NGÔ ĐỨC THỌ dịch chú giới thiệu 7-2014
Bàn A sơn Quan lan sào thi
Tựa
Những nơi cảnh đẹp ở chốn núi non sông biển tức là một bầu
trời ở ngoài đảo thiêng đất Nam Nhạc. Giữa vùng sông Mã và sông Lương là một kỳ
quan của đất Việt điện. Trên bờ sông có ngọn núi tên là núi Bàn A vách
đá cao ngất không trung, là ngọn trấn sơn của vùng đất Lam Biện, vua Hiến Tông
bản triều có thơ ngự đề đến nay hơn ba trăm năm, lèn đá lạnh lẽo âm u như vang
theo dư vận của bài thơ. Khoảng năm Đinh Hợi niên hiệu Cảnh Hưng (1767) Ngô Ngọ Phong
người Tả Thanh Oai làm quan đất này, thường đến đảo Quan Lan ở phía nam núi, gọi
lèn đá này là “sào” (cái tổ), hàng ngày cùng các khách bạn ngâm vịnh thơ ca cạn chén gảy đàn đắm mình
trong những ký ức năm tháng, vin đá nhìn xa, phong cảnh như cung cấp đề tài cho
các bạn thơ phẩm đề thi hoạ, thành 10 cảnh
khắc lên vách đá, lại làm bài minh nói về việc ấy. Gần đây tôi từng thấy tập sách do chính Ngọ Phong công tập hợp, mỗi khi mở sách ra đọc thường
thốt lên lời tấm tắc khen ngợi. Danh thắng ở nơi quê hương của nhà vua rất nhiều, sao lại cuồn cuộn ở
nơi này nhiều như vây? Há phải núi này gần lị sở xứ Thanh, quan Hiến sát qua lại
nhiều nên cái khéo cái đẹp của hang động lèn đá đều tự hiện lên như vậy với
quan Hiến sát? Há phải vì quan Hiến sát yêu núi, mà núi cũng may được quan Hiến
sát chia sẻ nỗi lòng? Những người cùng đi tán thưởng cái ý ấy của quan Hiến sát
mà coi đó như một cuộc ngoạn chơi thư nhàn. Mùa đông năm Canh Dần (1770) xa giá nhà vua tuần hạnh miền Tây, tôi được
dự theo hỗ tùng. Khi mới đến bến đò Đại Khánh thấy vách đá sừng sững như dựng, tôi nói; “Đây chẳng phải là cái “sào” (tổ) mà Ngọ Phong công đã vẽ đấy ư?”. Theo bậc
thang đi lên, nhìn ra xa, bãi cát vạn dặm, mênh mông trời nước một màu, xóm
núi, thuyền buồm, bến đò lặng lẽ hiện lên trong màn khói nhạt. Tôi tựa lưng vào
vách đá nói với những người cùng đi: “ Cảnh này ở trong tâm trí tôi đã lâu, nhưng
nay mới lần đầu được đến! Cảnh này không bám bụi trần, nương vào chỗ trống mà rỗng
không. Giữa các vách đá là trăng mờ, gió mát, đám mây lơ lửng, chiếc hạc ngang
trời, không một vật nào không thân thiết với tôi. Tức như từ ngày Ngọ Phong công
vâng mệnh đến xứ Thanh làm Hiến sứ đặt chân lên hang đá, có lẽ nơi đây đã có Tiên
rồi chăng? Tiên ư ? Cốt cách phong lưu, say lầu Nhạc Dương, chơi bến Thái Thạch,
đúng là bậc ông Quỳ ông Long nơi hang gò mà
mặc áo đội mũ như Hứa Do. Tháng sau, xa giá trở về, chúa thượng ngự giá lên “sào”
ngắm cảnh. Suốt một ngày, đàn sáo vang lừng, cờ lọng rợp núi. Các quan hầu giá
ai nấy đều hân hoan tán thưởng. Thế mới hay (xem tiếp ở trang sau)
Thế mới hay con người có tấm lòng rộng lớn tất có cung cách cuộc sống nổi bật hơn người đời. Nếu không có ngày nay làm sao tôi có thể biết được bậc huynh trưởng thân thiết của tôi có linh khiếu tưởng tượng lạ kỳ như thế? Hay là do ngọn núi này từ khi khai thiên lập địa đến nay không biết bao nhiêu niên đại mà vẫn còn không biết bao nhiêu cảnh đẹp con người chưa biết, đến Ngọ Phong công phát hiện và phát biểu ra, khiến cho các vận sĩ (thi nhân) trong thiên hạ cùng treo cờ lên mà đề vịnh. Thế tức là núi đợi có Ngọ Phong công mà được thêm sắc, có sẵn cho những ai sớm chiều đến ngoạn du giám thưởng. Thực muốn thưởng thức như vậy thì trước hết phải dung nạp cho được cái vũ trụ trong tâm hồn của Ngọ Phong công vốn là bậc ẩn dật nơi sông nước vẫn ưa thích sự kỳ lạ danh bất hư truyền. Nếu chỉ khư khư ôm lấy những tre và đá thì sao đủ nói đến! Nay ông nhậm chức ở Thừa tuyên Nhật Nam, nổi nhạc đi tuần sát cõi xa, đến miền sông nước là đi vãn cảnh, bờ cây mây nước bên lòng. Tôi bèn ghi chép lại những thơ đề vịnh do ông đã biên tập mà hoạ theo nguyên vận.
Có người
khách ngồi cạnh hỏi tôi: “Núi không phải do cao mà ghi chép lại để lưu danh thì cũng được. Nhưng việc gì ông phải khổ công ngâm đọc như thế?” Đáp:
-Không
phải thế! Ngọ Phong công nổi danh Thánh học (tức Nho học) ở trên đời, cả bên Bắc
triều cũng biết, tài năng kiến thức của ông ngay cả người dân thường trong nước
cũng đều khâm phục. Ông lại vì tôn quý triều đình, coi trọng miền biên quận mà lên tiếng nói về các nơi sông núi, thì cái
danh của núi này cố nhiên không phải đợi đến ghi chép của tôi mà có. Nhưng tôi
là bạn tâm hữu của tướng công, đã cùng tướng công có những chuyến du ngoạn vui
thú thần kỳ. Nay tôi sưu tập từ các bạn văn trong triều mà được chút ít ráng khói,
thoả mong tìm kiếm áng mấy bay trên lèn đá,
có được cảm hứng chén rượu trên mảnh thuyền con thật là vui thú biết dường nào!
Ngâm ngợi cốt để không nõ phụ với núi xạnh. Thế sự dâu biển đổi dời, cảnh này núi
này với bài minh này thì muôn thủa vẫn còn. Ta sao mà không làm
thơ đươc?
[Hoè Đinh] NGÔ PHÚC LÂM đề tựa
Mùa hè năm Đinh Hợi (1767) tôi từ Thái Nguyên về triều, tiếp sắc chỉ với hàm Đông các được bổ đi
làm Hiệp Trấn xứ Thanh
Hoa. Tháng 7 tôi đến quận. Khi đã đến nơi, công việc đơn từ kiện tụng cũng tương
đối thưa giản, nhờ thế tôi được đi du thưởng nhiều nơi danh thắng như núi Dục
Thuý ở huyện Yên Khang, động Hồ Công ở
huyện Vĩnh Phúc, ở những nơi ấy tôi đều có đề thơ khắc vào đá. Lại về phía đông
lỵ sở có một ngọn núi tên là núi Bàn A ở xã Đại Khánh huyện Đông Sơn. Núi này
không cao lắm, nhưng quanh co uốn khúc
rất đáng yêu. Núi nhìn xuống sông Lương Giang, một chi từ bên hữu đội lên thành núi Da Sơn;
một mạch từ bên tả ngạn giáp Lương Giang chạy về núi Bằng Trình làm thành núi
Thái Bình. Sông Mã tù trên thượng nguồn chảy đến đó thì hợp với nhánh bên phải
làm thành Ngã ba. Hai dòng nước chầu phía trước, hai ngọn núi vòng ôm hai bên tả
hữu. Phía trước là sông lớn, cả hai bên đều có doi cát nổi lên. Doi bên trái là
Ngân đái ( Đai bạc), doi bên phải là Ngọc ấn
(Ấn ngọc), bày bố tự nhiên theo thế ôm vòng. Trên lưng núi, đối diện với
dòng sông là một vách đá. Giữa thân vách đá có một chỗ lõm sâu vào, bên trong có
thể ngồi lọt một người ngồi xếp chân, dựa lưng vào vách. Bên trên đầu có một lỗ
thủng như hình chiếc mũ, bên trái bên phải có thể để được những đồ dùng. Lại có
chỗ có những thanh đá như song cửa sổ, bên trong ngồi được hai người ngồi đối diện với nhau dựa lưng vào song cửa
sổ. Hai bên tả hữu có hai hòn đá như hai đứa
tiểu đồng. Từ phiến đá dựng ở chỗ song đồng ấy có thể nhìn xuống dòng sông, người
bên dưới theo lối bên trái có thể đi lên trên chòi. Những khi việc quan rảnh rỗi
tôi thường đền đến ngồi chơi trong cái
hang nhỏ mà tôi gọi là cái “sào” (tổ) ấy. Từ trên cao nhìn xa, thấy làn nước mênh
mông bao quanh xóm núi, suối hạc, bãi le, mà tự mình được ứng tiếp muôn vạn cảnh,
không thể hình dung hết được. Vì chỗ này
có thể xem sông nước, nhưng nhỏ không đủ
gọi là hang động, cho nên tôi đặt tên là Quan lan sào (Cái tổ xem sóng), viết 5
chữ lớn phía ngoài bên trên khuôn viên của “tổ” nhưng là bên trong lan can đá,
và làm bài minh về nó. Phía trên và là bên tả của “tổ”, nhân theo tên núi khắc
bia ba chữ “Bàn A sơn” để thể hiện tên núi, ở dưới khắc họ tên và năm tháng khắc
bia để biết.
Lại ở chỗ vách đá bên phải giáp với
“tổ” có chỗ lõm hình tròn mà dài có thể khắc bài minh, hai bên có mấy chõ to bằng
bàn tay lõm vào thể thế rất tự nhiên, bèn sai thợ khắc chữ 10 chữ của bài minh
làm đầu bên tả của bài minh, còn 92 chữ ở sau bài minh phía bên phải thì khắc
vào chỗ đá lõm mà tròn như hình cái giếng, phía trước có hình cỗ xe nên gọi là
Giếng Tiên (Tiên tỉnh), ở hòn đá trên chỗ cái hốc ấy tôi cho khắc 2 chữ “Tiên tỉnh”
để ghi nhớ sự kỳ lạ của cái hốc đá. Lại gần bên phải “Giếng tiên” bên cạnh tảng
đá lớn có một chỗ hơi bằng phẳng, ngồi được, mà chỗ ấy giáp núi cát mịn có thể
bắc một cái đầu rau làm bếp được. Bọn tiểu đồng theo lối bên phải đến, mỗi khi nghỉ ngơi tôi thường bảo
bọn trẻ nhóm lửa đun nước pha trà uống, nhân đó gọi là “Chử minh oa”( hố nấu nước pha chè). Từ bên trái chỗ đun nước pha chè ấy, vin cây
mà trèo lên, lại thấy 1 chỗ dài ước vài chiếc chiếu. Giữa chỗ vách núi cao ấy
nổi lên một tảng đá nhỏ có thể dựa lưng ngồi mà nhìn xuống phía trước “tổ”. Tôi
mỗi khi đến nghỉ ở Quan lan sào thường trèo lên chơi chỗ này. Nhìn ra xa có nhiều
cảm hứng muốn ngâm vịnh, nhưng chỗ cao cheo leo rất đáng sợ nên klhông tiện ngồi
lâu, không bằng ngồi dưới “Tổ” bằng phửng chắc chắn, có thể ung dung nghĩ ngợi,
lại vừa được ngắm cảnh trí xung quanh. Bởi vì nơi này hơi cao mà có gió, lại có
hòn đá như cái ghế, đặt tên là “Nghênh lãm toạ” (Mời ngồi ngắm), sai khắc ba chữ
ấy để ghi chỗ ngồi hóng mát.
Lại bên trái “tổ” có tảng đá chìm dưới nước, nhô lên như một hòn đảo nhỏ,
cách bờ khoảng vài thước, bên trên hình nhọn. Tôi thường chèo thuyền đến gần tảng
đá ấy, nói đùa rằng lên chỗ này thì không được say rượu, nhân đó gọi chỗ ấy là “Đình
bôi” (dừng chén). Các bức hoạ đồ hình thế núi sông, chiều cao chiều s sâu, dài rộng bao trượng bao thước cùng là những điều ước hội dung xem kỹ ở
sau. Mùa đông năm Mậu Tí, tháng 12 (1-1769) hòan
công. Nhân có công vụ, cho mời các quan lại trong ba ti đến chơi xem nơi này,
coi như lễ khánh thành. Rượu đã ngà say,
có người đùa tôi nói rằng: “ Ngài đối với núi khai thác như thế này., vị trí quy mô đều rất
rõ rệt, đẹp như nơi ngài ở, có thể gọi ngài là người “Sơn tích” (Mê núi) vậy. Tôi
đáp: "Vẫn có thế!”. Tôi đi xem nhiều núi,
yêu thích núi đã lâu, ngay chỗ không có ngọn khói dấu chân con người mà có ngọn
núi con sông cảnh đẹp cả đến cảnh vật khiến người quê mùa có khi quên khuấy, còn
như ngọn núi đẹp như thế này tôi làm sao mà vô cảm được! Lại có những người chưa ra làm quan để có dịp thăm
thú núi non hang hốc, đẩy cửa ra là thấy núi, trèo lên non mà ngắm nước thì hứng thú sơn thuỷ không ngày nào không có. Như niềm lạc thú mà tôi có đây thì là
núi may mà gặp tôi, tôi đối đãi với núi chu đáo đã lâu, tưởng cũng như người mê núi
vậy, chứ đâu phải chỉ một mình tôi. Đại
phàm lấy đá làm tổ thì yên, lấy tổ làm chỗ ngồi thì trong. Ơn nước gót đầu chưa mảy may báo đáp. Bậc trí giả lao tâm việc miếu đường, bậc dũng giả lao lực việc biên cương, mà một mình ta hàng ngày
được du chơi với cái tổ của ta để trộm chút phúc, đã an lại thanh. Ấy là do tôi
may gặp được người thời Nghiêu Thuấn,
may được đứng trong triều đình “ đô du”
mà lại có thể kiêm được cái đẹp của Cơ tần. Thế là tạo vật ưu hậu cho ta, không
phải là do ta trí xảo mà có thể có được cái niềm si mê ấy! Các ông khách đều cho lời ta là phải. Khách về
hết rồi, ta lấy bút ghi lại sự việc.
Hoàng triều Cảnh Hưng năm thứ 29 ( 1776 ), năm
Mậu Tý, tiết Gia Bình.
Chính Tiến sĩ khoa Bính Tuất, Đông các Hiệu thư
Thanh Hoa Hiến sát sứ Ngọ Phong cư sĩ Ngô Thế Lộc phủ viết ở Quan Lan Sào.
Ghi chú: Bàn A sơn Quan Lan sào ký sự và 10 bài nguyên vận của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ chép trong Ái Châu bi ký (ký hiệu VHv.1739 do Khế hữu Nguyễn Văn Nguyên gửi cho. Chân thành cám ơn. Ngô Đức Thọ
Ghi chú: Bàn A sơn Quan Lan sào ký sự và 10 bài nguyên vận của Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ chép trong Ái Châu bi ký (ký hiệu VHv.1739 do Khế hữu Nguyễn Văn Nguyên gửi cho. Chân thành cám ơn. Ngô Đức Thọ
1. Núi Bàn A
Bàn A sơn là một ngọn núi đá
(lèn đá) ở thôon Đại Khánh phủ Thiệu Yên –Nay là thôn Đại Khánh xã Thiệu Khánh TP Thanh Hoá.
(慶鵬列障
)
欲 飛 拳 石 桌 遙 空 Dục phi quyền thạch trác dao
không,
勢 自 連 雲 色 自 蔥 Thế tự liên vân sắc tự thông.
捶 翠 平 分 江 口 樹 Thuỳ thuý bình phân giang khẩu thụ,
攢 青 交 匝 渡 頭 風 Tán thanh giao táp độ đầu phong.
速 流 擢 響 鯨 聲 外 Tốc lưu trạc hưởng kình thanh ngoại,
遠 炤 屏 翻 鷺 渚 中 Viễn chiếu bình phiên lộ chử trung.
憑 眺 莫 疑 樽 問 夕 Bằng diểu mạc nghi tôn vấn tịch,
天 將 勝 槩 助 詩 雄 Thiên tương thắng khái trợ thi hùng.
Dịch nghĩa:
Núi Bằng Trình xã Đại Khánh dăng hàng
Hòn núi tròn nhọn như muốn bay lên giữa không trung,
Thế núi tự nó đã kề mây, sắc núi tự nó xanh rồi.
Màu xanh chia đều cho cả rặng cây nơi cửa sông,
Gió thổi từ bến đò như hoà trộn các khối màu xanh vào nhau.
Phía ngoài lớp sóng kình dường như nổi lên âm thanh của dòng nước
xiết,
Bãi cò như tấm bình phong hiện lên phía xa.
Dõi trông xa, chớ hoài nghi chiếc chén có hỏi chuyện chiều tà,
Trời ban cho cảnh đẹp giúp cho thi hứng thêm nồng.
Dịch thơ:
Núi tròn như vọt muốn bay lên,
Cùng với mây xanh sắc tiếp liền.
Xanh toả buông đều cây đầu bến,
Gió hoà sóng biếc núi lam nền.
Ngoài lớp sóng kình dòng xiết cuộn,
Bãi cò như chắn chếch cao trên.
Xa trông chớ hỏi chén chiều muộn,
Thắng cảnh trời ban thi hứng thêm!
NGẠN XUYÊN
2. LƯƠNG MÃ SONG PHÀM
右梁馬雙帆)
晴
江
遠
眺
碧
煙
徽 Tình giang viễn diểu bích yên huy,
帆
影
迢
迢
對
岸
依 Phàm ảnh điều điều
đối ngạn y.
雙
派
逼
秋
轟
欲
響 Song phái bức thu oanh dục hưởng,
一 風 歧 浪 迅 如 飛 Nhất phong chi lãng tấn như phi.
利
名
客
逐
長
流
轉 Lợi danh khách trục trường lưu chuyển,
煙
雪
誰
催
短
笛
歸 Yên tuyết thuỳ thôi đoản
địch quy.
聨
轡
宦
逰
如
得
會 Liên bí hoạn du như đắc
hội,
扁 舟 杯 酒 看 漁 磯
Biển chu bôi tửu khán ngư ky.
Dịch nghĩa:
Hai cánh buồm trên hợp
lưu sông Lương - sông Mã
Tạnh sáng sông xa, hừng sáng một làn khói biếc,
Đôi thuyền nhấp nhô cùng dong buồm vào bờ.
Hai tiếng sấm sắp nổ vang trên sông như thúc mùa thu mau đến,
Một cơn gió nổi, con sóng nhanh như bay trào lên.
Lợi danh khách đã phó cả cho dòng nước,
Khói tuyết, ai thôi thúc tiếng sáo bay về?
Nếu được cầm cương dong ngựa cùng làm quan một thời,
Với chiếc thuyền con và chén rượu cùng ngồi trên tảng đá câu.
Dịch thơ:
Bừng xa khói biếc, rạng sông xanh,
Buồm chuyển lô nhô, sóng rập rình.
Như giục thu sang, vang sấm nổ,
Gió lên, con sóng vọt bay tranh.
Lợi danh phó cả cho dòng nước,
Khói tuyết ai thúc sáo về nhanh?
Ví được cầm cương cùng dong ngựa,
Thuyền con chén rượu được nhàn thanh.
NGẠN XUYÊN
3. THẠCH TƯỢNG DỤC HÀ
(石象浴河)
盤 屹 中 流 皆 似 山 Bàn ngật trung lưu giai tự sơn,
屹 然
雄 鎮 海 門 関 Ngật
nhiên
hùng trấn hải môn quan.
橫 沖 震 薄 風 濤 際 Hoành xung chấn bạc phong đào tế,
突 起 軒 昂 宇 宙 閒 Đột khởi hiên ngang vũ trụ gian.
俯 壓 蜃 樓 驚 怪 水 Phủ áp thẩn lâu kinh quái thuỷ,
立 撑 鰲 柱 障 狂 瀾 Lập xanh ngao trụ chướng cuồng lan.
盤 阿 景 界 知 誰 管 Bàn A cảnh giới tri thuỳ quản,
有 玉 堂 仙 鬂 未 班 Hữu Ngọc Đường tiên mấn vị ban.
Dịch nghĩa:
Voi đá tắm sông
Ngất ngưỡng ngồi giữa dòng sông
như hòn núi,
Nhô cao như trấn giữ cửa biển.
Vọt thẳng xông ngang giữa bốn
bề sóng gió,
Giữa vũ trụ, đột nhiên dứng dậy
hiên ngang.
Cúi xuống đè ép “Thẩn lâu” của
thuỷ quai,
Đứng chân vững chắc như cột
ngao ngăn chặn những đợt sóng cuồng.
Cảnh sắc Bàn A không biết ai
quản đây?
Chỉ có Ngọc Đường thành tiên[1]
khi mái tóc còn chưa bạc.
Ngọc Đường tiên:chỉ Hoàng Hiền
Dịch thơ:
Lừng lững trên sông như ngọn non,
Nhấp nhô trấn giữ hải môn quan.
Vọt
thẳng xông ngang ngăn sóng gió,
Thênh thang vũ trụ, đứng hiên ngang.
Cúi xuống ép tan loài thuỷ quái,
Đạp chân chống trụ chặn sóng cuồng.
Bàn A cảnh đẹp ai quản nhỉ?
Trần giới thành tiên một Ngọc Đường.
NGẠN XUYÊN
4. LĨNH QUY XUẤT
THUỶ
(嶺 龜 出 水)
乍 報 黃 仙 畫 幛 開 Sạ báo Hoàng tiên hoạ chướng khai,
翻 猶 飽 浪 作 轟 雷 Phiên do bão lãng tác
oanh lôi.
背 撐 岸 觜 當 空 立 Bối xanh ngạn chuỷ đương không lập,
腳 峙 江 心 障 水 廻 Cước trĩ giang tâm
chướng thuỷ hồi.
遠 覽 魚 龍 驚 避 影 Viễn lãm ngư long kinh tị ảnh,
近 疑 犀 象 醉 啣 盃 Cận nghi tê tượng tuý hàm bôi.
逢 人 傳 語 能 言 者 Phùng nhân truyền ngữ năng ngôn giả,
會 向 巢 遊 待 客 來 Hội hướng sào du đãi
khách lai.
Dịch
nghĩa:
Rùa núi rẽ nước
Người ta bảo có vị đạo sĩ vẽ bức tranh trên trời.
Dòng sông tựa lật nghiêng, sóng dữ như phát ra tiếng sét.
Lưng đội bờ đá cheo leo giữa không trung,
Chân đặt ngang lòng sông, chắn dòng nước xoáy.
Chốn xa trông cá rồng vờn nhau, giật mình thấy nó lượn tránh rất mạo hiểm.
Nơi gần, ngờ rằng voi và tê giác còn đang cơn rượu say.
Hỏi người chỉ trỏ, thấy bảo:
Chủ nhân đợi khách lên chơi trên chòi.
Dịch thơ:
Đồn rằng đạo sĩ vẽ trên trời,
Sóng xô sông lật, sét vang tai.
Tầng không lưng đội lèn cao vút,
Chân xoà sát nước, chặn dòng xoay.
Nơi xa rồng cá vờn nhau hiểm,
Chốn gần tê tượng rượu còn say.
Hỏi người chỉ lối, làm dấu bảo:
“Chủ nhân đợi khách ở trên chòi”
NGẠN XUYÊN
5. CỔ ĐỘ KỲ ĐÌNH
(古 渡 旗 亭 )
渡 頭 山 半 入 雲 青 Độ đầu sơn bán nhập vân thanh,
西 向 平 沙 又 淺 汀 Tây
hướng bình sa hựu thiển đinh.
煙 棹 汎 秋 橫 野 店 Yên
trạo phiếm thu hoành dã điếm,
竹 旗 迎 曙 拂 江 亭 Trúc kỳ nghênh thự phất giang đình.
世 逢 津 外 帆 如 織 Thế phùng tân ngoại phàm như chức,
客 思 灘 頭 鬢 欲 星 Khách
tứ than đầu mấn dục tinh.
憑 眺 幾 催 吟 興 逸 Bằng
diểu kỷ thôi ngâm hứng dật,
絃 歌 辰 況 坐 邊 聽 Huyền ca thì huống toạ biên thinh.
Dịch nghĩa:
Đình cờ trên bến
đò cổ
Chỗ bến đò, phân nửa ngọn núi lọt vào giữa mây xanh,
Phía tây bãi cát phẳng, có dòng nước cạn.
Khua mái chèo vương khói thu ngang dọc nơi điếm cỏ
Cờ tre nghênh đón nắng nóng, phất phơ trước giang đình.
Ngoài bến sông, gặp nhau trên đời, buồm chen như mắc cửi.
Trên đầu bãi, suy tư đất khách, mái tóc hầu bạc sương.
Vin tay nhìn xa, hứng thơ mấy bận dạt dào.
[Nếu] có ai đàn ca, hoặc mình được làm khách ngồi nghe thì hay
lắm.
Dịch thơ:
Đầu sông núi vút tận mây xanh,
Cát phẳng doi tây nước cạn duyềnh.
Chèo khói sông thu vờn điếm cỏ,
Cờ tre đón nắng phất giang đình.
Ngoài bến gặp nhau, buồm mắc cửi,
Suy tư đất khách, bạc đầu sương.
Xa ngắm mấy phen tràn thi hứng,
Đàn ca nhớ lúc được vui chung.
NGẠN
XUYÊN
6. VIỄN SẦM YÊN THỤ
(遠 岑 煙 樹 )
石 坐 西 臨 隔 岸 阡 Thạch toạ tây lâm cách ngạn thiên,
隴 頭 遙 望 更 蒼 猶 Lũng đầu dao vọng cánh
thương do.
誰 將 翠 黛 痕 重 障 Thuỳ tương thuý đại ngân trùng chướng,
辰 似 寒 藍 襯 遠 天 Thì tự hàn lam sấn viễn thiên.
特 地 忽 疑 橫 架 海 Đặc địa hốt nghi hoành giá hải,
欲 圖 先 自 卓 凌 煙 Dục đồ tiên tự trác lăng yên.
適 人 總 在 登 高 處 Thích nhân tổng tại đăng cao
xứ,
惟 有 巢 翁 得 意 專 Duy hữu sào ông đắc ý chuyên
Dịch nghĩa:
Cây khói gò xa
Lèn đá nằm bên bờ tây, cách bên kia sông là ruộng đồng,
Từ chỗ đồi gò nhìn xa là cả một màn xanh rộng lớn.
Ai đem màu xanh đen vẽ vào các ngọn núi trùng điệp kia,
Khi ấy tựa như dòng sông Lam lạnh lẽo sát bên trời xa.
Cả vùng đất bỗng như gác ngang trên biển.
Muốn vẽ nó tất trước phải tự vượt lên trên cả khói mây.
Lên cao bao giờ cũng khiến người ta vui thích.
Nhưng chỉ có Sào Ông
chuyên được đắc ý điều này.
Dịch thơ:
Đá dựng bờ tây cách ruộng đồng,
Non xanh xa ngắm thấy mênh mông!
Pha màu đen xám tô núi biếc.
Trời xa lạnh lẽo sát Lam Giang.
Mặt đất tựa chừng treo gác biển,
Vẽ vầy trưóc phải vượt cao không.
Lên cao thoả chí ai cũng muốn,
Thưòng xuyên đắc ý, chỉ Sao Ông
7. CÔ THÔN MAO XÁ
(孤村茅舍)
路 頭 西 望 水 潺 湲 Lộ đầu tây vọng thuỷ sằn viên (vôn)
何 處 人 家 著 石 根
Hà
xứ nhân gia trước thạch căn (côn)
寒 樹 匝 煙 深 竹 往 Hàn thụ táp yên thâm trúc vãng,
疏 叢 依 岸 迥 蓬 門 Sơ tùng y ngạn quýnh bồng
môn.
桑 痲 影 自 垂 連 渚 Tang ma ảnh tự thuỳ liên chử,
雞 大 聲 相 徹 隔 藩 Kê đại thanh tương
triệt cách phiên (phôn)
不 問 與 鄰 誰 茅 宅 Bất vấn dư lân thuỳ mao xá
醇 庵 原 是 古 鄉 村 Thuần am nguyên thị cổ hương thôn.
Dịch
nghĩa:
Lều tranh thôn vắng
Đầu con đường nhìn về phìa tây có dòng nước
chảy chầm chậm,
Nhà ai đó đắp một bờ kè đá ở nơi ấy.
Trong màn sương khói rặng cây lạnh lẽo vượt
lên trên lối đi giữa hàng tre.
Lùm cây thưa men theo bờ sông, xa xa là những
căn nhà lá,
Những mảnh vườn dâu gai rủ bóng trên đầm nước
liên tiếp nhau.
Giậu thưa không ngăn đựoc, tiếng gà gáy
nghe thông làng.
Không cần hỏi hàng xóm là nhà ai,
Nơi ấy có rượu thuần, chính là chốn hương
thôn thời xưa đó.
Dịch thơ:
Phía tây dòng nước chảy lâm râm,
Kè đá nhà ai đắp nẻo gần.
Cây lạnh màn sương, sâu lối rậm,
Bờ đê lều văng, chụm vài căn.
Dâu gai rủ bóng trên đầm nước,
Gà gáy thông làng, giậu chẳng ngăn.
Chẳng hỏi láng giếng nhà ai đó,
Ấy chốn hương thôn có rượu thuần.
NGẠN XUYÊN
8. CÁCH NGẠN
THIỀN LÂM
( 隔 岸 禪 林)
俯 轍 江 流 綠 繞 襟 Phủ triệt giang lưu lục nhiễu
khâm,
峭 猶 隔 岸 有 叢 林 Tiêu
do cách ngạn hữu tùng lâm.
白 蘋 雪 外 寒 鐘 遠 Bạch tần tuyết ngoại hàn chung viễn
翠 竹 煙 中 道 院 深 Thuý trúc yên trung đạo viện thâm.
世 路 舟 車 人 是 客 Thế lộ chu xa nhân thị khách
壺 天 雲 水 昔 如 今 Hồ thiên vân thuỷ tích như kim.
大 都 閑 樂 皆 真 景 Đại đô nhàn lạc giai chân cảnh,
誰 與 巢 翁 會 此 心 Thuỳ Sào Ông hội thử tâm.
Dịch nghĩa:
Chùa bên kia sông
Nhìn xuống dòng sông như tấm khăn xanh quấn
quanh,
Lèn đá là do bên hữu ngạn có dãy núi.
Phía ngoài bãi rau tần trắng, tiếng chuông chùa xa nghe lạnh lẽo
Thiền viện chìm sâu trong rặng tre mờ sương khói.
Trên đường đời người đi ngựa đi xe là khách,
Trong trời đất mây nước xưa như nay.
Chốn phồn hoa đô hội lạc thú đều là “chân cảnh” cả,
Ai cùng tâm ý này với Sào Ông ?
Dịch thơ:
Tấm lụa xanh quàng một giải sông,
Lèn do đá chạy vượt qua dòng.
Bãi ngoài cần trắng, chuông chùa lạnh,
Đạo viện mờ sương trúc đẫm cành
Xe ngựa đường đời người là khách
Nước mây sau trước giữa trời xanh
Phồn hoa vui thú đều chân cảnh
Hâm mộ Sào Ông được mấy anh?
NGẠN XUYÊN
9. SƠN HẠ NGƯ KY
( 山 下 漁 磯 )
蒼 浪 泊 處 是 村 居 Thương lang bạc xứ thị thôn cư,
廬 外 帆 歸 片 片 漁 Lư ngoại phàm quy phiến
phiến ngư.
岩 廓 枕 灘 停 棹 穩 Nham quách chẩm than đình trạo ổn,
江 湖 響 岸 入 窗 虛 Giang hồ hưởng ngạn nhập
song hư.
數 行 破 瞑 相 炊 際 Sổ hàng phá miến tương xuy tế,
一 笛 驚 秋 未 曉 初 Nhất địch kinh thu vị
hiểu sơ.
醉 起 渡 頭 相 訪 話 Tuý khởi độ đầu tương phỏng ngữ,
桑 田 猶 幾 百 年 餘 Tang ma do kỷ bách
niên dư.
Dịch nghĩa:
Tảng đá ngồi
câu dưới núi
Bến đỗ của các thuyền chài là một khu thôn cư,
Bên ngoài nhà, thuyền cá trở về tới tấp, buồm bay phấp phới.
Gác chèo gối đầu thuyền lên bãi cát trước lèn đá dựng,
Dân giang hồ lên bờ, bước vào căn lều trống hoác của mình.
Giữa mấy hàng chiếu rách (che gió), dân chài ngồi nấu ăn.
Một tiéng sáo khiến mùa thu phải giật mình vang lên khi trời
chưa sáng
Say dậy, đến đầu bến thăm hỏi mấy người dân,
Cảnh vật đổi thay cũng đã hơn mấy trăm năm rồi.
Dịch thơ:
Thuyền về bến đỗ mỗi tà chiều,.
Ngòai lộng buồm tung, gió thổi vèo.
Gác mái gối
thuyền lên lều lá,
Giang hồ trống
hoác gió tư bề.
Vài hàng chiếu
rách ngồi đun nấu,
Một sớm thu
vang tiếng sáo về.
Say dậy thăm
dân, cùng hỏi chuyện,
Nương dâu
thay đổi biết bao nhiêu!.
NGẠN XUYÊN
10. GIANG TRUNG MỤC PHỐ
( 江 中 牧 浦 )
一 空 雲 著 地 根 浮 Nhất không vân trứ địa
căn phù,
翠 浸 長 流 半 自 鈞
Thuý
tẩm trường lưu bán tự quân.
寒 渚 漲 餘 惟 宿 草 Hàn chử trướng dư duy túc thảo,
瞹 沙 晴 處 有 眠 牛 Ái sa tình xứ hữu miên
ngưu.
野 煙 不 斷 春 風 笛 Dã yên bất đoạn xuân phong địch,
江 影 辰 邀 晚 月 舟 Giang ảnh thời yêu vãn
nguyệt chu
巢 上 停 欄 辰 遠 眺 Sào thượng đình lan thì viễn diểu,
嘯 吟 何 日 不 歡 遊 Khiếu ngâm hà nhật bất hoan du.
Dịch
nghĩa:
Bãi tắm trâu trên sông
Bầu trời u ám,mặt đất như nổi lên tận chân mây,
Dòng nước xanh biếc dài trôi, như có lực tự cân bằng.
Bến lạnh sau trận lũ hầu như chỉ còn loài cỏ năn.
Chỗ bãi cát sáng lấp loáng có con trâu đang nằm ngủ,
Làn khói hoang sơ bay trong gió xuân đưa theo tiếng sáo ngân dài.
Cảnh sông lúc nào cũng có ý mời chào những chiếc thuyền con dạo
chơi đêm trăng.
Vịn lan can trên Chòi xem sóng nhìn ra xa,
Ngâm vịnh thơ ca lúc nào cũng khiến những chuyến du chơi của
ta thêm vui thú.
Dịch
thơ:
Đất bằng như nổi sát chân mây,
Dòng biếc dài trôi nửa nặng đầy.
Tan tác lũ về, năn ngập bãi,
Lấp loang cát sáng, vũng trâu vầy.
Sáo xuân vẳng tiếng trong sương khói,
Trăng sáng thuyền con khoát mái bơi.
Vin đá kề chòi trông hút mắt,
Ca ngâm hứng thú cuộc
vui chơi.
NGẠN
XUYÊN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét