Thám hoa NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1825-1887) và
TRƯỜNG ĐÔNG SƠN NỔI TIẾNG CUỐI TK XIX
NGÔ ĐỨC THỌ
NGUYỄN
ĐỨC ĐẠT 阮 德 達Người xã Nam Kim tổng Trung Cần huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ
An – Nay là thôn Hoành Sơn xã Khánh Sơn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
Con Nguyễn Đức Hiển, anh Nguyễn Đức Huy, cha Nguyễn Đức
Đảng, cháu họ Nguyễn Đức Diệu, anh họ Nguyễn Đức Quý.
30 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh nhất
danh (Thám hoa thứ nhất).
Khoa thi này (1853) vua Tự Đức đặc cách lấy đỗ 2 Thám hoa:
Nguyễn Đức Đạt là “Đệ nhất danh” , Nguyễn Văn Giao là “Đệ nhị danh”.
Lại đặc biệt nữa là cả hai Thám hoa đều là người tổng Trung Cần,
nhà cách nhau chỉ vài cây số, người địa phương thường gọi Thám hoa Nguyễn
Đức Đạt là ông Thám Nhất, Thám hoa Nguyễn Văn Giao là ông Thám Nhì.
QTKB (II,11b);KLHB (II,7a);ĐNTL (CB4-9); ĐNLT(Nhị, 38-8b);
N°16482.
Lúc đầu Nguyễn Đức Đạt được bổ chức Thị giảng Tập Hiền
viện, sau thăng Cấp sự trung. Được ít lâu xin về quê phụng dưỡng cha
mẹ già. Năm Canh Thân (1860) trở lại Kinh, được bổ chức Chưởng ấn Kinh
kỳ đạo. Được ít lâu cha mẹ già qua đời, ông xin về cư tang, rồi mở
trường dạy học. Học trò nghe danh tiếng gần xa đến xin theo học rất
đông.
Tiếp đó là những năm Nguyễn Đức Đạt “đăng trướng thụ
đồ”: Thoạt đầu ông nhận lời đến dạy học ở làng Hương Vân (Nam Đàn),
sau dân làng Lãng Đông dựng sẵn một ngôi trường rồi gánh lễ sang đón
mời ông đến dạy. Mùa đông năm Kỷ tỵ (1869), tổng đốc Võ Trọng Bình
lại thỉnh cầu triều đình khởi phục Nguyễn Đức Đạt giữ chức Đốc
học Nghệ An lần thứ hai. Lần này thì cghưiea đầy hai năm, đến cuối
Tân Mùi (1871) triều đình lại thăng chức điều ông đi giữ chức quyền
án sát Thanh Hoá. Ra Thanh chỉ được nửa năm lại có văn thư ở bộ lần
thứ ba điều ông về làm Đốc học Nghệ An. Về Nghệ chưa đầy mười ngày
lại tiếp chiếu chỉ thăng Nguyễn Đức Đạt làm Bố chính sứ kiêm lĩnh
chức tuần phủ Hưng Yên. Nguyễn Đức Đạt đến Hưng Yên 9-1872 liền phải
khẩn trương lo việc đối phó với quân Pháp lúc ấy đang ráo riết chuẩn
bị đánh chiếm Bắc Kỳ. Tháng 11 năm ấy xẩy ra chuyện lái buôn Pháp
là Jean Dupuis (Đồ Phổ Nghĩa) đem tàu thuỷ vào nội địa khiêu khích
các tỉnh ven sông. Hưng Yên nằm trên trục sông Hồng, việc ứng phó
thuộc trọng trách của tuần phủ Nguyễn Đức Đạt. Nhưng khó khăn cho ông
là ở chỗ đối sách của vua và triều đình trước việc này rất lúng
túng, vừa muốn cảnh giác để khỏi xẩy ra tổn thất, nhưng lại sợ làm
người Pháop hiểu lầm cho là ta gây hấn. Triều đình lệnh cho Hà Nội
và các tỉnh lân cận : “ Phải tuỳ cơ ứng biến, không dẫn không tiếp,
khiến cho bọn chúng đến nơi nào cũng thấy khó đi nổi mà phải lui
ra….Ta đừng gây hấn trước để khỏi tổn thất là được”. Lệnh trên như
thế, cho nên khi đoàn thuyền võ trang của Đồ Phổ Nghĩa đi qua địa
phận Hưng Yên, Nguyễn Đức Đạt sai phó lãnh binh Trần Lương đưa một đội
quân đi dọc theo bờ đê để đề phòng bất trắc. Không ngờ vua Tự Đức
nghe tâu việc ấy cho trằng làm như vậy “ dễ phật lòng người Pháp”, ra
lệnh giáng TRần Lương hai cấp, tuần phủ Nguyễn Đức Đạt và án sát
Tôn Thất Phan bị giáng một cấp, cho lưu chức”. Sau vụ Dupuis, tướng
Pháp là Francis Garnier với một nhúm quân chưa đầy ba trăm tên đã chiếm
bốn tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình,
Nam Dịnh chỉ
trong hai tuần lễ (20-11/ 5-12-1873). Sau khi chiếm Hà Nội, F. Garnier sai
Belny d’ Avricourt và Harmand đưa quân xuôi sông Hồng xuống Hưng Yên hạch
sách các khoản đã ký với triều đình. Tuần phủ Nguyễn Đức Đạt và
án sát Tôn Thất Phan nói rõ lý lẽ tranh biện dằng dai để đối phó.
Tiếp đó triều đình ký với Pháp hiệp ước 1873, cho nên Hưng Yên được
vô sự. Nguyễn Đức Đạt được thực thụ chức Tuần phủ, Tôn Thất Phan
cũng được ban khen.
Năm ất Hợi (1875) triều Tự Đức có cuọc điều trần lớn về
đê điều ở Bắc Kỳ. Nhiều quan chức ở các bộ viện và quan đầu các
tỉnh có đê dâng sớ tâu bày hiện tình đê diều và đề xuất các giải
pháp. Các ý kiến đại khái chia làm 3 phái: một phái “thỉnh hưu” tức
là chủ trương bỏ đê, để cho mưa lũ tự do tràn qua trên diện rộng,
ngập nhanh rút nhanh; một phái “thỉnh trúc”, chủ trương xin tiếp tục
cho đắp đê giữ đê; một phái khác nữa ở bộ Công xin “bán trúc bán
hưu” (nửa đắp nửa thôi) tức là chủ trương ở thuợng du tiếp trục cho
bồi đắp các đê cũ, còn ở hạ du thì bỏ đê, những nơi đê đã vỡ không
đắp lại mà cho đào rộng thêm ra cho nuớc thoát mau ra biển .
Nguyễn Dức Đạt làm tuần phủ Hưng Yên trong những năm tỉnh
này liên tiếp bị vỡ đê. Chính ông phải nhiều lần đi phát chẩn cứu
tế cho dân đói các nơi ở Phù Cừ, Diên Hà, Khoái Châu v.v…Ông bảo học
trò: ở đâu không biết chứ ở Hưng Yên mà bỏ ddee thì dân chết!” Vì
thế ông dâng điều trần cực lực phản đối việc phá đê mà cũng không
tán thành chủ trương “bán trúc bán hưu” của bộ Công do thượng thuqư
Trần Bình đề nghị. Quan tỉnh Hà Nội (tuần phủ Trần Hy Tăng) và Hải
Dương (tuần phủ Nguyễn Tăng Doãn) cũng ủng hộ điều trần của Nguyễn
Dức Đạt. Vua Tự Đức thấy quan đầu các tỉnh chủ yếu ở đồng bằng
Bắc Bộ đều xin tiếp tục giữ đê cho nên tấu nghị của bộ Công bị dẹp
bỏ không được phê chuẩn.
Cùng trong năm ất Hợi (1875), Nguyễn Dức Đạt còn dâng về
triều một tờ sớ nữa, lần này với nội dung xin cho dân Hưng Yên được
hoãn việc thi hành lệ thuế mới trong ba năm. Vua Tự Đức vốn đánh giá
cao tài năng của Nguyễn Đức Đạt, tuy ông Thám này mấy lần xin cáo
quan nhưng vua vẫn hỏi han để cất nắhc cho đến chức Tuần phủ, lại như
việc đê điều vua cũng có ý khen, nhưng lần này Nguyễn Đức Đạt dâng
sớ xin miễn giảm thuế cho dân đúng vào lúc triều đình đang cần thóc
tiền thuế má tức là chạm vào một vấn đề rất huyết mạch của triều
đình, thì Tự Đức thịnh nộ thực sự: chẳng những tờ tâu không đựoc
phê chuẩn mà tác giả của nó còn bị khiển trách nặng nề, và bị
giáng hai cấp.
Sau khi tờ tâu việc thuế bị bác đi, mặc dầu vẫn được lưu
chức cũ, nhưng Nguyễn Đức Đạt cảm thấy chán nản, nên đến cuối tháng
hai năm Bính Tí (3-1876) ông lấy cớ ốm đau bệnh tật xin cáo quan về
nhà .
Sau khi về quê Nguyễn Đức Đạt thường tịnh xá chùa Đông Sơn
đọc sách viết sách, nhưng chẳng chịu cho ông được nghỉ lâu, dân làng
Hoành Sơn mau chóng dựng ngay ngôi trường năm gian để đón ông về làng
dạy học. Từ đây đến ngót chục năm cuối đời của Nguyễn Dức Đạt là
giai đoạn trường Hoành Sơn rất nổi tiếng trong sự nghiệp giáo dục
của ông.
Lối học ngày xưa khai trường thì có định kỳ, nhưng nhập
trường thì không có hạn định. Học trò của ông có thể nói đông lên
từng ngày. Đất Nghệ Tĩnh từ xua vẫn sẵn truyền thống hiếu học,
không chỉ bên Hưng Nguyên Nam Đàn mà cả bên Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc
học trò nghe tiếng cụ Đốc Thám Nhất về quê dạy học thì kéo nhau
đến ùn ùn. Các cụ già nói từ khi cụ Thám về dạy học làng Hoành
Sơn ngày nào cũng như đám hội. Ngôi trường năm gian học trò ngồi tràn
cả ra sân, mỗi khoá có thể cũng đến cả trăm người. Cả mấy thôn Đông
Sơn, Nam Sơn, Hoành Sơn đều có học trò các nơi đến trọ học. Chúng ta
không biết rõ trong cả hai thời kỳ trường Thông Lãng (1866-1869) và
trường Đông Sơn (1877-1883) số học trò của thầy Nam Sơn chính xác bao
nhiêu người, chỉ biết chẳng hạn riêng một năm Kỷ Tị số học trò có
mặt trong cuộc cxướng hoạ về đề tài hồ sen trường Thông Lãng là 35
người. Vậy hơn 10 năm dạy trường làng và 5 năm làm Đốc học Nghệ An,
môn sinh của Nguyễn Đức Đạt đến từ khắp nơi trong chốn sông Lam núi
Hồng trước sau có thể đến “cả nghìn người” như lời truyền. Trong của
nền giáo dục tư thục đương thời, xét về ý nghĩa truyền bá Nho phong
giáo hoá thì đó là một con số đào tạo rất đáng kể. Học trò của
ông có nhiều người thành đạt, như Đặng Văn Thuỵ người làng NHo Lâm
huyện Đông Thành vốn là con nhà thợ rèn, được ông thu nhận cho học
từ năm 13 tuổi, sau đỗ Hoàng giáp (1904), Đinh Văn Chất (Tiến sĩ,1875),
Nguyễn Đức Quý (hoàng giáp 1884) trở thành lãnh tụ của cuộc khởi
nghĩa cần vương ở địa phương.
Chương trình thì cũng theo cách chung là Tứ thư ngũ kinh,
nhưng học trò của cụ Thám là các anh đồ (sinh đồ, cử nhân), anh tú (
tú tài), cho nên cụ chỉ giảng Chu gia luận thuyết, tuéc là lời bàn
luận của các nhà, chứ không phải giảng chính văn. Mỗi tháng dù hạng
thấp hay hạng cao đều có ba bài tập phải chấm điểm. Mỗi bài học
trò làm xong có anh trưởng tràng đi các nhà thu bài nộp cho cụ giáo.
Cụ Thám chấm bài xong rồi theo đúng lịch mà thòi tiết topots thì cụ
dẫn học trò đến chỗ bãi núi làng Đông Sơn để bình văn. Nơi đây dòng
sông Lam chảy qua bến Đại Lạn soi bóng ngọn núi Đồn có những cây ngô
đồng thưa lá đẹp như bức tranh cổ. Thầy ngồi trên bậc một tảng đá
lớn có đục ba chữ to “ 三屏岩 Tam bình nham” (nét chữ tuy rêu phong
nhưng đến nay còn rõ tốt ), học trò che lều tạm và chia nhau ngồi
trên các tảng đá để nghe thầy giảng (một số tảng đá học trò ngòi
ấy nay còn). Thầy đã chọn trước các bài văn, lần lượt giao cho trưởng
tràng đọc to từng bài, rồi thầy “phê” các văn từ ý tứ v.v…Bình
giảng xong mọt hai bài tiêu biểu, thời giờ còn lại dành cho các cuộc
vấn đáp rất hứng thú giữa thầy và trò. Nội dung các cuộc vấn đáp
này phần nhièu đãđược các học trò của ông ghi chép biên tập – và
đặc biệt là rất nhanh chóng tổ chức khắc in thành sách, khiến cho
Nguyễn Đức Đạt có thể nhà giáo may mắn nhất mà các tác phẩm chủ
yếu đều được khắc in lưu truyền ngay khi còn sống. Các tập Cần kiệm
vựng biên (1870), Việt sử thặng bình (1881), Nam Sơn tùng thoại (1880)
v.v…đã ra đời như thế. Ngày nay đọc các tác phẩm của Nguyễn Đức Đạt
chúng ta rất hứng thú nhận thấy ông có những học trò thông minh
tuyệt vời. Họ thay nhau, mỗi người
nhằm vào một khía cạnh, nhưng chỉo với vài ba câu đã đủ sức
bắt mối để được lĩnh hội gần như trọn vẹn những vấn đề học thuật
uyên bác. Cũng qua
Chỗ tảng đá thầy Nam Sơn ngồi bình vănm đó nay còn rõ dòng chữ đề “Chủ nhân bình văn xứ 主人評文処 ”. Cạnh đó, trên một tảng đá khác có chữ: “Đạt, bản tự Nam Sơn Khả Am 達本字可庵 ”. Buổi trưa thầy trò nghỉ tại chỗ, chỗ thầy nằm là một phiến đá phẳng đề hai chữ “ Bán tiên 半仙”, bên cạnh đề chữ: “ Chủ nhân thuỵ xứ 主人水睡処 ”. Sát mép nước có phiến đá có lẽ là nơi các học trò và thầy Nam Sơn ngồi hóng mát, đề “Tình pha toạ lương xứ 晴坡 座涼処 ”, hai bên có câu đối “ 喧閑皆帝賜,俛仰有 天臨 Huyên nhàn giai đế tứ, Phủ ngưỡng hữu thiên lâm/ Nhàn bận vua ban cả, cúi ngước có trời trông ” Tảng đá dưới cùng, mọc dựng sát lối đi, có hai chữ “仰之Ngưỡng chi”. Khi cụ Nguyễn Đức Thuý cháu nội cụ Nam Sơn dẫn tôi đến thăm vào năm 1973, tôi rất hứng thú và ngạc nhiên nhận thấy nơi đây quả thật là một khu di tích lộ thiên rất có ý nghĩa.Thế nhưng đã gần tròn 40 năm trôi qua, tôi có ý theo dõi mà chưa thấy một dòng chữ nào viết về khu bảo tàng ngoài trời có thể là độc nhất vô nhị của ngành giáo dục nuớc ta. Tôi cũng có chụp một số ảnh, nhưng bài chưa đăng mà phim cũ ảnh hỏng từ lâu. May tìm được chính đúng một số bức ảnh do đốc học Nghệ An người Pháp Le Breton chụp hồi đầu thế kỷ XX xin chép lại tiện tham khảo khi nghiên cứu về nhà giáo dục nổi tiếng Nguyễn Đức Đạt.
Quan tỉnh tâu về triều lại xin bổ ông vào chức Đốc học
Nghệ An (1863). Sau thăng án sát Thanh Hoá, Tuần phủ Hưng Yên. Năm Tự
Đức 26 (1873), bốn tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình bị quân
Pháp chiếm. Hưng Yên ở gần các tỉnh đó mà vẫn yên ổn, ông được Tự
Đức ban thưởng. Sau vì ốm yếu nên cáo quan về quê dưỡng bệnh (3.1876).
Tháng 8-1875 vua Hàm Nghi ra trạm sơn phòng Hà Tĩnh hạ
chiếu cần vương, phong Nguyễn Đức Đạt làm Lại bộ Thượng thư kiêm Tổng
đốc An Tĩnh. Ông cùng với em con chú là Hoàng giáp Nguyễn Đức Quý
chiêu tập nghĩa quân cần vương đóng ở đình làng Hoành Sơn. Sau vì thế
cô, nghĩa quân phải rút vào rừng núi.
