Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

VỀ TIỂU SỬ CỦA TIẾN SĨ NGUYỄN SƯ PHÓ 阮師傅 ( ?- 1518)

Di tích Các nhà khoa bảng VN:
Về tiểu sử Tiến sĩ Nguyễn Sư Phó  阮師傅 ( ?- 1518)
NGÔ ĐỨC THỌ
Xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc có một nhà khoa bảng là Nguyễn Sư Phó. Vị này đỗ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508) đời vua Lê Uy Mục. Khoa này có Trạng nguyên Nguyễn Giản Thanh quê xã Ông Mặc (làng Me) huyện Đông Ngạn xứ Kinh Bắc, là khoa thi có số Tiến sĩ các hạng đông tới 54 người.Uy Mục là một ông vua nổi tiếng tàn bạo nhất trong lịch sử nước ta. Uy Mục là cháu nội của vua Lê Thánh Tông, nhưng hầu như vô đạo đức, tính thích giết người, giết hàng chục thân vương, rồi giết cả bà nội! Dưới một triều vua như thế, khoa 1508 thi xong mấy năm sau cũng không thấy nói  đến việc dựng bia cho các Tiến sĩ.  Vì thế khoa Đoan Khánh 4 là một trong số ít ỏi mấy khoa khoa thi Hội chưa từng được dựng bia.  Vì thế để tìm hiêu các Tiến sĩ khoa này về nguồn tài liệu chuyên môn chúng ta chỉ có loại sách đăng khoa lục mà thôi. Nguyễn Sư Phó 阮師傅người xã Lý Hải huyện Yên Lãng ( nay là thôn Lý Hải, xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc) đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (tức Tiến sĩ) khoa này.


%name
1. VỀ TÊN GỌI : Sau khi thi đỗ, Nguyễn Sư Phó đã đổi tên là Nguyễn Sư 阮瑡 (với chữ Sư bộ ngọc). Sang đời vua Tương Dực, Nguyễn Sư giữ chức Hàn lâm viện kiểm thảo, được sung chức trong sứ bộ đi sứ sang nhà Minh, có tên trong sử về chuyến đi sứ ấy. Nhưng người chú thích Toàn thư lại chú thích Nguyễn Sư 阮瑡 tức Nguyễn Truyền .
%name
 Hai chữ  Phó Truyền rất dễ nhầm với nhau, nếu như trong các từ quan chức như Thái phó, Thiếu phó v.v...thì  dễ suy ra , còn đối với tên riêng, không có văn bản khác để so sánh thì dễ đọc lầm. Trong khi đó thì nguồn tài liệu đăng khoa lục, không chỉ ở bản LTĐK mà ở mấy văn bản không cùng  nguồn gốc  khác nữa đều thống nhất chép tên vị Tiến sĩ này là Nuyễn Sư Phó.Trong trường hợp này, mấy văn bản đăng khoa lục khác nhau đều thống nhất chép là Nguyễn Sư Phó, chúng tôi thấy điều đó là có cơ sở.
%name
Cương mục, cùng về những sự việc ấy không nói gì về tên cũ, chỉ ghi tên đã đổi là Nguyễn Sư:
%name
Chú ý rằng ở bản dịch của VSH phiên chữ là Si (Nguyễn Si), cho nên máy không tìm được hoặc đọc qua tưởng là một người khác!
Qua các cứ liệu đã dẫn trên, chúng tôi thấy có cơ sở để lấy theo các tài liệu đăng khoa lục ghi họ tên vị này là Nguyễn Sư Phó. Vả lại, vì tên là Sư Phó cho nên sau khi thi đỗ Tiên sĩ ra làm quan tại Viện Hàn lâm thì tất nhiên trước đó đã phải đổi ngay vì “sư phó” có nghĩa là thầy học vua! Có thể tin rằng đó chính là lý do TS Nguyễn Sư Phó phải đổi tên lhành Nguyễn Sư. Người chú thích Toàn thư có thể đọc nhầm hoặc bản khắc in nhầm chữ Phó thành chữ Truyền.
Ngoài ra, còn một dị biệt nữa: ở bản Gia phả (1), ở tr. 3 có 2 chỗ ghi tên vị này thì có chỗ chép là Nguyễn Duy Phổ (Phả), có chỗ ghi Nguyên Sư Phổ (Phả).
%name
Bản Gia phả này lập cách đây chưa lâu lắm, nhưng do người trong họ soạn, có những ghi chép về phần mộ, ngày giổ v.v...do đó có những tư liệu tin cậy. Nhưng người soạn có thể làm công việc biên soạn gia phả khong thạo lắm, cả chữ Hán và chữ Nôm đều viết một cách khó khăn, sai nhiều, cho nên mơi có tình trạng ghi khong thống nhất. Vì người trong họ phần nhiều là Nguyễn Duy. Riêng vị này là Sư Phó thì vẫn cứ quen tay chép chữ lót là Duy. Còn chữ Phả thì các tài liệu sử sách không đâu dùng. Có thể nghe đọc Phó thành Phổ (Phả). Chỗ này thì chính ngay trong bản phả ấy có một người khác đã vẽ cây phả hệ bằng tiếng Việt . Đối với vị này đã xử lý không dùng chữ Duy Phổ (Phả), nhưng  căn cứ theo Toàn thư và ghi tiéng Việt là Nguyễn Sư Truyền rồi lại chua thêm là Phổ (Phả). Vậy thì ở đây có khác biệt chỉ ở một chữ Phổ (Phả) là chữ riêng có trong bản này, nhưng lý do như đã nói nên có thể không theo chữ đó được.
II. VỀ CHUIYẾN ĐI SỨ NĂM 1513
Đầu năm Hồng Thuận 5 đời vua Lê Tương Dực (khoảng tháng 1513) có sứ Tàu mnag sắc thư của vua Minh phong An Nam quốc vương cho Lê Tương Dực. Khi sứ về, vua phái sứ bộ đi tiếp sau sang đáp tạ vua Minh. Sứ bộ này kghông thấy sử ghi ai làm chánh phó sứ, nhưng có lẽ do Hữu Thị lang bộ Lễ Nguyễn Trang làm chánh sứânHnf lâm viện kiểm thảo Nguyễn Sư (tức Nguyễn Sư Phó mà Toàn thư chú “tức là Sư Truyền”) ghi thứ hai sau Nguyễn Trang có khả năng là Phó sứ.
Sứ bộ Nguyễn Trang -Nguyễn Sư lên đường ngày 27 tháng 2 năm Hồng Thuận 5 (tức ngày 2-3-1513). Ngày đến Yên Kinh không rõ, nhưng Minh thực lục có ghi việc của sứ bộ này vào ngày 8 tháng 9 năm Chính Đức 9 (25-9-1514). Sử nhà Minh dồn việc ghi một lần khi đã xong việc và ngày đó có thể là ngày lên đường về. Theo điều ghi đó của Minh thực lục trong trong sứ bộ An Nam sang lần này có vị tên là Nguyễn Văn Lễ chết trên đường. “Bồi thần Nguyễn Trang xin ban cho thuyền, lính hộ tống để đưa thi hài về” (BD, T.3, tr.168)
Sứ bộ về nước như vậy là có tin buồn, nhưng Nguyễn Sư (tức Nguyễn Sư Phó) vẫn được bình yên. Không may cho Nguyễn Sư là ở chỗ mấy năm tiếp sau đó kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận rơi vào một tình trạng rối loạn hết sức tệ hại. Khởi đầu là việc Trần Cảo nổi loạn, áp quân sát dinh Bồ Đề. Trịnh Duy Sản nhân đó giết vua Lê Tương Dực, lập Lê Y nối ngôi (tức Chiêu Tông). Phe cánh Trịnh Duy Sản, Trịnh Tuy khống chế cả vua quan, kinh thành đại biến loạn. Quân lính của Thiết Sơn bá Trần Chân vây thành. Vua Chiêu Tông phải lánh sang dinh Bồ Đề, gọi Mạc Đăng Dung từ Hải Dương về hộ vệ v.v...Các quan trong kinh ngoài trấn theo cánh với nhiều thế lực kình địch.
Đáng tiếc cho văn thn Nguyn Sư (Sư Phó) thy tình thế bc xúc không th ngi yên, nhưng chn nhm minh ch, nhn làm quân sư cho Vĩnh Hưng bá Trnh Tuy và các tướng Sơn Tây là Nguyn Kính, Nguyn Áng mưu lp Tĩnh Tu công Lê Bng làm vua, được na năm li phế đi mà lp Lê Do, đặt niên hiu là Thiên Hiến, đặt hành doanh xã Do Nha huyn T Liêm. Qua mùa thu năm sau, nước sông Hng lên to, Mc Đăng Dung sai tháo cng đê Liên Mc cho ngp lt c vùng Do Nha. Quân ca Lê Do tan chy. Lê Do và Nguyn Sư chy lên Ninh Sơn, b quân Mc Đăng Dung bt được. Đăng Dung sai đóng gông Lê Do, Nguyn Sư gii đi rêu rao khp kinh thành. Trong khi b gii đi rao, Nguyn Sư khu chiếm mt bài tht ngôn:
本慾興周救萬民Bản dục hưng Chu cứu vạn dân,
%name
誰知天意不隨人 Thuỳ tri thiên ý bất tuỳ nhân.
烏江水濶難東渡Ô giang thuỷ khoát nan đông độ
赤壁風高易北焚 Xích Bích phong cao dị bắc phần.
雲暗寧山龍去遠Vân ám Ninh Sơn long khứ viễn,
月明福地鶴來頻Nguyệt minh phúc địa hạc lai tần.
英雄成 敗古來有Anh hùng thành bại cổ lai hữu,
但恨平生志未伸Đãn hận bình sinh chí vị thân.
Dịch:
Những toan phục nước cứu muôn dân,
Trời chẳng chiều người cũng khó phần.
Sông rộng, Ô Giang khôn lối thoát,
Gió to, Xích Bích  dễ thiêu quân.
Mây ám Ninh Sơn rồng xa khuất,
Phúc địa trăng soi hạc đến gần.
Anh hùng thành bại xưa nay thế,
Chỉ giận bình sinh chí chửa thân!
(Theo bản dịch Toàn thư, có chỉnh sửa vài chỗ)
II. VỀ QUAN HỆ DÒNG TỘC.


Gia phả, đoạn nói về Nguyễn Sư Phó :

%name
Không thấy các tài liệu đăng khoa lục nói về quan hệ giữa Nguyễn Sư Phó với các khoa banghrf họ Nguyễn Duy làng Lý Hải. Chỉ có Gia phả là tài liệu có nói về quan hệ thân tộc của Nguyễn Sư Phó trong dòng họ Nguyễn Duy. Ở tr.3 có đoạn  ghi như sau:
 “Nguyễn Bảo Khuê là chú của Nguyễn Duy Tường.
Năm Một ngàn năm trăm linh năm (1505)đời vua Lê Uy Mục có hai anh em con chú con bác là Nguyễn Duy Phổ  và Nguyễn Duy Tường đi thi. Lần thi này Nguyễn Sư Phổ đỗ Đệ nhị tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh.
Ông làm tới chức Hàn lâm viện. Chức này là một chức cơ mật, có chức năng văn phòng, đặt bên cạnh vua.
Năm 1516 ông được cử đi sứ. Sau khi đi sứ về, thấy Mạc Đăng Dung (> tr.4) chuyên quyền, lộng hành, uy rập vua, ông chống lại và bị bắt."
Về chữ nghĩa thì ở đoạn văn trên có vài chỗ chép sai chữ, như: ở trên viết Nguyễn Duy Phổ, cách sau moot dòng lại viết là Nguyễn Sư Phổ. Chép sai chữ thì như Hàn lâm viện chép nhầm thành chữ viện là viện trợ! Hoạc “chức năng” do phát âm sai “chức năng” thành Chức “lăng” rồi cũng viết luôn thành chữ  ! Trình độ chữ nghĩa của người chép bản phả này không cao lắm nên ta phải tự chỉnh lý để nhận thông tin chứ không than phiền gì được!
Điểm cần đính chính là: Khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh 4 là năm DL 1508 chứ không phải 1505 như Gia phả ghi đây. Hai là Gia phả nói Nguyễn Duy Phổ (tức Nguyễn Sư Phó) đỗ “Đệ nhị xuất thân”. “Đệ nhị tiến sĩ xuất thân” có ý muốn nói “Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân” -tức Hoàng giáp, thì không đúng. Các tài liệu đăng khoa lục đều ghi rõ Nguyễn Sư Phó đỗ “Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân tức Tiến sĩ, chứ không phải Hoàng giáp như Gia phả ghi đây.
Ngoại trừ mấy điểm nhầm lặt văt như trên, đoạn ghi này của Gia phả cho thông tin rõ ràng về quan hệ giữa Nguyễn Duy Phổ (tức Nguyễn Sư Phó, có chỗ ghi Truyền như đã khảo trên) và Nguyễn Duy Tường là anh em con chú con bác.
Đó là thông tin riêng có của dòng họ được ghi lại rất rõ ràng, không đâu có chi tiết đó.
Thông tin rát có ý nghĩa vì nhờ đó ta đắt được khởi đầu cho Gia phả của họi Nguyễn Duy.
Chính nhờ thông tin này trong Gia phả có trang tiếng Việt vẽ Cành phả hệ:
%name
Sơ đồ cây phả hệ vẽ như trên thể hiện đúng Nguyễn Duy Tường và Nguyễn Sư Phó (tức Nguyễn Sư) có quan hệ anh em con chú con bác, mà Nguyễn Duy Tường thuộc dòng trưởng. Nếu cụ tổ thân sinh Duy Tường chỉ có 2 anh em thì có thể suy ra Nguyễn Sư Phó là con Nguyễn Bảo Khuê. Nhưng vì không biết rõ cụ có mấy anh em, cho nên Nguyễn Sư Phó có thể là con một người em khác của cụ thân sinh Nguyễn Duy Tường. Hai (hoặc ba) vị này đều lập thành chi riêng. Có thể thấy đó là lý do các tài liệu đăng khoa lục không chú thích các quan hệ họ nhánh ấy, cho nên không chú Nguyễn Bảo Khuê, Nguyễn Sư Phó với những Tiến sĩ thuộc dòng trưởng của Nguyễn Duy Tường nữa. Chúng ta sẽ chỉnh lý chút ít, vẽ thêm mấy ô trống liên quan mấy đời này để thấy cho rõ hơn trong sơ đồ sau đây:

%name



Đối với các đời sau, Gia phả sẽ không đề cập gì đến các nhánh của Nguyễn Bảo Khuê, Nguyễn Sư Phó nữa mà chỉ thể hiện dòng chính của Nguyễn Duy Tường mà thôi.
NĐT khảo cứu.

---
(1) Gia phả họ Nguyễn Duy làng Lý Hải xã Phú Xuân huyện Bình Xuyên nguyên tên là "Tiết nghĩa phả tộc 節義譜族”. Đầu tháng 5-2011 khi về thăm di tích các nhà khoa bảng xã Lý Hải xưa chúng tôi là Ngô Đức Thọ và Nguyễn Đức Toàn đã được cụ Tộc trưởng Nguyễn Duy Trừ cho xem và ghi hình văn bản này.  Sau đó ông Nguyễn Duy Mùi Tộc trưởng họ Nguyễn Duy làng Hợp Lễ xã Thanh Lãng cũng đã đến thăm cụ Nguyễn Duy Trừ, cũng đã đựoc cụ Trừ cho mượn để làm photo copi . Ông Nguyễn Duy Mùi, qua ông An Kiều đã gửi cho nhóm chúng tôi một bản photo cuốn "Tiết nghĩa phả tộc 節義譜族”. Các tư liệu trích dịch, trích ảnh bản phả này đều xuất xứ từ bản Tiết nghĩa phả tộc nói trên. Chân thành cảm ơn đã quan tâm giúp đỡ cho việc nghiên cứu của chúng tôi. NĐT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét