Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

ĐIỆN HẠT NHÂN CHƯA XÂY NÊN NGƯỜI DÂN CÓ Ý KIẾN GÌ VẪN CÓ QUYỀN PHÁT BIỂU!





Dự án điện hạt nhân: Chưa xây nên có thể điều chỉnh…
5:15 PM Thứ hai, ngày 28 tháng ba năm 2011- Chuyên mụcTin tức|Sự kiện hàng ngày |
Điều đó có nghĩa là các Đại biểu Quóc Họi và người dân vẫn có quyền phát biểu ý kiên lợi hại của việc làm điện hạt nhân ở Việt Nam.
Mời độc giả xem lại bài của ông Nghiêm Vuũ Khải đăng trên Dân tri ngày29-3-2011.



Ông Nghiêm Vũ Khải


“Để xác định địa điểm người ta đã nghiên cứu rồi. Nếu có những thông tin mới vẫn phải nghiên cứu, và vì chưa xây nên có thể điều chỉnh...” - Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN & MT trả lời xung quanh những "băn khoăn" về địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân.
Ông Nghiêm Vũ Khải

Xung quanh những lo ngại cho dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân, phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với ông Nghiêm Vũ Khải - Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN & MT của Quốc hội - cơ quan chủ trì thẩm tra dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Những diễn biến tại nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản đang trở thành nỗi lo lớn nhất toàn cầu và cho đến thời điểm này vẫn chưa kiểm soát được sự phát tán, ảnh hưởng của phóng xạ. Điều này khiến dư luận lo ngại cho dự án xây dựng nhà máy điện tại Ninh Thuận. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm, từ những quốc gia đang sở hữu công nghệ điện hạt nhân cho đến quốc gia có chương trình phát triển điện hạt nhân hoặc sắp phát triển điện hạt nhân.
Trong đó, vấn đề số 1 hiện nay là khâu an toàn, làm sao bảo đảm được trong những điều kiện cực đoan như ở nhà máy Fukusima vẫn phải an toàn. Tôi được biết, các viện nghiên cứu nguyên tử, Cục an toàn về bức xạ và hạt nhân (Bộ KHCN) của ta cùng những chuyên gia Nhật đang ở đây đã và đang cung cấp kịp thời, chính xác những diễn biến của nó.
Chúng ta đang chủ động xem xét các thông tin một cách nghiêm túc. Việt Nam cũng chưa xây nên ta có thể điều chỉnh kịp thời cho bảo đảm.
Mới đây, một đại biểu Quốc hội cho biết Tập đoàn năng lượng nguyên tử Nga đã chỉ ra những nhược điểm về địa điểm chọn xây dựng nhà máy. Cụ thể là địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy nằm ngay đường đứt gãy thậm chí tam giác của 3 đường đứt gãy, đồng thời lại nằm sát biển khó chống sóng thần… Ông có ý kiến gì về việc này?
Trên thực tế, để xác định địa điểm người ta nghiên cứu cả rồi, nhưng quá trình nghiên cứu là liên tục, nên nếu có những thông tin mới để chúng ta xem xét thì vẫn cứ phải nghiên cứu và phải điều chỉnh khi cần thiết để bảo đảm.
Vậy trong trường hợp các đại biểu Quốc hội không thực sự cảm thấy an tâm, liệu có phải tính đến phương án dừng dự án?
Tất cả phải được xem xét một cách nghiêm túc để có phương án phù hợp. Phương án phù hợp ở đây là nâng cao độ an toàn của công nghệ mà mình sẽ sử dụng.
Thứ hai là xem xét lại về địa điểm. Nếu như địa điểm cũ bảo đảm thì chúng ta vẫn thực hiện theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Nếu có yếu tố mới có cơ sở và thấy rằng không thể bảo đảm an toàn thì phải xem xét… Đó là việc bình thường.
Hiện nay, nhu cầu về thông tin của người dân rất lớn. Với tư cách là Phó chủ nhiệm Ủy ban KHCN & MT, đơn vị thẩm tra dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, ông sẽ nói gì?
Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội là đơn vị chủ trì thẩm tra Luật năng lượng nguyên tử, đồng thời chủ trì thẩm tra dự án điện hạt nhân Ninh Thuận nên chúng tôi có vai trò đối với dự án này.
Trước nhu cầu được cung cấp thông tin của đại biểu Quốc hội và cử tri tỉnh Ninh Thuận, tôi đã đề nghị Ủy ban gửi văn bản tới các cơ quan nghiên cứu nhằm xác định cho rõ các thông tin và công khai thông tin đó để nhân dân biết.
Việc này trước tiên là thể hiện thái độ tích cực của cơ quan nhà nước. Thứ hai là nếu thông tin đó chưa đến mức nguy hiểm thì cũng để nhân dân yên tâm, còn nếu số liệu khoa học nói rằng cần phải được xem xét thì cũng phải cân nhắc…
Xin cảm ơn ông!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét