Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2012
-Kính
gửi: Giáo sư PHẠM VŨ LUẬN,
Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Đồng
kính gửi: PGS.TS NGUYỄN VĂN MINH,
Hiệu
trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Tôi là Ngô Đức Thọ, PGS.TS Ngữ văn học- Hán Nôm, nguyên
Trưởng Ban Văn bản học, Viện NC Hán Nôm (đã nghỉ hưu) trân trọng kính chào GS Bộ
trưởng, PGS Hiệu trưởng và có một việc muốn trình bày với hai GS như sau:
Nguyên tôi có có quen Thạc sĩ Đào Tiến Thi công tác ở
Nhà Xuất bản Giáo Dục. Vợ chồng anh Thi có con trai là Đào Lê Tiến Sĩ (sinh năm 1993), 19 tuổi đã học xong năm thứ nhất lớp
C, K61 khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, hiện đang nghỉ hè lên năm học
thứ hai. Vừa qua có xẩy ra việc là: do phía Trung Quốc đơn phương thực hiện một
số hành động có tính chất khiêu khich gây hấn, đe doạ xâm lược hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa của nước ta. Đối trước tình hình đó, một số trí thức nhân sĩ ở
TP Hồ Chí Minh và Hà Nội gửi thư đề nghị chính quyền tổ chức hoặc cho phép dân
chúng được biểu tình ôn hoà để bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc xâm lược, kêu
gọi dư luận thế giới ủng hộ Việt Nam, lên án dã tâm của những kẻ chủ mưu bành
trướng. Mặc dù chưa có hồi âm từ cơ quan có thẩm quyền, nhưng sáng ngày
5-8-2012, một số lượng nhỏ những người có yêu cầu nói trên đã đến tập họp ở gần
tượng đài Lý Thái Tổ chuần bị đi tuần hành ôn hoà quanh khu vực Hồ Gươm. Họ chỉ
mới đi được vài chục mét, thậm chí chưa kịp hô khẩu hiệu thì đã bị lực lượng chức
năng dồn lên xe bus - Tất cả khoảng hơn 20 người, có khoảng 6-7 em là thanh niên,
sinh viên, trong đó có Đào Lê Tiến Sĩ con ông bà Đào Tiến Thi đã nói trên. Số
người nói trên đã được đưa về Trại lưu trú Lộc Hà ở Đông Anh, mục đích để cách
ly không cho tiến hành cuộc biểu tình chứ không bị xử phạt việc gì, đến cuối ngày
hôm đó số người bị bắt về trại Lộc Hà cũng đã đều được về nhà. Riêng đối với Đào
Lê Tiến Sĩ, vì biết Sĩ là sinh viên đang nghỉ hè nên Công an đã yêu cầu nhà trường
bảo lãnh và giao Đào Lê Tiến Sĩ cho nhà trường xử lý.Mấy ngày hôm nay các thầy
lãnh đạo ĐHSPHN có gặp Sĩ để hỏi sự việc và khuyên bảo cháu chứ không có điều gì
truy vấn bức xúc. Vợ chồng ông Đào Tiến Thi và cháu Đào Lê Tiến sĩ rất cảm kích
sự thông cảm, bao dung đó của các thầy ĐHSPHN.
Bản thân tôi (Ngô Đức Thọ) nghe biết sự việc cũng rất
hoan nghênh ứng xử đúng mực đó của các thầy lãnh đạo nhà trường, nhân đây xin cám
ơn các thầy ĐHSPHN và phản ánh để GS Bộ trưởng biết sự ưu ái đầy tính nhân văn
cao cả của các thầy ĐHSPHN đối với sinh viên của mình.
Tuy nhiên, do việc cơ quan công an giao SV Đào Lê Tiến
Sĩ cho nhà trường xử lý là cách làm có lẽ chưa cân nhắc đúng mức độ, mà có phần
làm cho vấn đề trở nên hơi “căng” không cần thiết.
Sự thật thì SV Đào Lê Tiến Sĩ bức xúc trước hành động
gây hấn của quân bành trướng nên đã đến tham gia cuộc biểu tình ôn hoà.Theo tôi
biết thì Đào Lê Tiến Sĩ là một thanh niên rất ngoan, làm điều gì em đều xin phép
bố mẹ và nghe bố mẹ dặn dò. Khi bị dồn lên xe bus đó thì Tiến Sĩ chỉ cầm lá cờ
Tổ Quốc, không hề có hành vi gì sai trái.Việc CA “giao về nhà trường xử lý”như
vậy hơi quá mức cần thiết và chưa thoả đáng. Tuy rất tin tưởng ở lãnh đạo nhà
trường, nhưng năm học mới chưa bắt đầu mà quá trình học tập còn mấy năm tiếp
theo, SV Đào Lê Tiến Sĩ vẫn không khỏi cảm thấy lo lắng, ảnh hưởng đến quá trình
học tập của em ấy.
Do hiểu tâm trạng khủng hoảng của các em SV mới qua tuổi
trưởng thành, dễ ảnh hưởng đến sự phấn đấu của cả cuộc đời về sau, tôi chân thành
kính mong Bộ trưởng dành chút lưu tâm, có cách thích hợp nào đó để hoá giải cho
SV Đào Lê Tiến Sĩ khỏi bị quy kết nặng nề mà lý do của nó rất đáng được sự thông
cảm ưu ái của GS Bộ trưởng và GS Hiệu trưởng.
Việc nhỏ chỉ liên quan đến một SV vừa hết năm thứ nhất,
nhưng nếu được Bộ trưởng và thầy Hiệu trưởng quan tâm tới thì kết quả sẽ rất tốt
đẹp. Tương lai của Đào Lê Tiến Sĩ còn dài, tôi hoàn toàn tin chắc cháu sẽ có những
đóng góp xuất sắc cho đất nước, không phụ lòng của GS Bộ trưởng và các thầy Trường
ĐHSPHN. Cám ơn GS Bộ trưởng và GS Hiệu trưởng rất nhiều.
|
Ký tên
NGÔ ĐỨC THỌ
Đia chỉ:50, ngõ
210/41/11 Đội Cấn,
Q.Ba Đình, Hà Nội.
Cảm động với tấm lòng của chú, tuy tuổi cao nhưng chưa bao giờ nghỉ ngơi. Cháu vẫn nhớ buổi đầu tiên gặp chú tại một cuộc biểu tình năm 2011, trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ - trước cột cờ, chú đã nói với mấy cháu thanh niên đại ý rằng việc nước sau này trông chờ vào lớp thanh niên các cháu, chứ chả biết lần sau chú có còn đủ sức để xuống đường nữa hay không. Vậy mà một năm sau chú vẫn đủ sức để có mặt tại vườn hoa Lê Nin đấy ạ. Mong chú trường thọ để có thể nhìn thấy đất nước đổi thay, dân mình ấm no hạnh phúc chú nhé.
Trả lờiXóaCảm ơn giáo sư ! chúc giáo sư có thật nhiều sức khỏe để cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà .
Trả lờiXóaTôt nhất không hoạt động chính trị thiếu sự lãnh đạo của chính quyền , nếu không sẽ vạ vào thân.Vì luật pháp có vài điều rất chung chung không rõ ràng ,lẽ phải khi đó luôn luôn thuộc về kẻ có quyền.
Trả lờiXóa