Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

HÃY XEM BÀNH TRƯỚNG BÀN CÃI CÁCH ĐÁNH VIỆT NAM!

(Cho là chuyện vặt không xem, muộn!)
Bài này lấy xuống từ trang mạng Thiết huyết (http://bbs.tiexue. net/ post2 _5130268_1.html). Không thấy tên tác giả, nhưng có ghi nguồn từ Hải quân luận đàn. Cụm từ cũng như chủ trương Thiết huyết (I ron and bloody policy) được coi là do Thủ tướng Đức E. Bismarch khởi xướng: “ Vấn đề của ngày nay quyết không thể dùng miệng lưỡi và hội họp, muốn giải quyết ắt phải dùng đến sắt và máu” (1862).

%name
Tên bài là  Trung Việt Nam Hải chủ quyền chi chiến (Cuộc chiến Trung Việt về chủ quyền Nam Hải). Kẻ hung hăng bá quyền này nói : “Vốn không định viết gì, nhưng thấy có nhiều người viết về tài này chư chuyện trò đùa, không có suy nghĩ gì thiết thực”, cho nên gã ta viết bài này nêu lên “quan điểm thiết thục” để suy nghĩ tiếp về cuộc chiến chủ quyền Nam Hải có khả năng sẽ xẩy ra.
Sau mở đầu như trên, gã ta in to hai lá cờ đỏ: một là quốc kỳ CHNDTH, một là quốc kỳ CHXHCN Việt Nam . Tiếp đó gã viết:
“Tất cả các cuộc chiến tranh đều đòi hỏi phải phù hợp với yêu cầu chiến lược và  mục đích chiến tranh”
Chỉ 1 câu như trên. Tiếp đó gã copy cái bản đồ Nam Hải (tức Biển Đông ) với cái “Lưỡi bò” hôi hám của bọn bá quyền Trung Quốc muốn nuốt chửng Nam Hải..
Điều đáng chú ý là trong cái “Lưõi bò” có đánh dấu các đảo, ghi tên bằng Trung văn và đặc biệt là có tô các màu khác nhau thể hiện quốc gia nào hiện đang chiếm đóng.:
- Màu tím là các đảo Việt Nam chiếm 28 đảo
- Màu vàng là các đảo Philippin chiếm   7 đảo
-Màu xanh mạ là các đảo Malayxia chiếm   3 đảo
-Màu trắng là các đảo Indonesia chiếm   2 đảo
-Màu vàng cam là các đảo Brunêi chiếm   1 đảo
-Ngôi sao đỏ là các đảo Trung Quốc chiếm  (trong đó đảo Thái Bình do Đài Loan chiếm)   9 đảo
Cộng ………………………………………………. 50 đảo
Tôi hiện không có điều kiện đối chiếu để biết “Lưỡi bò” do tác giả ấy dẫn (ghi nguồn của Tiexue.net) tô các màu chỉ tình trạng chiếm đóng có đúng thực tế hiên nay hay không. Trên mạng hiện nay có nhiều nguồn có bản bản đồ Trường Sa, cách vẽ và ghi chú rất khác nhau, lại không biết cơ quan có thẩm quyền của VN có cung cấp cho công chúng một bản đồ chủ quyền có thể hiện cập nhật tình hình chiếm đóng thực tế đến nay hay không? Nếu chưa có, nhân đây tôi cũng đề nghị chính phủ Việt Nam mình cũng cần cung cấp cho công chúng một bàn đồ như vậy.
Dưới đây tôi copy nguyên cái bản đồ luỡi bò hôi hám láo toét có ghi chú bằng màu ấy, nếu độc giả nào có điều kiện đối chiếu xem nó đúng sai thế nào giúp báo cho độc giả biết thì rất tốt.

%name
 
Nếu so với quan điểm của chóp bu bành trướng ở Trung Nam Hải thì tất cả 50 đảo trong cái “Lưỡi bò” ấy là của Trung Quốc tất, mà Việt Nam là nước "chiếm của Trung Quốc " nhiều nhất: 28 trên tổng số 50 đảo; cố gây cho người Trung Quốc hiểu là Việt Nam chiếm qúa nửa số đảo của quần đảo Nam Sa "cuả họ".
Tiếp đó là :
Mục 1: Mục đích:
-Mục đích căn bản: Thu hồi toàn bộ các đảo Nam Sa bị Việt Nam chiếm đóng – Khôi phục thực quyền khống chế chủ quyền đối với vùng biển Nam Sa.
-Yêu cầu:
1..Khống chế và kiên trì chiến đấu trong phạm vi lãnh hải cố hữu (vốn có) của nước ta (tức Trung Quốc)
2. Hải quân -Không quân liên hợp tác chiến. Lục quân không tham chiến, nhưng tăng cường quân số (tăng binh) ở vùng biên giới Tây Nam .
3.Hết sức tránh gây thương vong cho dân thường.
4.Khi cuộc chiến thúc thực hiện sự khống chế chiếm lĩnh thực tế đối với vùng biển nói trên (tức vùng biển Lưõi Bò, QĐ Nam Sa-tức ta gọi Trường Sa)
Vì sao phải đặt ra những yêu cầu nói trên? Vì là:
-Khống chế phạm vi chiến đấu có thể có lợi cho việc nhanh chóng kết thúc chiến đấu, giảm thiểu chi phí chiến tranh, thuận tiện về sau đàm phán giải quyết triệt để vấn đề Nam Sa.
-Đồng thời, việc khống chế chiến đấu trong phạm vi lãnh hải bên ta (TQ), quốc tế sẽ không thể chỉ trích Trung Quốc xâm nhập vào nước khác, cậy thế nước lớn ăn hiếp nước nhỏ. Đó là vì Trung Quốc phải chiến đấu ngay tại nhà của mình để bảo vệ chủ quyền của mình. Vả lại, khống chế phạm vi chiến đấu trên biển trên một mức độ rất lớn có thể giảm thiểu thương vong không cần thiết cho dân thường, có lợi cho Trung Quốc trên trường quốc tế.
-Cuối cùng, gã bành trướng “đáng tởm” cũng không tránh khỏi có chút lo lắng bị Việt Nam trả đũa:
“Cho nên, rất nhiều người viết, nêu ý kiến nào là phong toả hải cảng, đường biển, oanh tạc các thành phố, thậm chí dùng đến lục quân v.v.., đều là nói vu vơ không có căn cứ gì cả. Như thế là xâm lược. Anh oanh tạc thành phố của người ta, người ta lại không đáp trả lại anh sao? Các thành phố phía Nam của Trung Quốc, thậm chí cả Hongkong đều có nguy cơ bị oanh kích trả đũa, ai phải tổn thất lớn?  Về cơ bản, không thể tiến hành cuộc chiến tranh một cách toàn diện như thế.
Làm rõ yêu cầu chiến tranh mà “chúng ta” (tức TQ) muốn có, “chúng ta” có thể bắt đầu suy nghĩ về chiến tranh”
(chú ý: ta thường dùng từ: “suy nghĩ” v.v..., tiếng Trung hiện đại thường dùng từ: “suy diễn” tức là suy nghĩ việc gì khi sự việc chưa xẩy ra, khác với sắc thái từ “suy diễn” trong tiếng Việt bao hàm ý không tán đồng)

II.Tuyên chiến:
-Trung Quốc khong bắn phát súng đầu tiên, nhưng TQ có thể dụ cho kẻ địch bắn phát súng đầu tiên.
"Chúng ta" hãy tưởng tượng, một ngày nào đó tàu tuần tiễu của Trung Quốc bị Hải quân Việt Nam bắn chìm, thuỷ thủ nhân viên trên tàu sẽ đựoc các thuyền đánh cá của ngư dân cứu. Khi ấy Bộ Ngoại giao TQ tuyên bố Việt Nam xâm lược nước ta ( copy anh Khương Du -người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ) v.v...Người phát ngôn nói: TQ xưa nay yêu chuông chuộng hoà bình, nhưng không e sợ chiến tranh v.v...Phía TQ cam kết không nổ súng trước, nhưng hôm nay ở Nam Hải Việt Nam đã nổ súng trước. Quân uỷ TW qua thảo luận khẩn cấp, nhất trí quyết định đánh trả. Quân GPNDTQ cùng nhân dân TQ một lòng đứng lên bảo vệ đến cùng chủ quyền của TQ đến cùng!  (chuẩn bị rất chu đáo cả lời của NPN Bộ NG!)
Tuyên bố TQ không đánh vào các mục tiêu dân sự, cố gắng tránh ảnh hưởng đến múc thấp nhất đối với hàng hải quốc tế, tuyên bố với các nước TQ bào đảm an toàn cho đường hàng hải ngoài khu vực chiến sụ.
 (ảnh nhiều máy bay trên đươìng băng)
Trong khi đó nhiệm vụ giữ nhà là tăng cường phòng thủ ở vùng biển phía Bắc.
III. Khai chiến:
-Lực lượng trên không:
     -Toàn bộ căn cứ không quân của Quân khu Quảng Châu bước vào tình thế chiến tranh. Toàn bộ máy bay tiếp dầu và mấy bay trinh sát (gia du cơ, dự cảnh cơ) của toàn quốc sẽ điều động cho quân khu Quảng Châu sử dụng. Bắt đầu thực thi tuần tiễu trên toàn bộ vùng trời không vực biển Nam Hải, cùng là việc phong toả trên không, hễ gặp máy bay SU27 và SU30 (đặc biệt là SU30 đánh các tàu hải quân của TQ) của Không quân Việt Nam vượt biên giới Việt Nam là trực tiếp tiêu diệt, bảo đảm an toàn cho hạm đội Nam Hải.
 -Hạm đội Nam Hải: các chiến hạm tác chiến chủ yếu chỉ tiến đến khu vưc QĐ Nam Sa đễ hộ trợ cho các tàu chở quân đổ bộ. Đối với các tàu của Hải quân Việt Nam xâm nhập lãnh hải TQ thì nhất loạt dùng tên lửa đạn đạo tầm xa trực tiếp giải quyết ngoài tầm nhìn.
-Đổ bộ lên đảo tác chiến do bộ phận (cánh quân) Đông Bắc bắt đầu bằng việc khống chế các đảo đá xung quanh
-Chiến ham Côn Lôn Sơn: Dưới sự yểm hộ của pháo hạm đội, tên lửa, hoả tiễn của các trực thăng, bộ đội đặc công (đặc chiến bộ đội) của thuỷ quân lục chiến sẽ lên 2 tàu đổ bộ cùng với các máy bay trực thăng thực hiện đổ bộ lập thể (NĐT: đổ bộ không gian ba chiều: mặt phẳng bờ biển+ trực thăng khong vận, lính nhày dù trên không) lrên các đảo và mỏm đá của Trung Quoóc do VN chiếm giữ, nhanh chóng tiêu diệt sinh lực địch (hữu sinh lực lượng: chỉ sinh lực chiến đấu), chiếm lĩnh các đảo và mòm đa, khôi phục chủ quyền (ành thuỷ quân lục chiến TQ)
-Các đơn vị đổ bộ tiếp sau đuợc phái đến tiếp phòng cho các đơn vị giữ đảo. Bộ đội đặc công rút về tàu Côn Lôn Sơn tiến xuống giải quyết các đảo phía dưới.
-Đối với những đảo tương đối lớn thì phối hợp với nhiều hạm thuyền đổ bộ khác, thực hiện đổ bộ lên đảo tác chiến toàn diện.
  -Tuyên thệ chủ quyền:
Trên dưới hai tuần lễ, toàn bộ các đảo và mỏm đá vùng biển Nam Sa đã hoàn toàn được "quân ta" khôi phục chủ quyền.
Đảo đá ngầm Thiên Nô cùng các mỏm đá phía Đông Bắc có thể chỉ đóng cột  mốc chủ quyền mà không đặt cớ chế phòng thủ. Ở những đảo có điều kiện thì có thể sử dụng cải tạo các thiết bị hiện hữu của Việt Nam (bỏ lại) để gia cố đồn trú phòng thủ.
Chỉ sau một chiến dịch, nếu Philippin thông minh tuyệt đối không dám khinh suất võng động. Nếu bọn họj hành động lộn xộn thì cho quân chiếm luôn cả 7 đảo và mỏm đá của Philippin, khôi phục chủ quyền ở các đảo đó.
Các đảo và mổm đá ởi phía Tây Nam đảo đá ngầm Thiên Nô thì cần phải đặt quân đồn trú. để ngăn chặn bộ đội Việt Nam đi thuyền của ngư dân lên đảo/mỏm đá.
-Sau 02 tuần lễ, chiến sự cơ bản kết thúc, hạm đội Nam Hải tiếp tục đi tuần tiễu vùng biển Nam Sa. Bộ đội Không quân bay tuần phòng không phận, đề phòng quân địch phản công.. Nguyên bộ đội Hậu cần Nam Hải hiện nay chủ yếu chỉ hoạt động có tiêu điểm, từ nay cần phải mở rộng, tạm thời điều động các thuyền đánh cá viễn dương, bảo đảm cung ứng hậu cần cho các đơn vị bộ đội giữ đảo.
III Dư luận [quốc tế]
Do chỗ Trung Quốc  chiến đấu để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của mình cho nên không bất cứ nuớc lớn nào có thể "khiển trách " Trung Quốc.. Vì vậy cho đến lúc ấy, ngôn luận của thế giới chỉ là biểu thị lo lắng cho sự an toàn cho các đường hàng hải ở Nam Hải, hy vọng các bên kiên trì tự kiềm chế,  mau chóng thực hiện ngừng bắn, giảm thiếu thương vong cho dân thường, mau chóng khôi phục hoà bình khu vực biển Nam Hảii (Biển Đông) v.v..
Bộ Ngoại giao:
Đến lúc đó, tác dụng của Bộ Ngoại giao lại xuất hiện, có thể đến bàn đàm phán "đánh trận mồm" với Việt Nam. Nếu đến lúc đó Việt Nam vẫn chưa muốn ngừng bắn, thậm chí muốn kéo dài chiến tranh hoặc nâng cấp chiến tranh, Trung Quốc có thể lợi dụng dư luạn thế giới làm áp lực với Việt Nam. Nên biết rằng Nam Hải kéo theo biết bao lợi ích cho các nước trên thế giới.
IV. Kết thúc:
Hễ đến bàn đàm phán, phía Trung Quốc chiếm ưu thế, tất nhiên sẽ đem lại cho mọi người cái kết quả như chúng ta muốn trong thấy. Còn như đàm gì, đàm thế nào thì không thuộc đề tài suy nghĩ về chiến tranh này. Còn như quý vị muốn thử bàn xem sao, thì phải đợi đến khi sự việc chính thức xẩy ra rồi sẽ bàn tiếp!" Bành trướng kết thúc bài bàn luận như thế.

VN mình rút ra kết luận gi ?
Hãy cảnh giác:
-Chúng nói dáo  dác nhiều rồi, đợi khi chúng ta không để ý, chúng sẽ tạo cớ VN bắn trước để đồng loạt khai hoả trên toàn tuyến lãnh hải, lần lượt nuốt hết các đảo và mỏm đá ở Trường Sa của chúng ta! Thậm chí tuỳ tình hình, có thể cũng nuốt luôn cả 7 đảo của Philippin nữa! Toan tính trước mắt của bon bành trướng bá quyền Trung Nam Hải là như thế! 
****

Theo điều tra của báo chí TQ thì tâm lý bành trướng chiếm tỷ lệ khá cao trong dân chúng chứ không phải chỉ một ít người không đáng kể. Tình hình hiện nay các đầu óc Đại Hán thậm chí không quan tâm việc bàn thảo thương lượng gì hết ráo, hầu như chỉ hoa chân múa tay bàn cách đánh thế nào và lúc nào mà thôi.
Chưa rõ quý bạn nghĩ thế nào. Cả các nhà lãnh đạo nữa, thiển nghĩ tuy là ý kiến của kẻ nào đó, nhưng không quá cá biệt đâu, ai đó coi thường, cho là không đáng lưu tâm xem xét để nhận ra nguy cơ thì xẩy sự  trở tay không kịp.
Cùng các nhà quân sự nữa: Nó bảo chỉ đánh trên biển (tức là trong vùng Lưỡi bò thôi). Nhưng cần chú ý là lưỡi bò của nó quệt sát lãnh hải chủ quyền của ta đấy. Lại cũng nên lưu tâm rằng:  hiên nay trên mạng Trung văn còn một lật bài với chủ đề cho biết bọn bành trướng đang hết sức chờ đợi “Đệ nhất thương 第一槍” nghĩa là tiếng súng đầu tiên. Nếu VN không nổ phát súng đầu tiên thì cũng cần phải tìm cách dụ cho VN nả phát súng đầu tiên Cụ thế; kiên quyết phá không cho tàu thăm dò hoạt động, tàu hải quân của VN đi hộ tống cũng đến lúc không kiên trì đựơc  v.v...Đến lúc ấy thì lập tức xoá sổ hạm đội VN!
N.Đ.T đọc -thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét