Muốn nói đúng về một việc tức cười thôi, chứ nó của ai thì không chú ý
mấy. Nhưng địa chỉ của wẹb có lẽ cũng xa vài ngàn dặm đâu đó chứ không
phải gần đây.
Wẹb khảo cứu biện luận nhiều chuyện lắm, ít nhất cũng phải một vị
Siêu Viện sĩ mới dám ra tay như thế chứ không phải hạng xoàng! Mà ông
chủ wẹb yêu cầu đích danh những vị có chức vụ mà "đang tại chức" nghiên
cứu xác định thẩm định giúp. Mình không có tiêu chuẩn ấy, vậy đành
"copy uni foọc" ra đây một đoạn ngăn ngắn để ngắm nghía cho vui vậy.
Một đoạn trích trên đủ biết chủ nhân của Wẹb rất vĩ mô uyên bác, từ Thuyết văn giải tự
cho đến tiếng Phúc Kiến, Triều Châu, từ dã sử đến chính sử vân vân đều
có cả: Phẩy phẩy rồi ngang nối, rồi kết luận chữ này cũng tức là chữ
kia! Chữ kia tức là chữ nọ! Xem mà phát khiếp! Ai có bệnh cao huyết áp
phải nên thận trọng: Tốt nhất là cầm sẵn trên tay vài viên Ngưu Hoàng
chống ngất xỉu để phòng khi bất trắc!
Đoạn mở đâu chắc chủ wẹb giới thiệu cho độc giả biết tài liệu tham
khảo cơ bản mà chủ wẹb đã sử dụng tra cứu biện luận. Đó là cuốn Thuyết văn giải tự.
Sách Thuyết Văn gồm 14
chương chính và 1 chương mục lục, tổng cộng có 133.441 chữ trong
lời ghi chú để giải thích chữ nghĩa. Năm Vĩnh Nguyên thứ 12 (Công
nguyên, năm 100), sách Thuyết-văn được hoàn tất nhưng mãi đến năm
Kiến Quang thứ nhất (Công nguyên, năm 121 ), Hứa Thận mới giao cho
con là Hứa Xung dâng lên triều đình Hán .
Không phải là tiếp đó, mà là trên đó chủ còn cho biết rõ hơn:
- Phần Thuyết văn gồm 9.353 chữ, chia theo 540 bộ chữ.
Rồi đến Phần ....Phần Trọng Văn gồm 1,163 chữ, chỉ ra những chữ cùng âm cùng nghĩa nhưng mà cách viết khác nhau.
Những chữ cùng âm cũng nghĩa nhưng cách viết
khác nhau thì đúng rồi. Những chữ đó thuật ngữ bảo là chữ dị thể, nhưng
chủ wẹb viết loằng ngoằng ra như vậy cũng không sao. Nhưng còn hai chữ
Trọng văn mà chủ wẹb bôi đậm, nhưng không kèm theo chữ Hán, vậy thì mình tiện tay cũng đánh máy ra đây hai chữ Hán ấy: 重文。
Hai chữ này mà chủ wẹb đọc là "Trọng văn" ư ?
Hỏi thật nhá, ông chủ wẹb bàn
vĩ mô nguồn gốc lai lịch chữ Hán chữ Nôm như vậy hẳn ông chủ phải giỏi
chữ Hán chữ Nôm lắm đấy nhỉ? Lại không phải là chữ hiện đại mà chữ từ
Trung cổ, Thượng cổ hồi tám hoánh nào, dẫn đủ từ thư tự điển cổ kim,
nhưng không rõ ông chủ wẹb có biết đọc chữ Hán không đấy?
Chữ dị thể tức là những cách viết khác
nhau của cùng một chữ chính thể, người ta tách riêng ra, không đếm
chung vào số lượng chữ chính thể của Thuyết văn, tức là
những chữ đã trùng với chữ chính thể. Chữ ấy có 2 âm Trọng và Trùng.
Không cần nói đến các cháu học sơ cấp, trung cấp Trung văn hay Hán Nôm,
ngay cả không ít cháu học sinh phổ thông cũng biết với cái nghĩa như
chính ông viết ra đó thì chữ ấy phải đọc là Trùng
(trùng văn: chữ trùng lặp). Cái gì nói rồi, viết rồi mà lặp lại nữa
thì người Việt ta bảo là "trùng lặp", người Hán thì nói là "trùng phục".
Nào có phải học hành gì mới biết đâu, từ bé ai mà chả hát:
Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về...Chúng ta đi...
Hay là ông chủ hồi nhỏ hát:
"Trọng trọng " quân đi như sóng ??
Chữ "trọng" đang nói đây cũng thế đấy.
Còn "văn" khong phải bài văn dây cà dây muống như của ông wẹb đâu, mỗi
con chữ được nêu lên để định nghĩa chú giải trong sách ấy là một "văn",
văn là chữ chứ không phải massage vui vẻ lành mạnh đâu nhé! Chữ
nào khác giải nghĩa khó khăn thì ông chủ có nhầm chút xíu rồi sửa
lại, không sao. Nhưng đối với ông chủ wẹb thì chữ Trọng/ Trùng này rất
là quan trọng, vì ông coi sách ấy là tài liệu tham khảo tra cứu chính,
quan trọng bậc nhất, hẳn ông chủ đã phải nghiền ngẫm nó lâu năm lắm rồi.
Trình độ như thế mà đối với một từ thuộc phàm lệ của bộ sách mà ông đọc
không được thì bao nhiêu chuyện trên trời dưới biển "Hoe -Hoa - Mị cũng
tức dê (dương)" (sic!!) của ông tầm phơ tầm phào hay sâu xa lớn lao
cách mấy không cần phải thẩm định cũng biết rồi!
Trên đời này kể cũng
hay, chẳng lẽ ngày càng có nhiều những vị mơ tưởng vĩ mô đến đến vậy ?
Tưởng bển í thì ai củng giỏi cũng thông chứ sao lại đến nỗi " trọng văn"
như thế. Đã "trọng văn" như thế mà lại thích viết ra cho nhiều (đăng
nhiều wẹb lắm chứ không phải chỉ mỗi trang trích đây đâu)!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét