Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

BỐ SUNG NGHIÊN CỨU CHỮ HUÝ THỜI TRẦN: TRINH VÀ THIÊN


B SUNG NGHIÊN CU CH HUÝ THỜI TRẦN: TRINH & THIÊN
NGÔ ĐỨC THỌ
Sau khi xuất bản cuốn Nghiên cứu chữ huý Việ Nam[1], hễ khi thấy tư liệu gì mới liên quan đề tài này tôi đều chú ý sưu tập, nghiên cứu để bổ sung. Sau đó, trong khi nghiên cứu niên đại của sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa tôi đã phát hiện được chữ viết kiêng huý tiểu tự (tên trước khi làm vua) của Hồ Hán Thương, Sau đó trong kjhi hoàn thành bản thảo công trình nghiên cứu văn bản học tôi chọn việc giải mã niên đậi CNNÂ để thuyết minh phương pháp vận dụng tị huý học vào việc nghiên cứu văn bản Hán Nôm, tôi đã đưa thêm cả phát hiện và khảo chứng về chữ Ly là tên huý của Hồ Quý Ly nữa. Kể như hoàn chỉnh thêm được một chương về Chữ huý thời Hồ chưa  có trong cuốn sách đã công bố. Tôi cũng sưu tập và bỏ ít thì giờ nghiên cứu được một số chữ huý riêng lẻ nữa. Nhưng cũng có những chữ huý rất bí ẩn, theo dõi đã lâu nhưng chưa có đáp án.

I .TRINH
1. CỨ LIỆU 
Cứ liệu 1: Bản trùng san Thiền uyển tập anh (1711) phỏng khắc theo bàn nguyên khắc đời Trần. Có 4 chữ Trinh trong niên hiệu Trinh Phù, trong đó 3 chữ viết nguyên dạng, chỉ 1 chữ viết thiếu một nét ngang (Q.Thượng, 34a), xem ảnh 1.  

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Cứ liệu 2:
Tên của Trung thư thị lang Liêu Gia Trinh:
Toàn thư chép: Tháng 11 năm Mậu Thìn Thuận Thiên 19 (1028), Lý Thánh Tông lấy Liêu Gia Trinh làm Trung thư thị lang (Toàn thư, BK2-16a)
Cùng sự kiện này và họ tên người này, Đại Việt sử lược chép là Liêu Gia Chân:
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Cứ liệu 3
Phụng Dương công chúa mộ chí,  niên đại Hưng Long 1 (1293):
Văn bia này có 5 chữ Trinh (xem ảnh): 1 chữ trong từ Trinh Tiết (số 4) và 4 chữ trong tên của công chúa Tuệ Trinh (số 2,3,5). Các chữ 2,3, 5 này đều đủ nét, nhưng nét ngang cuối giữa lòng bộ “bối” thì kéo dài ra khác với chữ chuẩn, tức là kiểu tạo biến dạng để thể hiện kiêng huý chữ Trinh như trên ảnh đã mô tả.
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Riêng với chữ đầu, tên công chúa Tuệ Trinh được viết thành Tuệ Chân (số 1). Do có cứ liệu 2 chúng ta có thể biết Trinh vì kiêng huý đổi là Chân chứ không phải ngược lại.
Lại xin liên hệ với cứ liệu 1 trong TUTA: 4 chữ Trinh trong niên hiệu Trinh Phù chỉ kiêng 1 chữ. Đó chính là cách thành ngữ ta thường nói “kiêng lấy lệ”. Đây là phưong pháp kiêng huý đổi dùng từ khác. Trong trường hợp này, chữ phải kiêng huý là Trinh được đổi thành Chân, như cứ liệu 2 Liêu Gia Trinh đổi thành Lưu Gia Chân (ĐVSL)
2. KẾt luẬn
Đến đây chúng ta đã đủ chứng cứ để xác định:
-Thời Trần có 1 chữ cần phải kiêng huý là chữ Trinh.
-Chữ này có 3 cách kiêng huý:

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
  Ghi chú:
-Chữ Trinh trong tên thần linh không viết kiêng huý: Đại Việt sử lược chép việc năm Chính Long Bảo Ứng 10 (1172)xây đền thờ Trinh Linh phu nhân ở phía ngoài cầu Tây Dương. Bản dịch của Trần Quốc Vượng không biết Trinh Linh phu nhân là ai nên đánh dấu hỏi (?). Trinh Linh phu nhân là tôn hiệu của Bà Trưng, xem Việt điện u linh. ĐVSL để nguyên 靈夫人 không kiêng huý (ĐVSL,Q.3-7b).
3.CHỦ NHÂN CHỮ HUý:  TRINH LÀ TÊN HUÝ CỦA AI?
Ở trên tôi đã chứng minh Trinh là một chữ huý của thời Trần. Nhưng chúng ta phải tự đi tìm chủ nhân của chữ huý ấy bởi vì quốc sử không ghi lệnh nào của triều Trần nói việc kiêng huý chữ Trinh (x. Nghiên cứu chữ huý VN).
Đọc Toàn thư đoạn này chúng ta biết Trần Cảnh lên 8 tuổi do hầu việc trong cung được Lý Chiêu Hoàng ưa thích, rồi Trần Thủ Độ thiết quân luật, tuyên bố: “Bệ hạ có chồng rồi”. Sau đó Trần Cảnh lên ngôi, tức Trần Thái Tông. Lý Chiêu hoàng tất nhiên không phải là “hoàng đế” nữa mà là hoàng hậu của Trần Thái Tông. Từ đó về sau không liên quan đến chính sự nữa nên người ta cũng ít lưu tâm đến quan hệ Trần Thái Tông và Chiêu Thánh hoàng hậu. Vì Trần Thái Tông lên ngôi khi còn ít tuổi như vậy cho nên phần nhiều người ta vẫn nghĩ Thái Tông chỉ có một hoàng hậu là bà Chiêu Thánh đó thôi. Nhưng ít ai ngờ rằng giai đoạn này không phải là quá ngắn mà là tồn tại đến hơn 9 năm, mà hoàng hậu cũng không phải chỉ duy nhất một bà Chiêu Thánh.
Đọc Đại Việt sử lược, đoạn cuối sách chép khá tỉ mỉ nhiều việc liên quan đến giai đoạn chuyển tiếp Lý -Trần, chúng ta mới hay rằng sự việc có phần phức tạp hơn chứ không đơn giản như Toàn thư đã chép.
ĐVSL cho biết trước khi lấy bà Chiêu Hoàng, Trần Thái Tông đã có một bà vợ là “Thuận Trinh vương hậu”.VSL (tức ĐVSL) in ở Trung Quốc nên đã bị biên tập sửa giảm cấp từ “hoàng” xuống “vương”, đúng văn của ĐVSL là “Thuận Trinh hoàng hậu” –nhưng đó là cách truy xưng cho tôn thêm, thực ra trước khi Trần Cảnh lên ngôi thì chưa ai có danh hiệu “hoàng hậu ” được. Sau khi lên ngội, Trần Thái Tông tôn bà Thuận Trinh làm Thái hậu. Thái hậu ở đây hiểu là bà hoàng hậu bbậc trên, có thể là vợ cả, bậc chị , còn Chiêu Thánh hoàng hậu chỉ xem như bậc em (vợ thứ) mà thôi. ĐVSL đã chép như vậy thì không phải chuyện bịa đặt, nhưng sự việc này có lẽ do Trần Thủ Độ “đạo diễn” ra để dìm bớt ảnh hưởng giả thiết là có của Lý Chiêu Hoàng. Chúng sẽ đọc lại nguyên văn (có kèm cả nguyên văn chữ Hán):
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
Như vậy, sau khi lên ngôi (1226) Trần Thái Tông có 2 bà hoàng hậu: một bà là Thuận Trinh hoàng hậu là bà cả (tôn xưng lên là Thái hậu), một bà là Chiêu Thánh hoàng hậu (tức bà Chiêu Hoàng).
Đến sau mùa xuân năm Thiên Ứng Chính Bình 6 (1237) Trần Thái Tông lập bà Thuận Thiên nguyên phu nhân của anh là An Sinh vương Trần Liễu làm hoàng hậu, từ đó giáng Chiêu Thánh hoàng hậu làm Chiêu Thánh công chúa (Toàn thư, BK5-9b).  
Bà Thuận Trinh chưa có con cái gì, có thể cũng bị một hình thức giáng phong nào đó, không rõ số phận bà cuối cùng ra sao.
Chúng ta chú ý rằng trong 8 lệnh kiêng huý của triều Trân chỉ có 1 lệnh ban hành đơif Trần Thái Tông nói việc kiêng chữ Lý (đổi làm Nguyễn), các lệnh khác cđêu ban hành đời Trần Anh Tông và 1 lệnh đời Minh Tông. Tương ứng thời gian thì khoảng này bà Thuận Trinh không được làm hoàng hậu nữa cho nên chữ Trinh không được ghi trong các lệnh kiêng huý của các triều Anh Tông-Minh Tông về sau.
Nói tóm lại:
Qua khảo chứng trên đây chúng ta có thể kết luận:
-Chữ Trinh là một chữ kiêng huý thời Trần ) có mấy cách viết kiêng như đã dẫn. Chủ nhân chữ huý là bà Thuận Trinh hoàng hậu (cũng gọi là Thái hậu, vợ cả của vua Trần Thái Tông (trước bà Chiêu Hoàng). Tên của bà không được nêu trong lệnh kiêng huý của triều Trần, nhưng có người biết vẫn viết kiêng chữ huý ấy trên một số văn bản thời Trần.
II. THIÊN
Tạm ghép Thiên vào nhóm chữ huý cho tiện nghiên cứu vì vai trò và ý nghĩa của nó tương tự như chữ huý, nhưng bản thân nó không phải chữ huý với ý nghĩa là tên người. Thiên trong Phật giáo chỉ có nghĩa là “cõi” (deva), cũng có ý nghĩa lớn lao, nhưng chỉ là một khoảng không vũ trụ. Thiên trong Nho giáo lại là một khái niệm tâm linh tối cao, đựoc coi là bậc chủ tể có quyền uy tối thượng đối với vạn vật vũ trụ. Vua có thể cai trị muôn dân là do vua đựoc trời chỉ định, vâng theo mệnh lệnh của trời. Vì vậy người dân phải coi trời như “thiên phụ”, coi vua như “thiên tử”. Việc kiêng huý là để tỏ lòng tôn kính với vua và hoàng gia, cũng vì lẽ đó cần phải kiêng chữ “Thiên” để tỏ lòng kính trời. Nhà Lý không có yêu cầu kiêng huý, nhưng hết sức sùng bái chữ Thiên. Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên, đởi châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, đổi tên sông Bắc Giang làm sôing Thiên Đức v.v..Nhà Trần lên ngôi tiếp tục truyền thống kính thiên: Trần Thái Tông  đặt tên cung của Thái thượng hoàng Trần Thừa là cung Phụ Thiên, phong hiệu cho em là Nhật Hạo tước Khâm Thiên đại vương; đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường v.v…
Do có địa vị đặc biệt tôn kính như vậy, chữ Thiên cũng đựoc người đưong thời kiêng tránh như đối với một chữ huý, dù không có một văn bản nào chính thức quy định việc kiêng tránh đó.
1. CỨ LIỆU
-Cứ liệu 1:
Niên hiệu Thiên Thuận (của nhà Lý) đựoc đổi chép là Đại Thuận:
Lý Thần Tông có 2 niên hiệu là Thiên Thuận (1228-1132) và Thiên Chương Bảo tự (1133-1138):
-Nhưng ĐVSL kiêng chữ Thiên, đổi chép là Đại Thuận (ĐVSL, Q3-1a/ xem ảnh)
-TUTA ở truyện thiền sư Giới Không chép năm Đại Thuận thứ 8 (1135) có đại dịch 大順八年大疫 (TUTA, 62b), nhưng Toàn thưNiên biểu lịch sử VN ghi niên hiệu này là Thiên Thuận 天 順 (xem ảnh)
-Đời Lý Thánh Tông có niên hiệu Long Chương Thiên Tự 龍彰天嗣 , quốc sử và NBLSVN đều ghi như vậy (xem ảnh), nhưng TUTA ghi Long Chương Bảo Tự; 龍彰 寳嗣: thay Thiên 天thay bằng Bảo xem ảnh

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
-Bổ sung cứ liệu 1:
Trong ĐVSL có tất cả 5 điều ghi về năm Thiên Thuận đời Lý Thần Tông, nhưng bản dịch của Trần Quốc Vượng cách nay đâ lâu, khi ấy chưa có nghiên cứu lệ kiêng huý đời Trần, nên dịch giả vẫn để để nguyên. Nay nếu làm các bản dịch mới thì những chỗ đó cần chú thích và khôi phục cho đúng niên biểu là niên hiệu Thiên Thuận chứ không phải Đại Thuận.
-Cứ liệu 2:
Huyền tích về con chó trắng xuất hiện ở châu Cổ Pháp, Toàn thư ghi tên chùa là chùa Ứng Thiên Tâm (BK1-1a), TUTA kiêng chữ Thiên đổi là Thái, ghi là chùa Ứng Thái Tâm (TUTA,52a)
Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
-Cứ liệu 3:
Tên cô công chúa con vua Lý Thánh Tông đứng bên cạnh khi vua cha xử kiện, Toàn thư ghi là Động Thiên công chúa 洞天公主 (BK3, ), ĐVSL vì kiêng huý chữ Thiên đổi ghi là Động Tiên công chúa  洞仙公主 (VSL,Q.2-12a ), xem ảnh.

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
-Cứ liệu 4:
Cuối thời Trần có một tên gia nô phạm tội, trốn qua Ai Lao, sau nghe tin quân Minh tìm con cháu họ Trần, y  đổi tên là TrầnThiên Bình rồi tìm quân Minh đđầu thú. Y đựoc đưa sang Tàu, rồi đựoc vua Minh cho đem quân về nước để làm vua. Y bị quân của Hồ Hán Thương bắt được, xử lăăng trì. Sử nhà Minh ghi tên y là Trần Thiên Bình (Minh thực lục, Thái Tông, Q.38, 3b-4a). Tuy y chỉ là mạo danh hoàng gia, nhưng mạo phạm chữ “Thiên ”nên sử liệu thời Trần Hồ thay chữ bằng chữ cận âm là Thiêm

Tiện ích upload ảnh miễn phí, không cần đăng ký! | up.anhso.net
(Trần Thiêm Bình陳添平 ). Toàn thư có thể đã chuyển tải sử liệu thời đó nên vẫn ghi là Trần Thiêm Bình (BK 8-18b). Đối với chúng ta, tất nhiên đó cũng là một cứ liệu văn bản cho thấy chữ Thiên thuộc nhóm từ tôn quý, thời Trần - Hồ phải kiêng tránh.
Do các cứ liệu đã dẫn trên, chúng ta có thế xác định chữ Thiên chỉ dành riêng cho nhà vua và những gì thuộc về vua, dân thường phải kiêng tránh. Một số văn bản thời Trần - Hồ đã thực hiện việc kiêng tránh đó bằng cách đổi dùng chữ (từ) khác (như đổi Thiên thành Đại, thành Thái hoặc đổi Thiên thành Tiên, Thiêm v.v…)
Ghi chú:
Việc đổi chữ để kiêng huý chữ Thiên không thực hiện nhất quán cho toàn bộ văn bàn. Chẳng hạn: trong VSL có rất nhiều niên hiệu có chữ Thiên như Thiên Thành, Thiên Cảm Thánh Vũ, Thiên Huống Bảo Tượng, Thiên Chương Bảo Tự v.v…đều để nguyên chữ Thiên, chỉ một trường hợp Thiên Thuận đổi thành Đại Thuận (lý do vẫn là chỉ “kiêng lấy lệ” một chữ).

[1] Ngô Đức Thọ, Nghiên cứu chữ húy Việt Nam qua các triều đại  (Viện Hán Nôm & TT. EFEO Hanoi ). H., Nxb. Văn hoá, 1997. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét