Đọc lại bức thư cuối cùng của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn trong khi đang diễn ra tình hình nghiêm trọng bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh ngang ngược hạ đặt giàn khoan trong vùng lãnh hải đặc quyền của Việt Nam:
Bức thư này rất cảm động. Tôi đã đọc đi đọc lại thư ấy nhiều lần, nhưng nay vẫn thấy cần đọc lại, hơn nữa phải đọc kỹ hơn và giới thiệu trên blog của tôi, mong có thêm nhiều người cùng đọc thư ấy.
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn -Cụ Hãn –đúng là bậc “Cổ giả”, sống giữa đất Paris hoa lệ, nhưng trên thư của cụ chỉ có một dòng đề “PARIS ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tý”, ngoài ra không dòng nào ghi ngày tháng Dương lịch! Thành ra tôi lại phải làm cái công việc khi sinh thời cụ vẫn làm: tra cứu niên lịch để ghi chú cho dòng niên đại ghi trên: Đó là ngày 20 tháng 2 năm 1996. (xem: Lê Thành Lân, Năm trăm năm lịch Việt Nam 1544-2043; tr.597). Trong thư có bài thơ cụ làm nhân sinh nhật năm 80 tuổi, cụ ghi "cách nay đã 9 năm", ứng đúng năm 1996, không có gì nhầm lẫn. Thư đề ngày mồng 2, vậy Tết Bính Tí (mồng một) là ngày 19 tháng 2-1996. Ngày đầu năm, người già thường dành thời gian tiếp con cháu và những người thân nhất trong gia đình đến chúc thọ và làm một vài việc được coi là quan trọng nhất. Cụ Hãn đã viết bức thư nói trên với ý nghĩa như vậy.
Hồi này việc
đi lại giữa Paris –Hà Nội đã rất dễ dàng, nhưng sức khoẻ là vấn đề ngăn trở
khiến cho tâm nguyện một lần về thăm quê hương của cụ chưa thành hiện thực. Thế
là bức thư gửi về quê nhà cụ dành viết cho hai người bạn rất lâu năm, tuy ít khi
gặp nhau, nhưng phải nói là rất thân thiết. Cả hai vị này đều rất nổi tiếng, từ lâu
là yếu nhân cao cấp trong chính phủ Hà Nội. Một vị nhiều hơn cụ 2 tuổi, một vị kém
cụ 6 tuổi. Không kể sự quen nhau trước CMT8-1945, cả 3 người đã cùng làm việc với
nhau khi cụ tham gia Chính phủ kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1946.
Chính Chủ tịch Hồ đã mời GS Hoàng Xuân Haãn tham dự Hội nghị Đà Lạt trong Phái đoàn
của Chính phủ VNDCCH (trong đó Võ Nguyên Giáp là đại diện của Việt Minh); sau cụ
giảng dạy tại trường Võ bị Trần Quốc Tuấn cũng gặp và làm việc nhiều lần với Võ
đại tướng. Với ông Phạm Văn Đồng, khi vị Trưởng đoàn của Chính phủ kháng chiến
sang Thuỵ Sĩ họp bàn Hiệp định đình chiến với Pháp, GS Hoàng Xuân Hãn đã đến Giơneve,
bí mật dùng chữ Nôm gửi thư hẹn gặp Phạm Văn Đồng để tư vấn cho phái đoàn của
Chính phủ kháng chiến Hai vị này rất được lòng nhân dân, mỗi khi Tết đến Xuân về,
nhiều vị lão thành, trí thức nhân sĩ trong nước, có điều gì tâm huyết muốn đóng
góp cho Cách mạng nếu biên thư đến đều được hai vị ấy chân thành tiếp nhận. Sau
1975 cụ Hãn và hai vị ấy chắc có dịp thư
từ qua lại thăm hỏi lẫn nhau (vì gia đình chưa xuất bản các tập Thư tín của Hoàng
Xuân Hãn nên người ngoài chưa được biết). Còn bức thư cụ viết ngày mồng mọt năm Bính
Tý ấy -thật không ngờ, đó lại là bức thư cuối cùng của cụ: Mồng một viết xong thư. Mồng 2, do tính chất quan trọng của bức thư, dù là gửi về Hà Nội hay gửi đến ĐSQ VN tại Paris chẳng những cụ cũng không theo cách gửi thư qua Bưu điện, cũng vì lý do như đã nói cụ cũng không gửi tay nhờ ai (kể cả con cháu) đem về Hà Nội hay mang đến ĐSQ VN. Chính cụ quyết định ngày mồng 2 theo phong tục năm mới, tự mình đến ĐSQVN thăm hỏi chúc mừng cán bộ ĐSQ - Và, cái chính là tự tay cụ trao bức thư ấy cho người có trách nhiệm nhất ở toà Đại sứ, đề nghị chọn cách cẩn trọng tối đa để chuyển về trong nước. Nhiều khả năng thư đã được chuyển đến tay người của ĐSQ. Nhưng không may, trên đường trở về nhà, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã trượt chân ngã, vào bệnh viện mấy hôm chữa chạy không qua khỏi, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn đã từ trần.
Thực sự bức thư này của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sau đó đã được chuyển đến cho hai vị nhận thư hay chưa. Chỉ biết về sau bức thư được công bố trên trang web:vannghefree.fr, một vài báo có đăng lại, nhưng đến hơn nửa số chữ của nguyên văn có lẽ vì bị "nhạy cảm" nên bị cắt bỏ. Bản dưới đây sao dưới đây trong đó những đoạn in đậm là nguyên văn bức thư đã được vannghefree.fr
khôi phục lại.
Cụ Hãn qua đời đến nay cũng đã gần hai chục năm, tình hình có nhiều chuyển biến, nhưng đại thể những góp ý và lời khuyên của cụ đối với lãnh đạo VN vẫn có ý nghĩa rất sát hợp.
-Về vấn đề đầu tư nước ngoài, cụ lưu ý hiện tượng một số thiếu thiện chí thườngdùng cách mua chuộc cán bộ VN để hưởng lợi riêng mà phương hại đến lợi ích quốc gia của ta.
-Về chính sách dân tộc, cụ lưu ý đến những dân tộc tuy dân số ít như người Chàm, người Khme khrom, người thiểu số ở "mé Bắc" và "mé Tây" -cụ không nêu việc cụ thể, nhưng như ta thấy gần đây nổi lên vấn đề người HMông ở Mường Nhé, ở Bắc Kạn v.v...Đó đều là những việc ít được chú ý, nhưng bất ngờ lúc nào cũng có thể bung thành những vấn đề rất lớn.
-Vấn đề quan hệ với Trung Quốc: Khi cụ còn sống, tuy bọn bành trướng Bắc Kinh đã chiếm Hoàng Sa (1974), gây hấn chiếm GạcMa (1988), nhưng quan hệ Việt Trung còn tương đối bình thường, chưa có chuyện cắt cáp tàu Bình Minh 2 (2011) và nhất là chưa có vụ bành trướng Bắc Kinh trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, dựng đặt giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa của ta, nhưng cụ đã lưu ý lãnh đạo Việt Nam về nguy cơ của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Chúng ta không những cần phải có mộtg Tiểu hạm đội và cũng không thể không nghiêm túc suy nghĩ đến vấn đề vũ khí hạt nhân
"Vấn-đề mặt bể và hải-phận thì
nan-giải, nhưng phải đựa vào chính-sách ngoại-giao đối với một
tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng dẫu thế nào thì một tiểu-hạm-đội rất
cần, ít ra thì cũng phải giữ an-toàn khu du-lịch vịnh Hạ-long."
...
"Trung-quốc hiện nay còn đe-doạ
Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kì mà tỏ thái-độ li-khai. Nếu
lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kì có can-thiệp vào nội-trị nước
khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom
hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch"
Nay đã đến lúc, tuy phía ta kiềm chế, hàng ngày chỉ cho vài tàu kiểm ngư và cảnh sát biển ra gọi loa cảnh cáo chủ quyền, nhưng bọn bành trướng huy động cả trên trăm tàu, có cả những tàu hộ tống tên lửa hạt nhân, ra yểm trợ dựng đặt giàn khoan, thì rõ ràng chúng ta là nước láng giềng nhỏ bé bên cạnh họ không thể không lo nghĩ đến kế sách giữ nước hữu hiệu chứ không thể nhăm mắt tin theo những khẩu hiệu viển vong do họ tung ra. Hơn lúc nào hết, tôi thấy bức thư này là lời di chúc rất lớn của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn để lại những lời góp ý và căn dặn không chỉ với lãnh đạo mà chung cho toàn thể người dân đất Việt chúng ta.
Trân trọng chuyển đăng để mọi người cùng đọc.Trân trọng cám ơn trang nguồn: vannghefree.fr
Ngô Đức Thọ ngoducthohn.blogspt.com
*
* *
Thực sự bức thư này của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn sau đó đã được chuyển đến cho hai vị nhận thư hay chưa. Chỉ biết về sau bức thư được công bố trên trang web:vannghefree.fr, một vài báo có đăng lại, nhưng đến hơn nửa số chữ của nguyên văn có lẽ vì bị "nhạy cảm" nên bị cắt bỏ. Bản dưới đây sao dưới đây trong đó những đoạn in đậm là nguyên văn bức thư đã được vannghefree.fr
khôi phục lại.
Cụ Hãn qua đời đến nay cũng đã gần hai chục năm, tình hình có nhiều chuyển biến, nhưng đại thể những góp ý và lời khuyên của cụ đối với lãnh đạo VN vẫn có ý nghĩa rất sát hợp.
-Về vấn đề đầu tư nước ngoài, cụ lưu ý hiện tượng một số thiếu thiện chí thườngdùng cách mua chuộc cán bộ VN để hưởng lợi riêng mà phương hại đến lợi ích quốc gia của ta.
-Về chính sách dân tộc, cụ lưu ý đến những dân tộc tuy dân số ít như người Chàm, người Khme khrom, người thiểu số ở "mé Bắc" và "mé Tây" -cụ không nêu việc cụ thể, nhưng như ta thấy gần đây nổi lên vấn đề người HMông ở Mường Nhé, ở Bắc Kạn v.v...Đó đều là những việc ít được chú ý, nhưng bất ngờ lúc nào cũng có thể bung thành những vấn đề rất lớn.
-Vấn đề quan hệ với Trung Quốc: Khi cụ còn sống, tuy bọn bành trướng Bắc Kinh đã chiếm Hoàng Sa (1974), gây hấn chiếm GạcMa (1988), nhưng quan hệ Việt Trung còn tương đối bình thường, chưa có chuyện cắt cáp tàu Bình Minh 2 (2011) và nhất là chưa có vụ bành trướng Bắc Kinh trắng trợn xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, dựng đặt giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa của ta, nhưng cụ đã lưu ý lãnh đạo Việt Nam về nguy cơ của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Chúng ta không những cần phải có mộtg Tiểu hạm đội và cũng không thể không nghiêm túc suy nghĩ đến vấn đề vũ khí hạt nhân
"Vấn-đề mặt bể và hải-phận thì nan-giải, nhưng phải đựa vào chính-sách ngoại-giao đối với một tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng dẫu thế nào thì một tiểu-hạm-đội rất cần, ít ra thì cũng phải giữ an-toàn khu du-lịch vịnh Hạ-long."
...
"Trung-quốc hiện nay còn đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kì mà tỏ thái-độ li-khai. Nếu lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kì có can-thiệp vào nội-trị nước khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch"
Nay đã đến lúc, tuy phía ta kiềm chế, hàng ngày chỉ cho vài tàu kiểm ngư và cảnh sát biển ra gọi loa cảnh cáo chủ quyền, nhưng bọn bành trướng huy động cả trên trăm tàu, có cả những tàu hộ tống tên lửa hạt nhân, ra yểm trợ dựng đặt giàn khoan, thì rõ ràng chúng ta là nước láng giềng nhỏ bé bên cạnh họ không thể không lo nghĩ đến kế sách giữ nước hữu hiệu chứ không thể nhăm mắt tin theo những khẩu hiệu viển vong do họ tung ra. Hơn lúc nào hết, tôi thấy bức thư này là lời di chúc rất lớn của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn để lại những lời góp ý và căn dặn không chỉ với lãnh đạo mà chung cho toàn thể người dân đất Việt chúng ta.
Trân trọng chuyển đăng để mọi người cùng đọc.Trân trọng cám ơn trang nguồn: vannghefree.fr
Ngô Đức Thọ ngoducthohn.blogspt.com
*
* *
Hoàng Xuân Hãn
Thư gửi Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp
Sau đây là bức thư cuối cùng của Hoàng Xuân Hãn, viết gửi chính quyền Việt Nam, qua Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Bức thư do chính Hoàng Xuân Hãn mang tay đến Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Paris, nhờ chuyển. Trên đường về nhà, Hoàng Xuân Hãn đã trượt chân ngã. Vào nhà thương ít hôm sau mất.
Những dòng in đậm đã bị cắt trong các sách báo in lại trong nước.
Những dòng in đậm đã bị cắt trong các sách báo in lại trong nước.
PARIS ngày mồng 2 tháng Giêng năm Bính Tý
Thân gửi anh VĂN
Thưa ANH
Đối với ANH đã nhậm trọng-trách trong nước, những kẻ đạt lời đến ANH, ắt dùng những tiếng xưng-hô cực long- trọng. Vậy tôi xin Anh thứ lỗi đã giữ lời xưng kín-đáo thân- mật trong buổi gian-nan để cùng nhau mừng năm mới và chúc Anh vẫn mạnh-khoẻ để trường thọ và chỉ-giáo cho con em. Chúng ta là những kẻ tủi-nhục cho nước khi trẻ, mà may-mắn hơn nhiều bạn, còn sống đến ngày nay, nhận thấy đất nước thống-nhất độc-lập. Nhưng lại sợ rằng lớp trẻ, hiện nay là sinh-lực của nước, sẽ chóng quên tủi nhục xưa và công lao những người như các Anh.
Tôi đã có lúc biện-luận về điều khác biệt giữa sự thắng ngoại-xâm và sự giải-phóng đất nước. Nước ta chỉ có hai cuộc giải-phóng mà thôi: thời 1416-1427 với Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi, và thời 1945-1975 với Bác Hồ cùng các Anh. Tự nhiên cả hai mặt phải nhờ gắn-bó giữa mưu-lược lãnh-đạo và kiên-cường nhân-dân. Khi ngoại-xâm thì nhân-dân ai cũng căm-tức và lo-sợ cho tương-lai; còn trong cuộc giải-phóng thì địch đã ở chung với nhân-dân lâu trong nước, rồi có thể dùng quyền-lợi để chia rẽ và giảm tinh-thần nhân-dân. Vì vậy, cái cần-thiết nhất trong cuộc giải-phóng là cái ĐỨC của những người lãnh-đạo, cái Đức để cho địch không tìm cách mua-chuộc mình và làm gương cho nhân-dân giữ lòng yêu nước.
Chính ngày nay, đức-tính ấy rất cần đối với những người cầm trọng-trách. Chắc rằng các Anh vân lưu-tâm về điểm ấy. Nhưng nhân-dân chớ quên công-lao những kẻ kia. Điều thứ hai tôi sợ là sự tư-lợi ngày nay làm giảm thế-khí của cán-bộ đối với người ngoài, họ mang tiền vào; có kẻ tưởng người mình vẫn "sợ" họ như xưa, cho nên họ tìm cách lung-lạc. Ví dụ töi được nghe nói rằng có công-ti lớn ngoài đầu-tư đã không muốn, như ta tưởng, phái sang nước ta làm đại-diện, những người gốc Việt mà họ có, vì nhiều duyên-cố, nhất là họ sợ mất "oai" vớ người Việt.
Nước ta nghèo ; mới độc-lập và thống-nhất. Vậy sự bảo-thủ đất-nước rất khó. Nước lại có nhiều dân-tộc thiểu-số, tuy tỉ-lệ nhỏ, nhưng ở những vùng kinh-tế quan trọng ở mé Bắc và và mé Tây, và cả tại trung-châu như Chàm và Khme khrom. Gương ngoại-bang xui-khiến hay giúp-rập không thiếu: Tchechene, Đông-Âu, Tây-Á. Phi-Châu. Tôi nghĩ rằng phải tôn-trọng và ứng-dụng văn-hoá điạ-phương và coi đó là văn-hoá Việt-nam, đồng-hoá chóng về trình-độ kiến-thức và trà-trộn dân-tộc trong lúc tuyển-chọn cán-bộ. Nước Pháp đã giải-quyết được vấn-đề Bretons, Auvergnats, Alsaciens, Basques v.v. mà vấn-đề Irland ở Anh vẫn tồn-tại. Vấn-đề mặt bể và hải-phận thì nan-giải, nhưng phải đựa vào chính-sách ngoại-giao đối với một tối-cuờng-quốc láng-giềng. Nhưng dẫu thế nào thì một tiểu-hạm-đội rất cần, ít ra thì cũng phải giữ an-toàn khu du-lịch vịnh Hạ-long. Đối với Lào thì chớ quên rằng cuối đời Thuộc Pháp, Lào chỉ gồm vùng Nam-Chưởng và Vạn-tượng; sự an-toàn đất Việt về mặt Tây dã nhờ sự ấy. Đối với Khmer thì chắc các Anh đã biết đó là lỗ hở của nước ta đối Tây-Phương. Phải làm sao cho sự tuyên-truyền của họ rằng ta tiếp-tục chiếm lấn họ là mẹo chia rẽ để lấn-áp đất chung.
Về mặt kinh-tế, sự mở cửa cho ngoại-quốc đầu-tư là một sự dĩ-nhiên để dân mình có việc làm, học kĩ-thuật, học quản-lí, kiến-thiết hạ-tầng cơ-sở, nâng dần đời sống, và nhờ đó báo-đáp ít nhiều công-lao lãnh-đạo và nhân-dân. Nhưng các Anh cũng đồng-ý với tôi thà chịu thiệt-thòi chút ít bây giờ, chứ không để nợ lớn lâu dài về sau cho con cháu, đến mức không bao giờ trả hết lãi.
Cuối cùng, tôi muốn nói qua về vấn-đề bom hạt-nhân. Pháp vừa tuyên-bố ngừng thử, Trung-quốc vẫn thí-nghiệm và làm. Nước ta không thể có; nhưng phải nghĩ đến lúc bất ngờ có địch-thủ lấy nó để đe-doạ mình thì làm sao? Đây không phải là một giả-thuyết suông. Trung-quốc hiện nay còn đe-doạ Đài-loan nếu xứ nầy tưởng dựa vào Hoa-kì mà tỏ thái-độ li-khai. Nếu lục-địa lấy bom hạt-nhân ra đe-doạ, Hoa-kì có can-thiệp vào nội-trị nước khác không? Ngoại-giao ta ắt có lúc phải chọn một nước lớn có bom hạt-nhân mà Trung-quốc sợ, để trở-ngại ý-đồ đe-doạ của địch.
Trên đây chỉ là mấy lời tầm-thường tôi xin góp làm vui câu chuyện đầu năm với ANH. Xin Anh đừng cười là những lời vô-trách-nhiệm. Nhân ngày tết, töi xin chúc tết ANH và cả nước; và xin gứi bài khai-bút năm nay để biểu-lộ lòng riêng. Rằng:
Tám chục may rồi sắp chín mươi
Sức chừng thêm đuối tính thêm luời
Sử nhà bạn cũ ôn không thẹn
Vận nước tình sâu mộng sẽ tươi
Văn ngữ thời xưa tìm kiếm gốc
Tinh hoa thuả mới gắng đua người
Tuổi cao nhưng chí còn trai trẻ
Mắt đọc tay biên miệng vẫn cười.
(Trên đây tôi dùng năm vần trong bài " Cảm ơn mừng thọ tám mươi " làm đã 9 năm rồi:)
Tuổi-tác nay đà chẵn tám muơi
Đời ta ngắm lại lắm khóc cười
Thương tâm bốn bận binh đao thảm
Mộng mị nhiều phen hậu vận tươi
Bọt nước hư danh lòng chẳng bợn
Vốn nhà cố giữ chí không luời
Tri âm chẳng lọ so già trẻ
Xin dãi lòng son cảm tạ Người
Kính chúc ANH và gia-quyến trong năm nầy mọi sự may-mắn tốt-lành.
HOÀNG-XUÂN-HãN
Có bao nhiêu loại mặt nạ tự nhiên bổ sung collagen thế nhỉ? Cho mình hỏi collagen có nhiều trong loại thực phẩm nào và nó có tốt cho cơ thể không. Mình đang thắc mắc liệu dùng mặt nạ collagen có tốt không, và có bao nhiêu loại mặt na vậy nhỉ, những loại trái cây chứa nhiều collagen là những loại nào có dễ tìm ngoài chợ không vậy. Collagen là gì? và uống collagen có tác dụng phụ không là điều mà nhiều chị em thắc mắc. Các bà bầu uống collagen khi đang cho con bú có nguy hiểm không và có loại collagen cho bà bầu không. Tùy vào từng loại collagen mà chúng ta uống collagen vào buổi sáng hay tối để tốt nhất cho cơ thể, uống collagen bị tăng cân có bị tăng cân không và hiệu quả như thế nào đối với những người béo phì
Trả lờiXóaThưa bác Trang chủ,
Trả lờiXóaVì chuyện "Biển Đông" và nhớ bức thư nổi tiếng của Giáo su HXH nên nhờ Google tôi đã có lại để đọc.
Cảm ơn và chúc Sức khỏe Bác.
Kính,
Bùi Tân Phong