Tuổi già yếu không đi theo nghĩa quân được, Nguyễn Đức Đạt ở
lại ẩn lánh trong chùa Nam Sơn tại quê nhà, rồi mất (2.1887). Thọ 63
tuổi.
Đại
Nam
liệt truyện viết:
“Đức Đạt vốn có danh tiếng lớn, khi tuổi già ăn mặc xoàng xĩnh, gửi
tâm hồn nơi non nước, lấy giảng dạy trước thuật làm vui, rong chơi nơi đồng ruộng
hơn mười năm, rồi mất năm 63 tuổi”
- Theo Tự Thuật của
Nguyễn Đức Đạt, ông sinh năm ất Dậu (1825), nhưng trong bản khai đi thi,
Lý trưởng bản xã đã ghi nhầm là sinh năm Giáp Thìn (1824) - xem Khả Am
văn tập, 59a.
-ĐNLT nói cha Nguyễn Đức Đạt tên là Quang, đỗ Hương cống triều Lê,
làm quan đến chức Lại bộ Viên ngoại lang. Như vậy có khả năng dưới triều Gia
Long Nguyễn Đức Quang đăng ký dự thi lạiổơ trường Thanh -Nghệ với tên Nguyễn Đức
Hiển, đỗ Hương cống khoa Gia Long Kỷ Mão (1819)(x. QTHKL, Q.1)
- Nguyễn Đức Đạt tự
Khoát Như 豁如 và Sĩ Bá 士伯 , hiệu Khả Am 可庵 và Nam Sơn 南山主人
Tác phẩm có:
Nam Sơn tùng thoại 南山叢話
Nam Sơn song khoá 南山窗課
Hồ dạng thi 葫樣詩
Vịnh sử thi 詠史詩
Việt sử thặng bình 越史剩評
Cần kiệm vựng biên 勤儉彙編
Khảo cổ ức thuyết 攷古臆説 v.v…
Nam sơn tùng thoại
(NSTT), tác phẩm chính của Nguyễn Đức Đạt, gồm 4 quyển, do học trò
ghi chép lời dạy của thầy, biên tập thành sách và góp tiền khắc in
xong vào tháng 11 năm Tự Đức thứ 33 (12-1880).
| ||||
Hoàng Cao Khải và Cựu Thượng thư Bộ Học Cao Xuân Dục chụp ảnh tbên
bia mộ chí Thám hoa Nguyễn Đức Đạt. Bên phải: Bìa cuốn Nam Sơn tùng thoại 南山叢話 (4 Q), tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đức Đạt
Sách chia làm 32 thiên, ngoài thiên Bình cư平居 ở cuối sách là
lời học trò ghi lại cuộc sống thanh nhã bình nhật của thầy, chính
văn gồm 31 thiên: Học vấn 學問, Đại đạo 大道 , Thư
tịch 書籍
, Văn chương 文章
, Sư hữu 師友,
Chí hạnh 誌行
, Sự ngôn 事言 , Đức tính 德性 , Tài tình才情 , Sĩ tiến 仕進 (Q.1) ;
Trị đạo治道
, Pháp chế 法制
, Chính thuật 政術
, Binh yếu 兵要 , Quốc dụng 囯用 , Hình thưởng 刑償, Lễ nhạc 禮樂 , Tri nhân 知人 (Q.2) Nhậm
sử 任使 , Quân đạo 君道, Thần
liêu 臣僚 , Tự luân 序倫 , Thánh hiền 聖賢, Thuật nghiệp 述業, Bách gia
百家 ,
Thiệp thế 涉世(Q.3); Danh phẩm 名品 , Vận số
運數 ,
Phúc đức 福德
, Bình cư 平居,
Cách vật 格物 , Đàm dư 談餘 (Q.4).
Hệ thống chủ đề này tham chiếu vài trục có thể thể
hiện được hầu hết các phạm trù Nho giáo, khiến cho người đọc có thể
nắm bắt được đại thể đường hướng tư duy và kiến giải về nhiều vấn
đề học thuật của nhà trí thức Nho giáo Nguyễn Đức Đạt.
Tư duy học thuật của Nam Sơn chủ nhân quan triệt trong toàn
bộ tác phẩm, nhưng tập trung nhất ở các thiên Đại đạo, Trị đạo , Pháp chế, Quân đạo, Bách gia.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét