Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

ĐƯỜNG LƯỠI BÒ : LAI LỊCH và THỰC CHẤT

ĐƯỜNG LƯỠI BÒ: Lai lịch và Thực chất                                                                           (Trả lời bài đăng trên China Daily)
I. Mấy ý kiến chung123    II. TÁC GIẢ VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA BẢN ĐỒ 10/1947.    III. LÝ DO BẢN ĐỒ 10/1947 ĐƯỢC ĐỀ CAO1. Sự mờ nhạt thiếu thuyết phục của các cứ liệu thư tịch - bản đồ cổ của Trung Quốc   2. Tư duy “lãnh thổ, lãnh hải chủ trương” được hiện thực hoá           3.Sự giải thích vá víu và con đường phá sản của bản đồ lãnh hải đường lưỡi bò   4.Hy vọng Trung Quốc đặt UNCLOS lên trên tham vọng lãnh hải của mình PHỤ LỤC:  BẢN ĐỒ DO BỘ NỘI CHÍNH CHÍNH PHỦ TRUNG HOA DÂN QUỐC ẤN HÀNH 10-1947 …6
Bài đã gửi Tuần ViêtNamnet , cách đây 1giờ Tuần ViêtNamnet đã đăng (4-8-2011). Bài trên Tuần ViêtNamnet giữ đủ phần quan trọng, nhưng có biên tập rút ngắn mấy ý cũng không phải không cần thiết. Bây giờ trang nhà  của Ngô Đức Thọ lên mạng đầy đủ bài của tác giả.

Với chưa đến 1000 từ dịch rá tiếng Việt từ tờ China Daily, tác giả là một nhà nghiên cứu thuộc VKHXHTQ thông báo với dư luận những căn cứ để xác lập chủ quyền của Trung Quốc đối với  biển đảo trên gần 80% diện tích Biển Đông (TQ gọi là Nam Hải), trong đó có cả các đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. Bài báo cho biết Trung Quốc có bằng chứng cho thấy từ thời Tần - Hán (từ thế kỷ 3 TCn) người Trung Quốc đã có các hoạt đọng đi lại, đánh bắt cá ở một số vùng gần của Biển Đông và từ thời nhà Đường (618-907 SCn) triều đình đã điều lực lượng hải quân đến “kiểm soát và thực thi thẩm quyền đối với khu vực”. Từ thời Tống Nguyên đến Minh Thanh thì việc thực thi những hoạt đọng thẩm quyền đó “bao trùm tất cả các đảo”, và như vậy đã “thiết lập biên giới hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông.”. Do khuôn khổ của bài viết, tác giả không nêu danh bất cứ một thư tịch hoặc bản đồ cổ nào mà Trung Quốc vẫn nói là họ có rất nhiều và đều là những bằng cứ lịch sử không thể bác bỏ được.
1.Như vậy, bài báo này không có bất cứ một diễn tiến nào trong việc cung cấp các cứ liệu thư tịch cổ để chứng minh chủ quyền cuả Trung Quốc, do đó tôi không có điều gì để tranh biện lại.
Nhưng vì qua đoạn văn (chiếm khoảng 1/3 bài đó), mặc dù không trưng ra bất cứ bằng chứng gì thuyết phục, tác giả bài báo đã hết sức chủ quan và có thể nói là muốn thao túng dư luận Trung Quóc và thế giới rằng Trung Quốc đã có quyền lợi ở các đảo trên biển Đông từ hơn 2000 năm trước và thực tế đã hoàn toàn “thiết lập biên giới hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông” và “từ đầu thế kỷ XX Trung Quốc liên tục nỗ lực để thực hiện chủ quyền” trên vùng biển đó. Vì tác giả đã nói tổng quát một cách rất chủ quan và mơ hồ, cho nên chúng tôi không thể chấp nhận đựoc và buộc phải nguyên đai nguyên kiện đóng gói tất cả ngôn từ đó gửi trả về cho tác giả.
2. Tôi cũng gửi trả cả gói đoạn văn mà tác giả tỏ ra không những thiếu kiến thức, bất chấp các cư liệu lịch sử, mà còn có thể nói là rất ngạo mạn khi đưa ra nhận xét trùm lấp cho rằng:
“ Việt Nam, Malaysia và Philippines hầu như không biết bất kỳ điều gì về các đảo ở Biển Đông trước triều nhà Thanh (1644-1911), cũng như không có bằng chứng chứng tỏ các hoạt động của tổ tiên họ ở Biển Đông, dù chỉ là để lại một cái tên với bất kỳ hòn đảo nào” Một người nghiên cứu chân chính  có lòng tự trọng thì không thể có những nhận xét hồ đồ, “vơ đũa cả nắm” như vậy. Đây là sự thể của 3 quóc gia binh đẳng với Trung Quốc trong LHQ chứ khong phải chuyện vu vơ nơi đầu đường xó chợ mà coóthể tung ra những câu nói thô bỉ: “không có bằng chứng chứng tỏ các hoạt động của tổ tiên họ ở Biển Đông, dù chỉ là để lại một cái tên với bất kỳ hòn đảo nào”.
Đọc câu này có thể nói không một người Việt Nam (và người các nước nói trên) không phẫn nộ!
Đối với phản bác vô căn cứ này tôi xin nhắc lại với tácgiả trên tờ China Daily rằng Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ chứng cứ lịch sử về chủ quyền của mình đới với các các đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Quý độc giả của tờ China Daily có thể tham khảo tìm hiểu các tài liệu ấy trong các văn kiện chính thức của Chính phủ CHXHCN Việt Nam .
3. Tuy bài báo có nêu các bản đồ 12-1934, tháng 4-1935, 2/ 1948; nhưng chủ yếu là muốn tuyên truyền tính chính danh, chính nghĩa cho bản đồ 11 đoạn hình chữ U do Bộ Nội Chính chính phủ Quốc dân đảng ấn hành 10-1947.
Tấm bản đồ đó trước đây ít người biết, nhưng từ năm 2006 khi Trung Quốc chính thức khẳng định ý nghĩa của nó, thì không chỉ ở Việt Nam mà người dân ở các nước ĐNÁ và nhiều nước khác không khỏi ngạc nhiên trước tham vọng của Trung Quốc muốn làm chủ đến 80% diện tích biển Đông. Người ta quen gọi cái bản đồ hình chữ U đó là bản đồ Lưỡi Bò và có thể nó cũng bám khí vị không mấy thơm tho từ trong dạ dày của con bò phả ra! Vì là vấn đề trung tâm được tác giả bài báo trên nêu lên, cho nên ở bài này tôi thấy cần bỏ những điểm lướt ngoại vi để đi thẳng vào vấn đề về tấm bản đồ lãnh hải hình chữ U đó.

Để gây thanh thế cho bản đồ này, báo chí Trung Quốc có liên hệ đến một nhân vật lịch sử khá có danh tiếng của Trung Quốc là tướng quân Lâm Tắc Từ (Trước đây THVN cũng có chiếu một bộ phim mang tên ông tướng này).Lâm Tắc Từ 林則徐(1785 - 1850) là một vị tướng của nhà Thanh, nổi tiếng trong chiến tranh Nha phiến (1840-1843) chống thực dân Anh . Ông này không ăn nhập gì với chuyện bản đồ Lưỡi bò này, nhưng người ta nhắc đến tên ông trong vì ông có người cháu năm sáu đời gì đó là Lâm Tuân 林遵[1] làm sĩ quan trong hải quân  CP Quốc dân đảng. Sau chiến tranh thứ II, Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch là một nước trong phe Đồng minh thắng trận, hải quân của chính quyền Tưởng phái chiến hạm mang tên Thái Bình do Lâm Tuân chỉ huy đi tuần sát biển Nam xem có tàn dư quân Nhật hoặc nạn dân kẹt lại đâu đó hay không. Trong tình hình lúc bấy giờ căn cứ hải quân của Mỹ thì đóng tại Hawai, số hạm thuyền ở biển Đông đang bị hút cả vào cho các kế hoạch Marchall hậu chiến ở Nhật Bản. Pháp đang phải đối phó với chính phủ của cụ Hồ Chí Minh, có mấy chiếc tàu nát đậu nhờ ở đâu chứ chưa có danh nghĩa gì để vào bờ biển Việt Nam. Singapo còn lâu mới lập quốc, Malaixia thì chưa tách khỏi Thái Lan! Gía lúc ấy bọn Lâm Tuân có đánh tàu sang tận Ấn Độ Dương cũng chẳng phải xin phép ai cả! Kỳ thực tàu của Lâm Tuân chỉ làm được một vòng rất hạn hẹp, cho quân xuống cắm cờ ở một vài đảo, chứ không phải đi được khắp biển Đông! Nhưng khi về căn cứ, Lâm Tuân cùng thuộc hạ là mấy chuyên viên quan trắc, hoạ đồ xúm lại vẽ ra một tấm bản đồ gọi là 南海諸島位置圖Nam Hải chư đảo vị trí đồ (Bàn đồ vị trí các đảo Nam Hải), chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính đem in xuất bản năm tháng 10-1947. Không những bàn gốc hiện đã được bảo quản cẩn mật mà cả bản ảnh điện tử của nó cũng hầu như rất ít xuất hiện trên mạng của Trung Quốc. Tôi mất chút ít thời gian, nhưng cuối cùng cũng tìm ra Vì vậy tôi đề nghị Tuần Vietnamnet cho in làm Phụ lục, một mặt để hồi âm cho tác giả trên tờ China Daily biết chúng tôi nói “có sách, có chứng”, đồng thời cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài có thể tham khảo “bản lai diện mục” của cái gọi là bản đồ Lưỡi bò ấy.
 Thoạt xem thì tưởng đâu những nét đứt ấy thể hiện hành trình của tàu Thái Bình mà bọn Lâm Tuân đã đi. Nhưng không phải thế! Cái đường lưỡi bò âý hoàn toàn do bọn Lâm Tuân tự nghĩ rồi vẽ ra một cách rất chủ quan. Có thể nói bọn họ tuỳ thích ước muốn cho đường lãnh hải đến đâu thì vẽ các nét đứt đến đấy, khong theo bất cứ một nguyên tắc quy chuẩn nào. Riêng phần qua Việt Nam , bọn Lâm Tuân vẽ đến 4/11 đoạn mà chưa ôm hết!
Khoảng những năm 45-46, đầu 47 tình thế Việt Nam còn bộn bề. Cách mạng đã thành công, nhưng Pháp đang lăm le quay lại. (Khi bản đồ xuất bản 10-1947 thì cuộc KC chống Pháp toàn quốc đã nổ ra). Lực của cả Việt Minh và cả Pháp đều đang rất yếu, quốc tế thì chưa biết đến cuộc kháng chiến của Việt Nam . Giá như bọn Lâm Tuân thưa với Tưởng tổng thống cho thêm tàu thêm quân đổ bộ vào Việt Nam thì không khéo lại có thể có giấc mơ khôi phục thời thiên triều đô hộ ngàn năm!  Nhưng tình thế lúc bấy giờ chính quyền QDĐ rất khốn quẫn, GPQ của ĐCS TQ đang tiến rất nhanh về Bắc Kinh, Thượng Hải; chính phủ Tưởng Giới Thạch đã rục rịch cuốn gói chạy ra Đài Loan! Cái bản đồ bộ Nội chính in ra 10-1947 ấy chưa phát hành được bao nhiêu  thì đã thành đồ “vứt sọt rác”!

Biết bao sự kiện rất lớn đã diễn ra ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và cả ở Việt Nam . Vấn đề Biển Đông (mà TQ gọi là Nam Hải) nổi cộm và nóng dần lên. Khởi đầu là việc chính quyền Trung Quốc cho quân xâm lược Hoàng Sa của Việt Nam 10-1974, kế đến là việc Trung Quốc đánh chiếm một số đảo trong QĐ Trường Sa thuộc chủ quyền CHXHCNVN 10-1988. Chính phủ VN đã nhiều lần tuyên bố Việt Nam có đầy đủ những căn cứ pháp lý để xác định chủ quyển của Việt Nam ở các vùng biển đảo nói trên. Nhưng phía Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng bá quyền, nhiều lần công bố các tài liệu thư tịch cổ mà họ cho là gián tiếp hoặc trực tiếp xác nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Nam Hải: Không những Đông Sa, Trung Sa thuộc Trung Quốc mà cả Hoàng Sa của Việt Nam (mà Trung Quốc đặt tên mới là Tây Sa) và cả QĐ Trường Sa (mà TQ gọi là Nam Sa) vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và một số nước ĐNÁ ( Philippin, Malaixia, Indonesia và Brunei). Thấy các bằng  cứ tù trong các thư tịch cổ của mình không thuyết phục được ai , nhà cầm quyền Bắc Kinh hướng sự chú ý vào các bản đồ. Khác với nguồn thư tịch dù không mấy thuyết phục nhưng cũng còn có cái tên để nêu lên, thể loại bản đồ cổ thì Trung Quốc rất vắng thiếu và hầu như không có các cứ liệu ủng hộ cho lập trướng bành trướng của họ đối với biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa! (Xem bài trên tờ China daily cũng có thể thấy sự vắng thiếu ấy). Lâm vào tình thế đó, thậm chí người ta thấy những bài viết bắt đầu lánh dần vấn đề các cứ liệu thư tịch - bản đồ, mà chuyển dần  sang chủ điểm nói về một thứ “lãnh hải” rất kỳ quái mà họ gọi mà “lãnh hải chủ trương” – nghĩa là lãnh hải (trên biển Đông) mà nhà cầm quyền Trung Quốc “chủ trương” muốn có và cần phải có. Chẳng hạn một sĩ quan cao cấp (về hưu) của TQ đã viết:
任何对领土、领海的主张都离不开以国力,国际话语权为后盾。搁置争议、共同开发这是我国的现阶段解决领土、领海等边界问题的方针之一。就我国现阶段的国力以及国际环境来说这个方针是最好的了。
“Bất cứ chủ trương nào đối với lãnh thổ, lãnh hải cũng không thể tách rời khỏiạư hậu thuẫn của sức mạh đất nước và  quyền đối thoại quóc tế”. (Tạp đàm, 2008-http://blog.sina.com. cn/s/blog_ 59877c5c0100a2ne.html, 07-29 15:35:19)
Xem bài đó không những người Việt Nam mà người dân các nước khác cũng đủ thấy cái gọi là “chủ trương lãnh thổ, lãnh hải” đó không gì khác hơn là cái tham vong bất chấp sự thật lịch sử của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh trên đất liền cũng như trên biển. Không chỉ đối với biển Đông, chẳng hạn đối với Nhật Bản trong vấn đề Điếu Ngư Đài (tức QĐ Lưu Cầu, Nhật Bản gọi là 尖閣諸島Tiêm Các chư đảo/ Senkaku Shotō ) phía Trung Quốc cũng ứng xử theo kiểu “lãnh hải chủ trương” như vậy, khiến cho mâu thuẫn ở biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản có xu hướng gia tăng.


Kiểu lý luận “lãnh hải chủ trương” như vậy đang được “tập huấn”  cho quán triệt thì đâu đó lại loé lên hy vọng từ nguồn cứ liệu bản đồ. Không biết ai đó bỗng dưng phát hiện ra  còn giữ được tấm bản đồ sọt rác do bọn Lâm Tuân vẽ hồi nào! Các ngài bành trướng ở Trung Nam Hải phát hiện ra "cái hay nhất" ở bản đồ Lưỡi bò là khiến cho cái tư duy "chủ trương lãnh thổ" hay "lãnh thổ chủ tương" (mơ tưởng) của các ngài lãnh đạo bành trướng được loại hình hoá, giấy trắng mực đen hoá bằng bản đồ, chứ không còn phải nói khơi khơi chung chung nữa! Thế bản đồ của Bộ Nội chính CP QDĐ ấn hành tháng 10-1947 (do Lâm Tuân chủ trì biên vẽ) xuýt bị vứt vào sọt rác được lôi ra giới thiệu trang trọng, ra sức tung hô, coi đó là bằng chứng có giá trị duy nhất về chủ quyền lãnh hải của Đại Hán từ xưa đến nay ...và cả mai sau nữa!! Từ bằng chứng “mấy nghìn năm”, nay họ rút xuống chỉ cần cái bằng chứng 64 năm ấy là quá đủ, không phải bàn thảo gì nữa! Chế độ Tưởng Giới Thạch cái gì cũng bị họ sổ toẹt cả, duy nhất cái bản đồ Lưỡi bò đó được coi là “quốc bảo”, rất mực được đề cao. Từ năm 2006 Chính phủ TQ quy định tất cả bản đồ TQ đều phải thể hiện đường lãnh hải chữ U đó.  Những ngưòi nặng đầu ốc sôvanh suốt ngày xắn tay lớn tiếng: "CHNDTH hoàn toàn kế thừa cái bản đồ [Lưỡi bò] ấy! (Chẳng hạn xem: http://blog.sina.com.cn/ s/blog_ 67cf346 f0100iv1r.html )
Chính phủ TQ thì không hô như thế, nhưng như mọi người đã biết, ngày 6-5-2009 Bộ Ngoại giao TQ trình lên LHQ tấm bản đồ hình chữ U (tức bản đồ Lưỡi bò ) ấy để đăng ký lãnh hải của Trung Quốc tức là chính thức gắn cho văn bản ấy một tính chất quóc tế chứ không còn là vấn đề tung hô trong nội bộ nữa!
Như vậy, Vấn đề lãnh hải hình Lưỡi bò không còn là vấn đề riêng của vài quốc gia mà đã trở thành vấn đề công khai của các nước ĐNÁ với Trung Quốc. Một số nước khác như Mỹ, Nhật Bản cũng tuyên bố họ có quyền lợi liên quan đến hoà bình và ổn định ở các tuyến hàng hải trên Biển Đông. Không những các nước ĐNÁ trực diện phê phán lãnh hải lưỡi bò của Trung Quốc mà nhiều chính phủ và chính khác quóc tế cũng bày tỏ sự nghi ngại lớn đối với tham vọng của Trung Quốc ở vùng biển quan trọng này.
Gần đây TQ lại cho xuất hiện mọt vài cách giải thích mong làm cho một số nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản yên lòng. Bài đăng trên China Daily dẫn lời của Triệu Lý Hải đưa ra khái niệm “sở hữu danh nghĩa” là một mưu toan khiến người ta hiểu rằng Trung Quốc nhận quyền “ sở hữu danh nghĩa" như vậy, còn trên thực tế thì có thể các nước có thể không bị ảnh hưởng gì! Hoặc điều đó “không có nghĩa là toàn bộ vùng biển trong đường này thuộc về vùng nội thủy của Trung Quốc”, các nước qua đàm phán với Trung Quốc vẫn có thể được Trung Quốc cho tự do đi lại trên một số tuyến hàng hải nào đó theo quy định của Trung Quốc! Chấp nhận sự giải thích mơ hồ đó có nghĩa là bất kể các nước ĐNÁ hay các cường quốc hàng hải nào trên thế giới đang đựoc tự do đi lại trên biển Đông đều bị đặt vào tình thế phải đàm phán với Trung Quốc mới có thể tiếp tục được hưởng quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế! Điều đó chẳng khác gì một toán cướp biển ập tới chặn đường tàu bè rồi tuyên bố nếu “làm việc” với chúng thì vẫn có thể đựoc tự do đi lại! Dù cách giải thích có “mềm hoá” đến bao nhiêu cũng không che lấp được được ý đồ vừa thâm hiểm mà cũng không kém phần trắng trợn của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh! Tiềm lực kinh tế quân sự thì các nước khác nhau, nhưng thế giới văn minh ngày nay làm sao người ta có thể chịu đựoc những áp đặt hoang đường như vậy? China Daily há không nhận ra mức độ không tưởng của những luận điểm theo kiểu giải thích của Triệu Lý Hải đã được dẫn thuật hay sao?
Tham vọng “vô bờ” như vậy đối với chủ quyền ở Biển Đông không những bị dư luận thế giới phản đối, mà ngay ở trong nnước những người Trung Quốc có lương tri cũng cho rằng chủ trương lãnh hải hình chữ U (Lưỡi bò) ấy là không khả thi. Có bài báo viết: nếu theo đó thì có những nơi ngươi dân “ nhảy xuống nước bơi một đoạn, ngẩng đầu lên đã là ra nước ngoài rồi”! Hoặc có người nói: “Đem lãnh hải đến đặt trước cửa nhà người ta như thế thì ai người ta chịu?” v.v…
Bản đồ lãnh hải Lưỡi bò chínht thức ung ra đến nay cũng đã 5-6 năm dù được đề cao hết mức nhưng xem ra tương lai của nó cũng không khác gì con bệnh đã đến hồi di căn. Một số kẻ có tư tưỏng bá quyền Đại Hán cực đoan đã tiên liệu đến lúc phải xếp xó cái lưỡi bò hôi hám ấy. Những ngườig ấy không chủ trương tô son trát phấn cho đường Lưỡi bò nữa, nếu nó chết yểu, hãy tuyên bố rằng Trung Quốc không cần một cái lưỡi gì khác nữa! Vẫn viên sĩ quan có bài trên mạng Thiết huyết thẳng thừng nêu chủ trương:
国际政治遵循的是丛林法则,有理没理不重要,重要的是实力,美国能占住遥远的夏威夷,英国能占住阿根廷门口的马尔维纳斯群岛,我们当然也能占住南海,这就是持强凌弱,没什么不好意思的。
"Pháp luật mà chính trị quốc tế tuân theo là pháp luật rừng (tùng lâm pháp tắc丛林法则), có lý không có lý không quan trọng, cái quan trọng nhất là thực lực. Nước  Mỹ có thể chiếm đóng Hawai xa xôi, nước Anh có thể chiếm quần đảo Manvinat ở ngay cửa khẩu của Achentina, thì chúng ta [tức Trung Quốc] cũng có thể chiếm biển Nam Hải! Đấy tức là kẻ mạnh lấn lướt kẻ yếu, có điều gì là xấu hổ đâu!"
Loại ý kiến cực đoan như dẫn trên cố nhiên không phải là quan điểm của Chính phủ Trung Quốc và chúng tôi chân thành tin rằng kiểu lý luận thời trung cổ ấy không chỉ bây giờ mà mãi mãi không bao giờ là quan điểm chính thống của nhân dân và chính phủ Trung Quốc!
Trung Quốc là một nước lớn, một trong năm thành viên của HĐBA, chúng tôi chân thành mong Chính phủ Trung Quốc cuối cùng sẽ nhận ra tính chất phí lý của chủ trương lãnh hải đường lưỡi bò, cùng các nước ĐNÁ và các nước có liên quan thực hiện các quy định theo Tuyên bố về cách ứng xử các bên trên Biển Đông (DOC), tiến đến Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc, để cuối cùng giải quyết hoà bình các tranh chấp biển đảo ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS)
Trên đây là những điểm chính mà chúng tôi muốn nêu rõ để mọi người thấy rõ thực chất phi pháp phi nghĩa của lãnh hải đường lưỡi bò do Trung Quốc chủ trương vừa được rêu rao quảng cáo trên tờ China Dayli ra gần đây.
 
          PGS.TS NGÔ ĐỨC THỌ
     Viện nghiên cứu Hán Nôm
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM   (hưu trí)
PHỤ LỤC:
BẢN ĐỒ DO BỘ NỘI CHÍNH CHÍNH PHỦ TRUNG HOA DÂN QUỐC ẤN HÀNH 10-1947
Ghi chú:
Vì trên bản đồ vẽ nhiều đường hàng hải, khó nhìn, cho nên tôi vẽ thêm những nét màu đỏ bên cạnh đường vẽ của mnguyên bản đen trắng cho dễ xem; lại cũng dùng màu đánh số các đoạn từ 1-11. Riêng hai đoạn cuối 10-11 đánh bằng "màu tím hoa 10 giờ" để cho khác biệt, vì có khả năng hai đoạn ấy về sau họ nhập chung với đoạn số 9, thành số chung là 9 đoạn như họ nói hiện nay.

%name




[1] Lâm Tuân 林遵: (1905-1979), nguyên tên là Lâm Chuẩn, biệt danh là Lâm Tôn Chi, nguyên quán Phúc Châu tỉnh Phúc Kiến, từng du học Học viện Hải quân Hoàng gia Anh (1929), Viện Kỹ thuật hàng hải Đức (1939). Phó tuỳ viên QS ĐSQ THDQ tại Mỹ (1945). Hạm trưởng tàu hải quân TQ làm nhiệm vụ ở Nam Hải (1946). Sau 1949 được phong giáo sư chủ nhiệm bộ môn Hải quân Học viện QS TQ, Phó viện trưởng Học viện Hải quân, 1955 được phong Thiếu tướng GPQTQ; Đảng viên ĐCSTQ (1977). Mất ngày 176-7-1979.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét