Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

THĂM ĐỀN SONG TRẠNG ĐỜI TRẦN và đến xem gia viên một nhà con cháu họ Sử ngay tại Hà Nội

THĂM ĐỀN SONG TRẠNG HỌ SĐỜI TRẦN và xem gia viên tuyệt vời của một nhà con cháu dòng hS ngay tại Hà Nội


Đền Song Trạng   toạ lạc trên sườn núi Ngọc (Ngọc Sơn) thôn Ngọc Sơn xã Bình Lãng huyện Thiên Lộc xưa   – Nay thuộc phường Đức Thuận Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

















SỬ HY NHAN    史希彥
( ?- 1421)
Người thôn Ngọc Sơn xã Bình Lãng huyện Thiên Lộc – Nay thuộc phường Đức Thuận Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
Can Lộc huyện phong thổ chíĐại Nam nhất thống chí căn cứ theo Gia phả chép Sử Hy Nhan và con là Sử Đức Huy “thi Đình đều đỗ Trạng nguyên cập đệ” (đình sách cụ Trạng nguyên cập đệ
庭策具狀元及第) đời Trần Duệ Tông (1373-1377). Hai tài liệu trên đều nói Sử Hy Nhan bác lãm quần thư, không sách nào không tinh thạo, mà sở trường nhất về môn sử, cho nên được vua ban cho họ Sử ( Hy Nhan nghĩa là hy vọng được như Nhan Uyên học trò Khổng Tử).
 Ông làm quan triều Trần đến chức Nhập nội hành khiển, Tri kinh diên, được vua ban Kim ngư đại (túi thêu cá vàng). Khi quân Minh xâm lược nước ta (1407) hai cha con ông lánh lên Kẻ Tàng gần núi Mồng Gà tổ chức khai hoang lập ấp, gọi là xóm Trại Đầu. Khi Lê Lợi dấy nghĩa binh ở Lam Sơn, Sử Hy Nhan tuổi già sức yêú không ra tham gia được.  


Sau khi ông mất mộ táng ở xứ bãi Trạng - xã Sơn Long huyện Hương Sơn. Triều đình phái quan bộ Lễ về phúng tế và cho dựng đền thờ Sử Hy Nhan trên núi  Ngọc Sơn. Về sau Sử Đức Huy cũng được thờ chung ở đến này, gọi là Đền Song Trạng.

Tác phẩm nổi tiếng còn lại của Sử Hy Nhan, bài phú Trảm xà kiếm   蛇劍 (Gươm chém rắn) là bài thi Đình của Sử Hy Nhan đựoc sưu tập trong bộ Quần hiền phú tập.
Bài phú dẫn tích Lưu Bang  dắt phu tới núi Ly Sơn, giữa đêm qua bờ đầm, tghấy rắn lớn chắn ngang đường,bọn đi đầu sợ mà lùi bước. Lưu Bang tuốt gưom chém rắn đứt đôi. Tinh Bạch đế do đó mà khóc thầm, ngôi nhà Hán do đó mà dấy lên. Rồi tác giả chuyển ý:
 

Kẻ làm bài phú này vui mừng làm bài ca rằng:
Kiếm này! Kiếm này! Là vật chẳng lành!
Bậc thánh túng kế mới dùng mi, pbhải đâu vật quý.


Ôi! Thánh triều ta sùng thượng văn học,
Thiên hạ nhất thống, thái bình thịnh trị,
Nếu có kiếm ni, dùng đến làm chi!       
(Hợp tuyển thơ văn VN TK X-XVII,. Nxb. Văn học, 1962)





SỬ ĐỨC HUY 史 德 輝

Người thôn Ngọc Sơn xã Bình Lãng huyện Thiên Lộc – Nay thuộc phường Đức Thuận Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

TTruyện Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy trong Thiên Lộc huyện phong thỏ chí
Thiên Lộc huyện phong thổ chíĐại Nam nhất thống chí căn cứ theo Gia phả chép Sử Hy Nhan và con là Sử Đức Huy “thi Đình đều đỗ Trạng nguyên cập đệ” (đình sách cụ Trạng nguyên cập đệ) đời Trần Duệ Tông (1373-1377).
Cuối thời Hồ, quân Minh xâm lược nước ta, cha con ông đưa gia đình lánh lên miền núi huyện Hương Sơn, khai hoang lập ấp. Sử Đức Huy vì phải chăm sóc cha già, sau khi cha qua đời ông mới ra Thanh Hoá gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Bình Định vương cử Sử Đức Huy làm Đầu mục, rồi ban quốc tính (họ Lê), phong cho Lê Đức Huy chức Quốc tử Bác sĩ để chuẩn bị cử tham gia sứ bộ sang giao thiệp với nhà Minh. Can Lộc huyện phong thổ chí nói Lê Đức Huy hai lần đi sứ sang nhà Minh (phụng vãng Bắc sứ nhị tào) Toàn thư  Cương mục đều có ghi cả hai chuyến đi sứ đó.

-Lần thứ nhất:

      Ngày 29 tháng 11 năm Đinh Mùi ( 17-1-1428):

      “Đến đây, lấy Hàn lâm đãi chế Lê Thiếu Dĩnh (người làng Khả Mộ, nay là Mộ Trạch, huyện Đường An), Chủ thư sứ  Lê Cảnh Quang đều làm Thẩm hình viện sứ. Quốc tử bác sĩ Lê Đức Huy, Kim ngô vị tướng quân Đặng Hiếu Lộc làm Thẩm hình viện phó sứ (bốn người này đều là đầu mục), nội lệnh sử Đặng Lục và Lê Trạc, Vũ vệ tướng quân Đỗ Lãnh và Trần Nghiễm đều làm An phủ sứ (bốn người này đều là tòng nhân) đem tờ biểu và phương vật [….] cùng với bọn chỉ huy do Vương Thông sai về, đều lên đường đưa về [Yên] Kinh…. ” (Toàn thư, BK10 - 46a-b; Cương mục, CB14-23).

-Lần thứ hai:

     Ngày 29 tháng 10 năm Kỷ Dậu Thuận Thiên 2 (26-11-1429): sau khi được báo Trần Cảo đã chết, nhà Minh lại sai bọn Lý Kỳ và Từ Vĩnh Đạt sang đưa thư sang nói phải tìm con cháu họ Trần. Vì vậy, tháng 6 năm ấy, khi sứ Minh về, vua Lê Thái Tổ sai Hoàng môn thị lang Đào Công Soạn và Thẩm hình viện sứ Lê Đức Huy mang thư sang để trình bày “con cháu họ Trần không còn ai” (Toàn thư, BK10-71a; Cương mục,CB15,25a) Về chuyến đi sứ thứ hai này, LTHCLC ( Bang giao chí) có ghi  người cùng đi là Phạm Khắc Phục.

Sứ bộ này do Đào Công Soạn làm Chánh sứ, Lê Đưc Huy làm Phó sứ. Biểu văn thay mặt các Đầu mục, Kỳ lão dâng thư cầu phong cho Lê Lợi do Đào Công Soạn ký tên (Toàn văn, x. Đào Công Soạn)

Sau chuyến đi sứ thứ hai trở về (1430) Lê Đức Huy được thăng Thượng thư bộ Hộ, không bao lâu ông mất tại quê nhà.

       Vua phái quan triều đình về phúng tế và cho dựng đền thờ ở núi Ngọc Sơn, thờ cả bài vị của phụ thân  Sử Hi Nhan, biển gỗ đề là Song Trạng nguyên từ.

      Lê Đức Huy, tự Hy Hiền 希賢 (nghĩa là Hi vọng được như các vị Thất thập nhị hiền)

 Phụ lục:
Đại tộc họ Sử  hiện vẫn ở tại quê nhà (phường Đức Thuân, Thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), riêng chi trưởng có phái trưởng có cơ ngơi khang trang ở phường Tứ Liên Q.Tây Hồ, Hà Nội có đền thờ Tiên tổ họ Sử, gian giữa treo hoành phi phỏng khắc đúng theo hoành phi SONG TRẠNG NGUYÊN TỪ như Đền chính ở phường Đức Thuận. Trong qua trình sưu tập tư liệu để bổ sung bài viết về hai Trạng nguyên Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy đầu năm 2011 tôi đã đến thắp hương tại đền Song Trạng tại nguyên quán họ Sử, vừa qua lại may mắn được người bạn đưa đến thăm nhà thờ Song Trạng của chủ nhân họ Sử ở xã Tứ Liên. 
Dưới đây ghi lại ảnh chụp nhà thờ Song Trạng trong khu gia viên của hậu dụê hai vị Trạng nguyên; nhân đó cũng phụ lục các ảnh chụp vườn hoa cây cảnh có giá trị nghệ thuật rất cao của nhà họ Sử. 
Toàn bộ các bức ảnh do cô Phương Bích chụp và gửi tặng cho bạn đọc xa gần..Vì việc chụp ảnh cho mọi người nên chính Phưong Bích không có hình trong các bức ảnh.
Chủ blog chân thành cám ơn Phương Bích và trân trọng giới thiệu để mọi người thưởng thức môt khu vườn sinh thái tuyệt đẹp ngay btại Thủ đô Hà Nội, hiện vẫn chưa nhiều người biết đến.

Ngạn Xuyên Ngô Đức Thọ (3-11-2012)

Những người hiện diện trong csác bức ảnh: Ngô Đức Thọ, Hiền Giang, Xuân Diện, Thuý Hạnh, Phan Trọng Khang.
 Vì chiều muộn, ánh sánng không tốt,ảnh không nét được như mong muốn, có mấy bức Hán Nôm chữ mờ cũng phải để lại đọc sau.

 






 
















 

3 nhận xét:

  1. Cảm ơn bác Ngô Đức Thọ đã cho mọi người được có thêm sự hiểu biết về Đền thờ Song Trạng.

    Cũng không thể ngờ rằng ngay Hà Nội có một gia viên có nhiều cảnh đẹp và quí giá đến như vậy, chưa từng gặp bao giờ gặp và cũng chưa có bao giờ có sức tưởng tượng được như vậy - Đó là gia viên một con cháu của họ Sử ngay giữa lòng Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn bác Thọ. Tư liệu rất quý

    Trả lờiXóa
  3. Sử Hy Nhan đỗ vào đời vua Trần Duệ Tông là không đúng, vì Trần Duệ Tông làm vua 4 năm, chỉ tổ chức duy nhất khoa thi Giáp Dần (1374), mà khoa thi này Đào Sư Tích là người đỗ Trạng nguyên.
    Kể cả Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục (hai cuốn sử có liệt kê những người đỗ cao của từng kỳ thi thời nhà Trần) đều không nhắc đến một kỳ thi trạng nguyên nào trong thời gian trị vì của Trần Dụ Tông. Hai cuốn sử này cũng không nhắc đến tên hai cha con Sử Hy Nhan trong các ngữ cảnh khác.
    Trong cuốn Tư liệu tham khảo Văn học Việt Nam, tập II, NXB GD 1979, trang 114 có ghi " Ông ( Sử Huy Nhan- QT) sống thời Trần Duệ Tông, học giỏi, nhất là môn sử, nên được vua ban họ Sử và phong học vị Trạng nguyên". Cần lưu ý Sư Huy Nhan được vua "phong học vị trạng nguyên" chứ không phải “thi đậu trạng nguyên”.(!?)
    Năm 1363, cuốn Đại Việt sử ký toàn thư chỉ ghi: "Quý Mão, năm thứ 6 (1363), (Nguyên Chí Chính năm thứ 23). Mùa xuân, tháng 2, xuống chiếu chọn dân đinh bổ sung quân các lộ. Tháng 3, thi học trò, hỏi văn nghệ để lấy người bổ sung vào quán các thi lại viên bằng viết chữ, lấy làm thuộc viên các sảnh, viện"
    ( Có thể Sử Huy Nhan đỗ " trạng" kiểu này và lúc này chăng ?! QT)
    Hai ông không dõ trạng nguyên chăng?

    Trả lờiXóa