Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

NỢ 2 LỜI XIN LỖI KHỔNG LỒ NÊN BỌN BÀNH TRƯỚNG ĐẠI HÁN VẪN QUEN THÓI BẮT NẠT VIỆT NAM



MAO TRẠCH ĐÔNG đã nói:
“ Tổ tông xưa của chúng tôi ức hiếp các đồng chí. Chúng tôi tạ tội xin lỗi các đồng chí!”


Đầu năm 1950, sau khi được cả Liên Xô, Trung Quốc công nhận Chính phủ VNDCCH, đầu tháng 2-1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường đi Trung Quốc, Liên Xô để xin viện trợ quân sự. Đ/c Trần Đăng Ninh bố trí chuyến đi bí mật cho Hồ Chủ tịch.Tại Bắc Kinh, Hồ Chí Minh gặp Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức và mấy người khác. Ngày 6/2, Hồ Chí Minh lên đường đi Mockva ngay để gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai còn đang ở bên đó. Tới nơi, BCT ĐCS LX mở tiệc chiêu đãi, Stalin không đến, nhưng thượng tuần tháng 2 Stalin đã tiếp Hồ Chí Minh tại phòng làm việc ở Kremlin. Cùng tiếp có Malenkov, Molotov, v.v…Phía VN có Trần Đăng Ninh, phía TQ có Vương Gia Tường – Đại sứ Trung Quốc tại Liên Xô. Stalin nói “ Chúng ta là bạn bè và anh em thân thiết, gặp nhau hơi muộn, mong thong cảm”. Nhắc đến vấn đề viện trợ, Stalin nói:“ Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí. Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn ”. Stalin nói : “ Trung Quốc ở sát Việt Nam, hiểu rõ tình hình Việt Nam hơn chúng tôi, kinh nghiệm đấu tranh của Trung Quốc càng có tác dụng làm gương đối với Việt Nam, giúp các đồng chí sẽ thuận tiện hơn ”.
Chiều 17/2, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai cùng lên tàu hỏa về Bắc Kinh.
Sau chuyến đi ấy của Hồ Chủ tịch, ĐCS TQ quyết định viện trợ cho VN, quyết định cử Vi Quốc Thanh làm Trưởng đoàn cố vấn và La Quý Ba sang làm đại sứ TQ đầu tiên ở Việt Bắc.
Sáng ngày 27/6 các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước: Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức tiếp hơn 40 nhân viên cố vấn của Bắc Kinh tại Di Niên đường, Trung Nam Hải.
Mao Trạch Đông nói : “ Không phải tôi muốn cử các đồng chí sang Việt Nam, mà là Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Trung Quốc yêu cầu chúng ta. Cách mạng chúng ta thắng lợi trước, nên giúp đỡ người ta, giúp họ gọi là chủ nghĩa quốc tế ”.
Mao Trạch Đông lại nói : “ Trong lịch sử Trung Quốc ức hiếp Việt Nam ”. Mao Trạch Đông kể tỉ mỉ chuyện triều Hán “ Mã Viện đánh Giao Chỉ ”.
Mao Trạch Đông nói : “ Sau khi đến Việt Nam, các đồng chí phải nói với họ, tổ tông xưa chúng tôi ức hiếp các đồng chí, chúng tôi tạ tội xin lỗi các đồng chí và một lòng một dạ giúp đỡ các đồng chí đánh bại bọn thực dân Pháp ”. “ Các đồng chí sang Việt Nam, phải ra quân là thắng lợi ”.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc 3 lần xâm lược đô hộ Việt Nam:-Lần thứ nhất: (111TCn-39 SCn) -Lần thứ hai: (43 SCn-544)-Lần thứ ba: (603-939), thời gian tổng cộng ngót ngàn năm (chính xác là 961 năm) gây bao tội ác máu xương vô cùng tàn bạo đối với dân tộc Việt Nam. 
 Mối thù truyền kiếp này đến đầu thế kỷ XX, nhân vì cùng chung số phận bị đế quốc xâm lược nên người Trung Hoa phần nào cótinh thần đoàn kết tgương trợ đối với các nhân sĩ trí thức vì hoạt động yêu nước chống Pháp mà phải sang nương nhờ trên đất Trung Quốc, bước đầu gây dựng tình láng giềng hữu nghị chân chính.
Trong quan hệ hai nước, sau khi TQ đã công nhận chính phủ VNDCCH thì TQ cần có lời xin lỗi đó. Mao biết chính quyền Trung Quốc mắc món nợ lớn với nhân dân Việt Nam, nhưng khôn ngoan cáo già, trứoc khi giúp đỡ cố vấn và vũ khi cho CP Hồ Chí Minh, Mao mới đưa ra câu nói đó, hơn nữa chỉ nói trong nội bộ, chứ không phải lời xin lỗi chính thức của Nhà nước.

                         (Tư liệu có câu nói của Mao Trạch Đông trích trong bản dịch tập Hồi ký của các cố vấn TQ -Vì bản dịch ấy không có nguyên văn tiếng TQ, toi đã tìm các tài liệu khác để kiểm tra. Trích ảnh trên đây hhtp://360 doc.com)



Lời nói gió bay, bọn Trần Canh, Vi Quốc Thanh, La Quý Ba sau khi đến Việt Nam đã lờ tịt không nhắc gì đến câu xin lỗi ấy. Mãi đến gần đây nhiều người trong đoàn cố vấn dự buổi nói chuyện ấy mới ghi lại trong hồi ký. Như vậy, trong quan hệ hai nước, vấn đề là tội ác ngút ngàn của phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân Việt Nam chưa được hoá giải. 
Thông lệ quốc tế, khi thiết lập quan hệ bình thường, nước từng đi xâm lược gây tội ác cần có lời xin lỗi và bồi thường thích đáng cho nước bị xâm lược. Ví dụ nhân kỷ niệm 65 năm kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ II, thủ tướng Nhật Bản Na-ô-tô Can đã nói lời xin lỗi: "Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đã gây ra nỗi đau và sự thiệt hại to lớn cho người dân nhiều nước, đặc biệt ở châu Á. Tôi rất lấy làm tiếc về điều đó và xin gửi lời chia buồn tới những gia đình có người thiệt mạng trong chiến tranh và cam kết Nhật Bản sẽ nỗ lực hết sức để củng cố nền hòa bình trên toàn thế giới". Cũng vì lý do Nhật Bản trước đây đã xâm chiếm nô dịch Hàn quốc nên người dân Hàn quốc liên tục cho đến gần đây vẫn đòi Nhật Hoàng phải xin lỗi Hàn quốc v..v... Đối với Việt Nam, trước đây Nhật Bản có bồi thường một số ít cho CHVN (Sài Gòn). Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc chính phủ Nhật Bản bồi thường chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5 tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD). Với vụ bồi thường này, có thể đôi bên đã thoả thuận cho Nhật Bản được miễn lời xin lỗi (?)
Những năm 1953-1954 bọn Trần Canh, La Quý Ba và các cố vấn Trung Cộng tiêp tục gây thêm tội ác bằng cách áp đặt cho phía Việt Nam những chủ trương, chỉ đạo đấu tố sai lầm trong CCRĐ, gây bao tang tóc oan khuất cho dân Việt Nam.
Sau kháng chiến chống Pháp thăng lợi, Chu Ân Lai  sang thăm chính thức VN tháng 11-1956. Trong các nghi lễ đón tiếp linh đình tại Hà Nội, đáng lẽ Chu Ân Lai đã phải nói lời xin lõi ấy. Nhưng lão luyện không kém Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cũng hiểu rõ như Mao Trạch Đông về những tội ác của các triều đại phong kiến ngót 1000 năm đã gây ra đối với dân tộc Việt Nam, nhưng lợi dung thê thượng phong là nước đang viện trợ cho VN, cho nên tháng 11-1956, trong chuyến sang thăm VN đầu tiên sau khi lập quan hệ ngoại giao, đáng lẽ Chu Ân Lai trong các nghi thức đón tiếp linh đình tại Hà Nội đã phải nói lời xin lỗi đó. Nhưng Chu cũng né tránh không nói bất cứ câu gì liên quan! Thay vào đó, bằng một cử chỉ ngầm hiểu là lãnh đạo Trung Cộng "có biết những tội ác ấy”, Chu Ân Lai đề nghị cho đi thăm Đền Hai Trưng ở phố Đồng Nhân (Q.Hai Bà) Hà Nội.
Không rõ báo Nhân Dân hồi ấy có đăng ảnh cuộc đi thăm đó không, nhưng trên mạng có bộ ảnh Chu Ân Lai đi thăm các nước, trong đó có chuyến thăm Hà Nội lần ấy, nhưng không thấy ảnh Chu thăm đền Hai Bà Trưng). Xảo thế đấy! Tỏ ý tựa như hối lỗi, xin lỗi mà lại không phải là chính thức xin lỗi!
Cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía bắc (17.2.1979) Nhà cầm quyền Trung Quốc xua quân sang tàn phá các thành phố làng mạc băn giết hàng vạn người dân 6 tỉnh phía bắc, chồng chất thêm nợ máu với Việt Nam. Bao nhiêu ân tình giúp đỡ vũ khí lương thực cho VN trong kháng chiến chống Pháp đều bị cuộc chiến tranh tàn ác ấy của bọn bành trướng Bắc Kinh xoá sạch!  Nhưng lãnh đạo ĐCSVN vì muốn mau được bắt tay với Bắc Kinh, vội vã đến Thành Đô dự họp để nhận các điều kiện “bình thường hoá ” của Trung Nam Hài, nhà cầm quyền Bắc Kinh được thể bèn lờ luôn chuyện xin lỗi về cuôc chiến tranh 1980 ấy!.
Sau ngày bình thường hoá quan hệ Việt Trung, dù Bắc Kinh trơ trẽn không chịu nhận tội ác, nhưng lãnh đạo ĐCS VN vẫn tiếp nhận luận điệu lừa bịp phương châm 16 chữ vàng và quan hệ bốn tốt để cúc cung tuân hành. Nhiều năm nay bọn chúng, đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, liên tiếp bắn giết ngư dân Việt Nam, chính thức đóng quân đồn trú ở Hoàng Sa, đặt đơn vị hành chính TP Tam Sa, phát hành bản đồ TP Tam Sa bao trọn vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam, in hình lưỡi bò lên hộ chiếu, năm 2011 hai lần đột nhập cắt cáp tàu Bình Minh của VN.
Nỗi nhục là ở chỗ: trong khi dư luận quốc tế khinh bỉ chỉ trích hành động hống hách ngang ngược của TQ, chẳng hạn  Chủ tịch Đảng Cộng hòa trong Ủy ban, Hạ nghị sỹ Ileana Ros-Lehtinen, nói rằng Trung Quốc là “kẻ bắt nạt trong sân trường đối với các nước láng giềng trên biển”, thì chính người lãnh đạo Việt Nam lại quên hết tội ác ngút trời của tổ tông họ đối với dân tộc mình!  Bắt nạt là từ Việt dịch đúng từ “ức hiếp” như Mao Trạch Đông đã nói.
Mới nhất, trong khi TBT  ĐCSVN thân thiết tâng bốc “hữu nghị” Việt Trung trước mặt đại diện họ Lý của ĐCSTQ sang Hà Nội, Phùng Quang Thanh tướng 5 sao làm BT Quốc phòng tiếp tục nói 16 chữ vàng (bần thỉu) Bốn tốt (cực xấu) và  ôm hôn thắm thiết tên tướng Tàu dưói cấp thì TQ mới nhất (2-12) lại cho tàu quân sự hộ tống thuyền cá xông vào cắt cáp thăm dò địa chất của VN!
Đúng là những phương châm và những cú ôm hôn “khiến kẻ thù khoái chí, người thân đau lòng”! Không thể nào đánh giá khác đi được!

10 nhận xét:

  1. Chỉ là ngôn từ ngoại giao từ cửa miệng 1 gã nổi tiếng tàn ác,thủ đoạn,trí trá mà tin ư ?

    Trả lờiXóa
  2. Trong gia đình, có khi bố có việc làm hay câu nói sai với con cái cũng biết xin lỗi con và con cái thấy đó là niềm vui. Đó là đạo lý. Còn trên bình diện ngoại giao, các nước xử sự với nhau như vậy là để tăng thêm tình hữu hảo. Với Trung Quốc và Việt nam, sở dĩ không có cái việc như ông Ngô Đức Thọ nói chắc có lý do mà theo tôi nghĩ là vì mối quan hệ giữa hai nước này bị Ý THỨC HỆ MÙ QUÁNG che phủ, hay nói cách khác là các vị lãnh đạo nước ta đang "lạc mất linh hồn".TQ tự cho mình là cha. Việt Nam tự nhận mình là con. Cha con vô loài, không huyết thống nên dĩ nhiên là giống như loài vật hoang dã "cá lớn nuốt cá bé."

    Trả lờiXóa
  3. Phạm Đình Trọnglúc 02:09 4 tháng 12, 2012

    "Cuộc chiến tranh trên toàn tuyến biên giới phía bắc (2.2980). . ." Cuộc chiến đó nổ ra ngày 17.2.1979, không phải 2.1980

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn nhà văn Phạm Đình Trọng hồi âm chỉ chính. Đã sửa ngay rồi. Ngô Đức Thọ

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bác Ngô Đức Thọ đăng bài viết.
    Đọc những bài viết như thế này dân thì thấu hiểu sâu sắc mà các nhà lãnh đạo thì cứ như là "No vấn đề" nên cứ tiếp tục làm cái việc mà "kẻ thù khoái chí, người thân đau lòng”.


    Trả lờiXóa
  6. Thật buồn cho dân tộc Việt Nam, sự tham lam vô độ đã đặt những người có trách nhiệm ở chính quyền vào thế há miệng mắc quai. Việc đặt lợi ích của cá nhân, lợi ích của đảng lên trên cả lợi ích dân tộc đã làm cho đất nước ta trở thành một đất nước đớn hèn, nhu nhược. Xin chân thành cám ơn vị Giáo sư đáng kính. Cám ơn Anh Thọ vì những chi sẻ và sự can đảm của anh, tôi khâm phục anh và luôn xem anh là một tấm gướng để mình rọi chiếu lại bản thân. Kính chúc anh vạn an, sức khỏe. Hy vọng có ngày trở lại Hà Nội để có dịp mạn đàm và thỉnh giáo anh.
    Xin chào anh! (Kẻ hậu bối)

    Trả lờiXóa
  7. Hình như lời xin lỗi thường không tồn tại ở trong những thể chế chính trị độc tài toàn trị, không những là ở Tàu mà ngay ở Việt Nam mình văn hóa xin lỗi cũng còn quá là thấp kém phải không Gs? Ngay những tên đầy tớ khi cứ chém gió xoen xoét, cứ làm bừa đến khi mọi sự rối ren, nát bét cũng có biết mở miệng đẻ nói lời xin lỗi nhân dân đâu. Ngẫm mà cay đắng, buồn phiền. Kính xin cám ơn ngài Giáo sư vì những ưu tư cho hiện tình và tương lai của dân tộc thay cho những người trẻ như bọn em. Đúng như ai đó đã nói, thể hệ bọn cháu giờ đúng là một thế hệ hèn nhát, thế hệ cúi đầu. Rồi đây, khi những thế hệ uyên bác, yêu nước như các bác không còn thì đất nước này sẽ sao đây????

    Trả lờiXóa
  8. Đọc bài viết của Giáo sư giúp cho em hiểu ra thêm nhiều chuyện mà đôi khi mình lại quên mất. Xin cám ơn và chúc sức khỏe Giáo sư cùng gia đình!

    Trả lờiXóa
  9. Cám ơn các bạn ghé đọc và có hồi âm.Ngô Đức Thọ

    Trả lờiXóa
  10. TỨ NHÂN MÃI QUỐC, TRIỀU ĐÌNH PHẢN DÂN

    Trả lờiXóa