TRƯƠNG ĐỖ
Người hương Phù Đái, huyện Đồng Lại.Sau dời lên ngụ tại phường Nghi Tàm, Cơ Xá ở kinh thành Thăng Long. (Toàn thư, Q.7, 45a-b)
Theo Gia phả họ Trương, làng Phù Đái huyện Đồng Lại nay là thôn Phù Tải xã Thanh Giang huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Khi còn trẻ, có lần Đỗ đi chơi Hồ Tây xem một vị tướng quân tập bắn, Đỗ nói đùa: "Nghề này thì có khó gì?". Tướng quân ngạc nhiên hỏi: "Mày có bắn trúng được không?". Đỗ đáp: "Xin thử xem". Rồi Đỗ bắn ba phát trúng cả ba. Tướng quân rất kinh ngạc, muốn nhận làm con, nhưng Đỗ không theo. Sau Trương Đỗ bỏ nhà du học, thi đỗ tiến sĩ, rất nổi danh.
Trương Đỗ làm quan đến chức Ngự sử Đại phu, Đình úy Tự khanh, Trung Đô phủ tổng quản triều Trần Duệ Tông (1373-1377 ). Ông làm quan thanh liêm, gia sản không có gì. Con cháu nối đời làm quan, cũng có tiếng nghèo mà trong sạch.
Trong khoảng niên hiệu Long Khánh (1373-1377) quân Chiêm Thành thường ra quấy rối, cướp phá miền Hoá Châu, vua Trần Duệ Tông quyết phải đi đánh. Tháng 12 Bính Thìn (1-1376) vua đích thân dẫn 12 vạn quân vào đánh Chiêm Thành. Đại quân tiến đến gần thành Đồ Bàn, nhưng vua mắc mưu kẻ trá hàng, báo tin Chế Bồng Nga đã chạy trốn nên bị quân phục kích của Chiêm Thành vây hãm, chết tại trận. Trước khi vua chưa cầm quân đi đánh, Ngự sử đài đại phu Trương Đỗ (có tài liệu chép là Xã) đã can vua rằng:
“Chiêm Thành chống lệnh, tội ấy giết chết cũng còn chưa đáng.Song nó ở tận cõi tây xa xôi, núi sông hiểm trở. Nay bệ hạ vừa mới lên ngôi, đức chính, giáo hóa chưa thấm nhuần được tới phương xa, nên sửa sang văn đức khiến nó tự đến thuần phục. Nếu nó không theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn".
Trương Đỗ ba lần dâng sớ can vua không được, bèn treo mũ từ quan.
Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét:
“Trương Đỗ khi làm quan thì không giấu lời nói thẳng, thế là đã xứng đáng với chức vụ của mình, khi can thì nói tới ba lần, thế là đã dám chạm đến vua. Vậy mà ông không được vua nghe, thế là tâm trí nhà vua đã lẫn rồi! Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe theo thì bỏ đi, thế là sự tiến lui của Đỗ đều đã hợp lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, nhưng lại hay lợi cho thân vua. Việc này có thể làm gương được” (Toàn thư, BK7-45b).
Thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm có bài về Trương Đỗ:
Thiếu niên tu trúng tướng quân hộc, 少年羞中將軍鵠
Tráng tuế tằng thừa ngự sử thông. 壯嵗曾乘禦史騘
Luỹ sớ bất hài thân tiện thoái, 累疏不諧身便腿
Thế truyền thanh bạch tác gia phong. 世傳清白作家風
Dịch:
Thiếu niên trúng đích, tướng quân chờn,
Lớn lên khí phách thật trung quân.
Dâng sớ mấy lần, thân đành thoái,
Gia phong thanh bạch xứng tiền nhân.
(Ngạn Xuyên)
Người hương Phù Đái, huyện Đồng Lại.Sau dời lên ngụ tại phường Nghi Tàm, Cơ Xá ở kinh thành Thăng Long. (Toàn thư, Q.7, 45a-b)
Theo Gia phả họ Trương, làng Phù Đái huyện Đồng Lại nay là thôn Phù Tải xã Thanh Giang huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Khi còn trẻ, có lần Đỗ đi chơi Hồ Tây xem một vị tướng quân tập bắn, Đỗ nói đùa: "Nghề này thì có khó gì?". Tướng quân ngạc nhiên hỏi: "Mày có bắn trúng được không?". Đỗ đáp: "Xin thử xem". Rồi Đỗ bắn ba phát trúng cả ba. Tướng quân rất kinh ngạc, muốn nhận làm con, nhưng Đỗ không theo. Sau Trương Đỗ bỏ nhà du học, thi đỗ tiến sĩ, rất nổi danh.
Trương Đỗ làm quan đến chức Ngự sử Đại phu, Đình úy Tự khanh, Trung Đô phủ tổng quản triều Trần Duệ Tông (1373-1377 ). Ông làm quan thanh liêm, gia sản không có gì. Con cháu nối đời làm quan, cũng có tiếng nghèo mà trong sạch.
Trong khoảng niên hiệu Long Khánh (1373-1377) quân Chiêm Thành thường ra quấy rối, cướp phá miền Hoá Châu, vua Trần Duệ Tông quyết phải đi đánh. Tháng 12 Bính Thìn (1-1376) vua đích thân dẫn 12 vạn quân vào đánh Chiêm Thành. Đại quân tiến đến gần thành Đồ Bàn, nhưng vua mắc mưu kẻ trá hàng, báo tin Chế Bồng Nga đã chạy trốn nên bị quân phục kích của Chiêm Thành vây hãm, chết tại trận. Trước khi vua chưa cầm quân đi đánh, Ngự sử đài đại phu Trương Đỗ (có tài liệu chép là Xã) đã can vua rằng:
“Chiêm Thành chống lệnh, tội ấy giết chết cũng còn chưa đáng.Song nó ở tận cõi tây xa xôi, núi sông hiểm trở. Nay bệ hạ vừa mới lên ngôi, đức chính, giáo hóa chưa thấm nhuần được tới phương xa, nên sửa sang văn đức khiến nó tự đến thuần phục. Nếu nó không theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn".
Trương Đỗ ba lần dâng sớ can vua không được, bèn treo mũ từ quan.
Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét:
“Trương Đỗ khi làm quan thì không giấu lời nói thẳng, thế là đã xứng đáng với chức vụ của mình, khi can thì nói tới ba lần, thế là đã dám chạm đến vua. Vậy mà ông không được vua nghe, thế là tâm trí nhà vua đã lẫn rồi! Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe theo thì bỏ đi, thế là sự tiến lui của Đỗ đều đã hợp lẽ phải vậy. Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, nhưng lại hay lợi cho thân vua. Việc này có thể làm gương được” (Toàn thư, BK7-45b).
Thơ vịnh sử của Đặng Minh Khiêm có bài về Trương Đỗ:
Thiếu niên tu trúng tướng quân hộc, 少年羞中將軍鵠
Tráng tuế tằng thừa ngự sử thông. 壯嵗曾乘禦史騘
Luỹ sớ bất hài thân tiện thoái, 累疏不諧身便腿
Thế truyền thanh bạch tác gia phong. 世傳清白作家風
Dịch:
Thiếu niên trúng đích, tướng quân chờn,
Lớn lên khí phách thật trung quân.
Dâng sớ mấy lần, thân đành thoái,
Gia phong thanh bạch xứng tiền nhân.
(Ngạn Xuyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét