Sống thác đôi đường số mệnh, buồn cho ai lại tiếc cho ai,
Nôm na mấy chữ khóc than, người như thế sao duyên như thế.
Hỡi ôi! Thương thay!

Phê bình [tức nhận xét, bình luận của Nguyễn Công Chuẩn]:
Bài văn tế này chưa phải là áng văn tuyệt tác nhưng cũng là đủu lề lối như cụ nào là văn cách mạnh, văn khoa cử, cả đến văn phong hoa cũng là một nhà văn.



















(Theo Văn tập của Nguyễn Công Chuẩn)*
  *Văn tập của Nguyễn Công Chuẩn (quê tỉnh Thái Bình) có một đoạn ký thuật đại ý nói: sau khi cụ Ngô Đức Kế ở Côn Đảo về, ra Hà Nội làm báo Hữu Thanh, ông Nguyễn có đến thăm cụ, bỗng có ý nghĩ rằng cụ Ngô là một nhà văn có tài, mà mình chỉ được thưởng thức những lối văn cổ động cách mạng, không biết văn phong hoa tuyết nguyệt của cụ thì sao? Ông Nguyễn hỏi: “ Thưa cụ, cụ có văn tập không?” Cụ nói: “Có, nhưng cũng chẳng có mấy, lúc bị ra Côn Đảo gửi lại nhà anh em, bây giờ ông ấy vào Huế rồi...”. Ông Nguyễn nói: “Tôi được xem văn cụ trong các tập Hữu Thanh và tập Văn minh tân học sách, thế nhân và chúng tôi đã được biết tâm chí của cụ. Nay tôi muốn xem văn tập của cụ, tất cũng có những văn chương khác nữa, đại khái là văn phong hoa tuyết nguyệt, chúng tôi là hậu học, muốn được loại văn của cụ mà xem cho đủ”. Ngô Đức Kế bèn vào trong phòng đưa ra cho ông Nguyễn một tờ giấy có chữ viết đã lâu ngày, nói: “Đây tôi sẵn có bài này, biếu ông đem về xem”. Nguyễn Công Chuẩn chép lại bài ấy (tức bài Văn tế người con gái chưa chồng trên đây) vào Văn tập của mình với đoạn hồi ức trên. (Bài Mộng tiên ở sau cũng thuộc loại thơ chơi như bài này).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét