Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

Phát hiện bản đồ cổ về quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam





 
một tên gọi nào đó để tiện ghi chép. Nhiều trường hợp dùng lâu thành chính thức. Ở đây ông Phó tổng binh đảo Hải Nam cũng lâm vào trường hợp như vậy. Nhưng Đặng Chung không thể lấy tên vùng biển mà Trung Hoa gọi là Nam Hải để đặt là “ Nam Hải hải khẩu ” được, vì ông Phó tổng binh hiểu rất rõ vùng biển tận cùng của Trung Hoa chỉ cách hòn đảo mà ông trấn thủ một khoảng không quá xa. Ông ta cũng không lấy tên Đông Hải (biển Đông) như người Việt thường gọi, nên soạn giả An Nam đồ đã ghi cửa biển ấy bằng một tên gọi theo sự hiểu biết của mình. Vì là nhà quân sự thạo việc hoạ đồ, ông biết rõ từ chỗ cửa sông Thuận An nhìn hết tầm ra biển khơi thì tia rẽ quạt phía nam đến tận quần đảo Đại Trường Sa của An Nam (ảnh 4), cho nên Phó tổng binh Đặng Chung cho rằng ghi tên ĐẠI TRƯỜNG SA hải khẩu ở vị trí ấy là thích hợp nhất. Cửa biển là Đại Trường Sa hải khẩu, cả vùng biển có quần đảo Đại Trường Sa (Đại Trường Sa hải).

           Do lý giải được những vấn đề rất riêng biệt ở bản đồ của Đặng Chung, chúng ta có thể xác định:
a.Trước Đặng Chung (1608), tên Cửa biển Đại Trường Sa chưa từng có trong các thư tịch cổ của Trung Quốc. An Nam đồ chí là thư tịch bản đồ đầu tiên của Trung Quốc ghi tên cửa biển ĐẠI TRƯỜNG SA trong tờ bản đồ vẽ nước An Nam tức Việt Nam .
UpAnh.com

 b.Do soạn giả An Nam đồ là người chỉ huy quân sự châu Quỳnh Nhai (tức huyện đảo Hải Nam), sách của Đặng Chung được coi là tương đối có thẩm quyền, các triều đại từ Minh đến Thanh đều thừa tiếp sử liệu của An Nam đồ, chính thức thừa nhận cửa biển Đaị Trường Sa hải khẩu là cửa biển để đi ra quần đảo Đại Trường Sa – Sau Đặng Chung người Trung Quốc bổ sung chi tiết thêm Tiểu Trường Sa hải khẩu cũng thuộc lãnh thổ và vùng biển thuộc Việt Nam là cửa biển đi ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam .
4 . KẾT LUẬN :
Việc phát hiện, khảo sát, phân tích, chứng minh của tôi trên đây thiết nghĩ đã rất rõ ràng, có kèm theo ảnh chụp nguyên văn bản đồ và cách trích dẫn tham chiếu, từ đó đi đến xác định 2 điểm (a), (b) đã nêu trên.Chúng ta đồng thời có thể nói một cách tổng quát:
Bất cứ vì lý do gì, việc một viên quan binh của nhà Minh giữ chức Phó Tổng binh châu Quỳnh Nhai (tức đảo Hải Nam) ghi tên Cửa biển ĐẠI TRƯỜNG SA của Việt Nam trên bản đồ An Nam chứng tỏ người Trung Hoa từ trước và từ triều Minh triều Thanh đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa là thuộc Việt Nam.
PGS.TS. NGÔ ĐỨC THỌ
  (10-1-2008)


-Nội dung của bài này đã đăng gtrên Báo điện tử ĐCSVN ngày 28-02-2008





http://upanh.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét