Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

HOAN HÔ TẠP CHÍ CỦA ĐẢNG PHÊ PHÁN HOÀNG HỮU PHƯỚC

hOAN HÔ TẠP CHÍ XÂY DỰNG ĐẢNG SỐ RA NGÀY 23-11 ĐÃ KỊP THỜI CÓ BÀI PHÊ PHÁN HOÀNG HỮU PHƯỚC, ỦNG HỘ QUỐC HỘI SOẠN LUẬT BIỂU TÌNH.
Một cơ quan của TƯ Đảng là Tạp chí Xây dựng Đảng 23-11-2011 đã có bài phê phán Hoàng Hữu Phước, ủng hộ ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc Hội nghiên cứu soạn Luật Biểu tình. Bài Tạp chí nêu rõ:
Đại biểu quốc hội phải có trình độ, năng lực, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của nhân dân
Đồng thời đích danh phê phán :

"phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước thể hiện nhận thức ấu trĩ, lệch lạc về biểu tình".
Bài báo cho thấy một cơ quan của BCH TƯ ĐCSVN đã có thái độ thẳng thắn,  thể hiện quan điểm thực sự cầu thị, lắng nghe tiếng nói của nhiều người dân thuộc các tầng lớp khác nhau phê phán những lệch lạc cực đoan không thể chấp nhận được của Hoàng Hữu Phước.
Đó là một sự cảnh báo, uốn nắn cần có lúc này.
Hoan nghênh tinh thần trách nhiệm cao của Tạp chí Xây dựng Đảng.
Đề nghị các cấp uỷ Đảng, các lão thành cách mạng, các vị lãnh đạo Quốc Hội, Chính phủ và Thành uỷ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh lưu ý các biểu hiện cơ hội của ông Hoàng Hữu Phươc trên cương vị ĐBQH khoá XIII.
Sau đây chuyển đăng lại nguyên văn bài Tạp chí Xây dựng Đảng 23-11-2011 để mọi người tịên tham khảo.
Hy vọng các ĐBQH lưu tâm đọc kỹ bài này để sau không còn mắc lừa Hoàng Hữu Phước, cần nhất là không để Hoàng Hữu Phước tìm cách lôi kéo bè phái chia rẽ Quốc Hội, ly gián QH và những người dân trung thực.
Tin tưởng và kỳ vọng ở Quốc Hội nhiều.
Ngô Đức Thọ
24-11-2011
Có cần Luật Biểu tình?
6:44' 23/11/2011


Trong phiên họp ngày 17-11-2011, khi Quốc hội thảo luận tại hội trường về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hoàng Hữu Phước (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị “Quốc hội loại bỏ Luật Lập hội và Luật Biểu tình khỏi danh sách dự án luật suốt nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII” với lý do: “Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình” và bản chất của biểu tình là “dễ bị lợi dụng để gây biến loạn” đã lập tức gây phản ứng trong dư luận.
Dư luận phản ứng trước hết bởi phát biểu của đại biểu Hoàng Hữu Phước thể hiện nhận thức ấu trĩ, lệch lạc về biểu tình. Trong thời đại ngày nay, biểu tình được hiểu là những hành vi hợp pháp, dân chủ, văn minh nhằm biểu thị thái độ, tình cảm, quan điểm ủng hộ những điều đúng đắn, tốt đẹp và có lợi cho nhân dân, cho đất nước, đồng thời phản đối những hành vi phạm pháp, có hại. Biểu tình là thước đo tâm tư, nguyện vọng của người dân, mức độ đúng, sai của các chính sách để qua đó, Đảng và Nhà nước có chỉnh sửa phù hợp, thúc đẩy xã hội phát triển.
Thứ hai, không phải đến bây giờ trên diễn đàn Quốc hội mới nói đến biểu tình mà chỉ 11 ngày sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày 13-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 31 quy định về thể thức tổ chức các cuộc biểu tình. Hiến pháp năm 1959, Điều 25 ghi rõ: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình”. Hiến pháp 1980 xác định: “Công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do biểu tình, phù hợp với lợi ích của chủ nghĩa xã hội và của nhân dân”. Đến Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Điều 69 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Như vậy, biểu tình là một quyền cơ bản của người dân mà Hiến pháp đã quy định thể hiện tính tự do, dân chủ, nhân quyền của chế độ ta, không một ai có thể bác bỏ. 
Thứ ba, chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhân dân sống và làm việc theo pháp luật. Không có luật làm sao sống và làm theo luật? Trình độ dân trí, nhu cầu phát triển của xã hội, cuộc sống đặt ra yêu cầu khách quan cần có Luật Biểu tình. Không phải vô cớ Thủ tướng Chính phủ đề xuất cần xây dựng Luật Biểu tình trong chương trình xây dựng luật của Quốc hội khoá này. Luật Biểu tình khi được thông qua, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, sẽ tạo hành lang và chuẩn mực pháp lý, xác lập quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia, trang bị những biện pháp và chế tài cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước thực thi pháp luật. Một Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng phấn đấu vì mục đích dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh không sợ bất kỳ thế lực thù địch nào lợi dụng biểu tình để gây biến loạn.
Đại biểu quốc hội phải có trình độ, năng lực, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của nhân dân, không thể chỉ phản ánh mà còn tham gia giải quyết những yêu cầu chính đáng về quyền và lợi ích của dân, không thể là người giữ mãi những nhận thức ấu trĩ và lệch lạc.
Nguyễn Thuý Hoà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét