CÁCH NAY HƠN 80 NĂM, NGÔ ĐỨC KẾ LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN GIỚI THIỆU TIỂU SỬ TỔNG THỐNG MỸ
G.WASHINGTON Ở VIỆT NAM
TRUYỆN HOA THỊNH ĐỐN
Lời Dẫn
George
Washington là vị anh hùng đã lãnh đạo thành công cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ, mở ra nền độc lập cho nước Mỹ và trở thành vị Tổng thống đầu tiên của Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ (The United States of America).
Ngày nay Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển bậc nhất đồng thời cũng là quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất thế giới.
Ngày nay đã có không ít các chuyên gia nghiên cứu
về lịch sử chung cũng như lịch sử chính trị của nước Mỹ. Tên tuổi của Tổng thống
G.Washington rất nổi tiếng ở Việt Nam. Nhưng có lẽ vẫn chưa nhiều người
biết rõ tiểu sử của vị Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Khoảng những năm 30 của
thế kỷ trước, cách đây hơn 80 năm tất nhiên càng rất hiếm người biết đến công
lao sự nghiệp của G.Washington đối với người dân Mỹ và cống hiến to lớn của ông
đối với lý tưởng đôc lập, tự do, dân chủ của nhân loại tiến bộ toàn thế giới.
Chính vì muốn giới
thiệu tấm gương cuộc đời của vị anh hùng dân tộc của Hoa Kỳ với người dân Việt
Nam - nhất là tầng lớp thanh niên trí thức học sinh, nhà hoạt động yêu nước Ngô
Đức Kế đã viết thiên truyện ký Hoa Thịnh Đốn, mở đầu cho bội sách mang tên Đông
Tây vĩ nhân.
Ngô Đức Kế là bạn
cùng hoạt động, hợp tác rất thân thiết cả với cụ Phan Bội và cụ Phan Chu Trinh. cỤ Tây Hồ đỗ đồng khoa với
Ngô Đức Kế, mỗi lần từ Quảng Nam ra Hà Nội hay từ Hà Nội trở về Quảng đều dừng
tại Nghèn để bàn bạc việc nước với Ngô Đức Kế. Khi phong trào bị đàn áp, Ngô Đức
Kế cũng theo chân cụ Tây Hồ bị đế quốc Pháp đày ra Côn Đảo. Hại cụ cùnáoÓng cảnh
tù đày ngoài đảo mấy năm với nhau, sau cụ Tây Hồ được tha về và đựoc sang Pháp
tiếp tục vận động cách mạng. Khi cụ Tây Hồ từ Pháp về thì cụ Ngô Đức Kế từ Côn
Lôn cũng đã được tha về vài năm, đã ra Hà Nội làm Chủ bút báo Hữu Thanh khá có
tiếng vang trong nước. Năm 1926 Ngô Đức Kế là người đứng đầu Ban Tổ chức Lễ
truy triệu cụ Phan Chu Trinh tại Hà Nội.
Sau đám tang Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế sưu tập biên tập thơ văn
cụ Tây Hồ để xuat bản Phan Tay Hồ di thảo, rồi mở Giác quần thư xã để xuất bản
bộ tùng thư Đông Tây vĩ nhân. Bọ sách này dự kiến gồm 20 tập mỏng viết về các
danh nhân thế giới bao gồm cả các danh nhân Au Mỹ, Trung Hoa và Việt Nam. Trong
20 đề tài dự kiến đó, Ngô Đức Kế đã thực hiện được 5 đề tài, và Giác quần thư
xã đã xuất bản đựoc 2 cuốn: Truyện cụ Nguyễn Công Trứ (do Giải nguyên Lê Thước
viết) và cuốn Truyện Lâm Khẳng (A.Lincoln) và Nột Nhĩ Tốn (Nelson, Anh quốc).
Cuốn Hoa Thịnh Đốn, tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã viết xong nhưng chưa kịp
xuất bản thì Ngô Đức Kê lâm bệnh qua đời (12-1929). Sau tang lễ, bạn thân của cụ
là cụ Huỳnh Thúc Kháng đưa bản thảo về Huế in ở nhà in Tiếng Dân với tiêu đề
trên của sách ghi “Di thảo cụ Ngô Đức Kế”.
Do thực dân Pháp tìm cách hạn chế ảnh hưởng các nước tân tiến khác ngoài Pháp, cho nên cuốn sách cũng chưa phát huy được tác dụng đáng có của nó. Tuy vậy, đối với đương thời, cuốn Hoa Thịnh Đốn nêu lên với người đọc Việt Nam một nhận thức mới mẻ về nền chính trị thế giới. Đồng thời cuốn sách là một minh chứng cho thấy với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, xã hội lúc bấy giờ sôi động các hoạt động chính trị tìm đường cứu nước. Khi nhà in Tiếng Dân in xong cuốn Hoa Thịnh Đốn này thì trước đó mấy tháng ba tổ chức Cộng Sản đầu tiên ở nước ta đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đỏi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Đó là một hướng đi cứu nước nhìn về sự giúp đỗ của Quốc tế Cộng sản. Trước đó một số năm, lời kêu gọi dân quyền của cụ Phan Chu Trinh vang lừng khắp trong nước. Cụ Tây Hồ đúc kết tinh hoa của văn minh phương Tây mà có thể nói bao trùm lên trên các nền văn minh ấy là hai chữ Dân chủ và Dân quyền. Đó cũng là lời kêu gọi lay tỉnh của bậc Đại chí sĩ đối với đòng bào cả nước. Để phát huy tư tưởng của cụ Tây Hồ, khi biên tập di thảo của cụ Tây Hồ để xuẩt bản, Ngô Đức Kê đã viết thêm một đoạn gồm 4 ý bổ sung mà hai người đã từng thảoluận với nhau mà cụ Tây Hồ trong một bài diễn văn ngắn chứ kịp viết ra.Đọc cuón Hoa Thịnh Đốn, chúng ta có thể thấy Ngô Đức Kế muốn bổ túc cho một cái nhìn về chính trị thế giới rộng mở hơn chứ không giới hạn bởi nền dân chủ của các nước châu Âu. Ngô Đức Kế rõ ràng là ngưòi đầu tiên hướng tầm nhìn đó của đòng bào mình về phía nền dân chủ đầu tiên trên thế giới, đó là Hoa Kỳ. Đây không phải là một ý định nhất thời, mà cụ Tập Xuyên đã có chủ trương đó rất rõ ràng. Sau khi đã giới thiệu về Bacon và Descartes, hai nhà khoa học đựoc coi là “ông tổ của nền văn minh đời nay” và Ch.Darwin “ông tổ của học thuyết Thiên diên [Tiến hoá]”, hai cuốn đầu của bộ Đông Tây vĩ nhân Ngô Đức đã liên tiếp viết tiểu sử sự nghiệp của hai Tổng thống Hoa Kỳ là G.Washington và A.Lincoln. Đọc tiểu sửu sự nghiệp của hại vị tổng thống lừng danh trong lịch sử nước Mỹ, người đọc trước đây cũng như hiện nay có thể cảm nhận đựoc bản chấtb nhân văn chủ nghĩa của các cuộc chiênds tranh cách mạng và bảo vệ độc lập của quoóc gia Bắc Mỹ ngay từ khi lập quốc người dân đã thực sự có quyền cầm nắm vận mệnh của mình. Đó là một tiền đề rất quan trọng khiến cho nền dân chủ của quốc gia Bắc Mỹ này có những đặc điểm rất mới mẻ, sinh động, trở thành cảm hứng cho một xã hội dân sự năng động, phát triển.
Ngạn Xuyên NGÔ ĐỨC THỌ kính cẩn giới thiệu 5-2012)Do thực dân Pháp tìm cách hạn chế ảnh hưởng các nước tân tiến khác ngoài Pháp, cho nên cuốn sách cũng chưa phát huy được tác dụng đáng có của nó. Tuy vậy, đối với đương thời, cuốn Hoa Thịnh Đốn nêu lên với người đọc Việt Nam một nhận thức mới mẻ về nền chính trị thế giới. Đồng thời cuốn sách là một minh chứng cho thấy với tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, xã hội lúc bấy giờ sôi động các hoạt động chính trị tìm đường cứu nước. Khi nhà in Tiếng Dân in xong cuốn Hoa Thịnh Đốn này thì trước đó mấy tháng ba tổ chức Cộng Sản đầu tiên ở nước ta đã hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đỏi là Đảng Cộng sản Đông Dương). Đó là một hướng đi cứu nước nhìn về sự giúp đỗ của Quốc tế Cộng sản. Trước đó một số năm, lời kêu gọi dân quyền của cụ Phan Chu Trinh vang lừng khắp trong nước. Cụ Tây Hồ đúc kết tinh hoa của văn minh phương Tây mà có thể nói bao trùm lên trên các nền văn minh ấy là hai chữ Dân chủ và Dân quyền. Đó cũng là lời kêu gọi lay tỉnh của bậc Đại chí sĩ đối với đòng bào cả nước. Để phát huy tư tưởng của cụ Tây Hồ, khi biên tập di thảo của cụ Tây Hồ để xuẩt bản, Ngô Đức Kê đã viết thêm một đoạn gồm 4 ý bổ sung mà hai người đã từng thảoluận với nhau mà cụ Tây Hồ trong một bài diễn văn ngắn chứ kịp viết ra.Đọc cuón Hoa Thịnh Đốn, chúng ta có thể thấy Ngô Đức Kế muốn bổ túc cho một cái nhìn về chính trị thế giới rộng mở hơn chứ không giới hạn bởi nền dân chủ của các nước châu Âu. Ngô Đức Kế rõ ràng là ngưòi đầu tiên hướng tầm nhìn đó của đòng bào mình về phía nền dân chủ đầu tiên trên thế giới, đó là Hoa Kỳ. Đây không phải là một ý định nhất thời, mà cụ Tập Xuyên đã có chủ trương đó rất rõ ràng. Sau khi đã giới thiệu về Bacon và Descartes, hai nhà khoa học đựoc coi là “ông tổ của nền văn minh đời nay” và Ch.Darwin “ông tổ của học thuyết Thiên diên [Tiến hoá]”, hai cuốn đầu của bộ Đông Tây vĩ nhân Ngô Đức đã liên tiếp viết tiểu sử sự nghiệp của hai Tổng thống Hoa Kỳ là G.Washington và A.Lincoln. Đọc tiểu sửu sự nghiệp của hại vị tổng thống lừng danh trong lịch sử nước Mỹ, người đọc trước đây cũng như hiện nay có thể cảm nhận đựoc bản chấtb nhân văn chủ nghĩa của các cuộc chiênds tranh cách mạng và bảo vệ độc lập của quoóc gia Bắc Mỹ ngay từ khi lập quốc người dân đã thực sự có quyền cầm nắm vận mệnh của mình. Đó là một tiền đề rất quan trọng khiến cho nền dân chủ của quốc gia Bắc Mỹ này có những đặc điểm rất mới mẻ, sinh động, trở thành cảm hứng cho một xã hội dân sự năng động, phát triển.
Nhận thấy những lý tưởng cao đẹp của
G.Washington thể hiện trong cuộc đời cao đẹp mà bình dị của ông là tấm gương lớn
không chỉ của người Âu Mỹ mà cả đối với chúng ta ngày nay, chúng tôi đưa lên mạng
bài này để quý vị và các bạn đọc trẻ tuổi quan tâm tham khảo.
Ngô Đức Kế viết bài này cách đây hơn 80 năm, bấy giờ văn tiếng Việt trên sách báo vẫn đang trên đường phát triển bước đầu, còn dùng nhièu từ Hán Việt và cấu trúc văn pháp chưa có những phong cách nhẹ nhàng uyển chuyển như này nay. Điều đó có thể gây trở ngại ít nhiều cho cảm hứng của bạn đọc, nhưng qua đó bạn đọc có dịp sống lại một thời đáng nhớ của lịch sử văn hoá Việt Nam.
Trong truyện có những tên đất, tên người bằng nguyên văn tiếng Anh văn, Ngô Đức Kế viết theo những nguồn tham khảo của Tân thư Truing Quốc mà phiên ra bằng từ Hán Việt, tôi từ lâu muốn chú thích ghi nguyên văn tiếng Anh, nhưng hiềm vì chưa tìm chọn được một bản truyện tiếng Anh nào có nội dung tương tự để có thể tham khảo mà chú giải. Việc này mong bạn đọc lượng tất, khi có điều kiện sẽ xin thực hiện sau.
-Ở nguyên bản do nhà in Tiếng Dân ấn hành năm 1930 không có ảnh. Giới thiệu lên mạng lần này tôi trân trọng đặt lên đầu bài ảnh chân dung Tổng thống G. Washington của Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (National Gallery of Art, Washington, nguồn:http://www.nga.gov/feature/artnation/still_life/peale_2.shtm)
-Ởnguyên bản, tên người tên đất đều thể hiện bằng từ phiên âm tiếng Hán Việt, như: Áo Đại Tư, Mã Lợi Bao, Vật Nhĩ Cát Nê A v.v…Trước đây tôi từng bỏ nhiều thời gian tra cứu để chú thích nguyên ngữ, nhưng chỉ mới chú được một ít. Nay thuận lợi hơn nhiều, nhờ có internet, tôi đã đối chiếu với trang tiểu sử G.Washington của Wikipedia để xác định các từ của nguyên ngữ như: Áo Đại Tư là Augustine Washington, Mã Lợi Bao là Mary Ball là cha và mẹ của G. Washington; Vật Nhĩ Cát Nê A là bang Virginia v.v… Cũng còn một ít từ chưa rõ, khi tra cứu được tôi sẽ chú thích bổ sung cho đầy đủ.Chân thành cảm ơn wikipedia và các tác giả.
-Trong nguyên bản, sau từng đoạn tiểu sử của Hoa Thịnh Đốn, Ngô Đức Kế có viết lời “ Phê Bình”, hồi đầu thế kỷ XX, từ “phê bình” được dùng như nay ta gọi là “Bình luận”, tức là những nhận xét, cảm xúc của tác giả và những gợi ý, liên hệ mà tác giả muốn gửi đến các độc giả trẻ tuổi là những thanh niên, học sinh Việt Nam đưong thời.-Bàn truyện Hoa Thịnh Đốn này năm 2011 tôi đã đưa lên trang blog ngoducthohannom, nhưng do vấn đề kỹ thuật chuyền đổi blog trên mạng nên bài này bị rụng mất. Nay làm thêm phần chú thích nguyên văn tên người tên đất như đã nói trên, và đăng lại tại đây. Trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc.
-Bản đánh máy vi tính nguyên dùng chữ TCVNII chưa sửa hết lỗi, lại chuyển đổi sangchữ Unicode, vì vậy nếu có chỗ nào lỗi chính tả mong bạn đọc thông cảm cho.
Ngô Đức Kế viết bài này cách đây hơn 80 năm, bấy giờ văn tiếng Việt trên sách báo vẫn đang trên đường phát triển bước đầu, còn dùng nhièu từ Hán Việt và cấu trúc văn pháp chưa có những phong cách nhẹ nhàng uyển chuyển như này nay. Điều đó có thể gây trở ngại ít nhiều cho cảm hứng của bạn đọc, nhưng qua đó bạn đọc có dịp sống lại một thời đáng nhớ của lịch sử văn hoá Việt Nam.
Trong truyện có những tên đất, tên người bằng nguyên văn tiếng Anh văn, Ngô Đức Kế viết theo những nguồn tham khảo của Tân thư Truing Quốc mà phiên ra bằng từ Hán Việt, tôi từ lâu muốn chú thích ghi nguyên văn tiếng Anh, nhưng hiềm vì chưa tìm chọn được một bản truyện tiếng Anh nào có nội dung tương tự để có thể tham khảo mà chú giải. Việc này mong bạn đọc lượng tất, khi có điều kiện sẽ xin thực hiện sau.
-Ở nguyên bản do nhà in Tiếng Dân ấn hành năm 1930 không có ảnh. Giới thiệu lên mạng lần này tôi trân trọng đặt lên đầu bài ảnh chân dung Tổng thống G. Washington của Phòng triển lãm Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ (National Gallery of Art, Washington, nguồn:http://www.nga.gov/feature/artnation/still_life/peale_2.shtm)
-Ởnguyên bản, tên người tên đất đều thể hiện bằng từ phiên âm tiếng Hán Việt, như: Áo Đại Tư, Mã Lợi Bao, Vật Nhĩ Cát Nê A v.v…Trước đây tôi từng bỏ nhiều thời gian tra cứu để chú thích nguyên ngữ, nhưng chỉ mới chú được một ít. Nay thuận lợi hơn nhiều, nhờ có internet, tôi đã đối chiếu với trang tiểu sử G.Washington của Wikipedia để xác định các từ của nguyên ngữ như: Áo Đại Tư là Augustine Washington, Mã Lợi Bao là Mary Ball là cha và mẹ của G. Washington; Vật Nhĩ Cát Nê A là bang Virginia v.v… Cũng còn một ít từ chưa rõ, khi tra cứu được tôi sẽ chú thích bổ sung cho đầy đủ.Chân thành cảm ơn wikipedia và các tác giả.
-Trong nguyên bản, sau từng đoạn tiểu sử của Hoa Thịnh Đốn, Ngô Đức Kế có viết lời “ Phê Bình”, hồi đầu thế kỷ XX, từ “phê bình” được dùng như nay ta gọi là “Bình luận”, tức là những nhận xét, cảm xúc của tác giả và những gợi ý, liên hệ mà tác giả muốn gửi đến các độc giả trẻ tuổi là những thanh niên, học sinh Việt Nam đưong thời.-Bàn truyện Hoa Thịnh Đốn này năm 2011 tôi đã đưa lên trang blog ngoducthohannom, nhưng do vấn đề kỹ thuật chuyền đổi blog trên mạng nên bài này bị rụng mất. Nay làm thêm phần chú thích nguyên văn tên người tên đất như đã nói trên, và đăng lại tại đây. Trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc.
-Bản đánh máy vi tính nguyên dùng chữ TCVNII chưa sửa hết lỗi, lại chuyển đổi sangchữ Unicode, vì vậy nếu có chỗ nào lỗi chính tả mong bạn đọc thông cảm cho.
ngoducthohannom@gmail.com
Truyện Hoa Thịnh Đốn, nhân dịp Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Ngô Đức Kế (1878-2008) chúng tôi đã sưu tập đưa vào trong cuốn : Ngô Đức Kế - cuộc đời & Tác phẩm . Ngô Đức Thọ sưu tập, giới thiêu. Sở VH –TTDL Hà Tĩnh xb.,2008.
Truyện Hoa Thịnh Đốn, nhân dịp Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Ngô Đức Kế (1878-2008) chúng tôi đã sưu tập đưa vào trong cuốn : Ngô Đức Kế - cuộc đời & Tác phẩm . Ngô Đức Thọ sưu tập, giới thiêu. Sở VH –TTDL Hà Tĩnh xb.,2008.
DI THẢO CỤ NGÔ ĐỨC KẾ
ĐÔNG TÂY VĨ NHÂN
HOA THỊNH ĐỐN
(Washington,1732-1799)
1. Tổng luận
2. Gia thế ông Hoa Thịnh Đốn và khi ông còn trẻ tuổi
Phê bình
3. Việc chiến tranh ở đất thực dân nước Anh nước Pháp
Phê bình
4. Vua nước Anh áp chế người đất thực dân
Phê bình 3
5. Nước Mỹ độc lập đánh cùng nước Anh
Phê bình 3
6. Cuộc độc lập thành công
Phê bình 3
7. Lúc ông Hoa Thịnh Đốn về nhà cùng những việc vặt của ông
Phê bình
ĐÔNG TÂY VĨ NHÂN
HOA THỊNH ĐỐN
(Washington,1732-1799)
1. Tổng luận
2. Gia thế ông Hoa Thịnh Đốn và khi ông còn trẻ tuổi
Phê bình
3. Việc chiến tranh ở đất thực dân nước Anh nước Pháp
Phê bình
4. Vua nước Anh áp chế người đất thực dân
Phê bình 3
5. Nước Mỹ độc lập đánh cùng nước Anh
Phê bình 3
6. Cuộc độc lập thành công
Phê bình 3
7. Lúc ông Hoa Thịnh Đốn về nhà cùng những việc vặt của ông
Phê bình
HOA THỊNH
ĐỐN
1. Tổng luận
Cái tâm lý phổ
thông xã hội đời nay thường nói rằng:
ở vào cái xã hội hủ bại gian giải tất phải
dùng thủ đoạn khéo léo thì mới có
sinh tồn với xã hội, gặp lúc thiên hạ suy loạn,
tất phải dùng tài trí quyền mưu mới có thể dẹp
yên thiên hạ. Vì lời nói ấy thịnh hành cho nên đám bình dân cứ lấy cái thủ đoạn khéo léo mà ứng đáp nhau, đám
quan lại cứ lấy quyền mưu tài trí mà lăng át nhau, làm cho xã hội càng thêm hủ bại,
thiên hạ càng thêm suy loạn mãi mãi. Những kẻ xướng
cái thuyết ấy vẫn có được
chứng cứ về sự thực, mà cũng có chứng
cứ trong lịch sử nữa, chứ không phải không.
Nhưng ta thử hỏi rằng: Lấy cái thủ đoạn khéo léo mà đối phó cái xã hội gian giảo, có chắc rằng cải
lương được xã hội không,
hay là lại làm cho cái tuồng gian giảo diễn ra mãi mãi?
Lấy quyền mưu tài trí mà đối
phó với thiên hạ suy loạn có chắc yên định được
thiện hạ không, hay là lại làm cho cuộc suy loạn
tiếp theo mãi mãi? Hỏi như thế thì chắc không ai
dám quyết đoán cả.
Vậy cho
nên ta dám nói rằng: người tạo ra phong khí, chứ đừng để
phong khí tạo ra người; người xoay đổi lại xã hội, chứ đừng để
xã hội xoay đổi người; vì rằng
phong khí xã hội càng hủ bại càng gian giảo bao nhiêu,
thời chúng ta càng phải lấy cái thủ đoạn mà thế tục cho rằng dốt
vụng để mà kéo lại. Điều gì mà thế tục cho là dốt vụng?
Tức là lòng chí thành. Lòng chí thành cảm động người ta không phải là nhỏ,
từ xưa đến nay, những đứa đại
gian hùng, đại đạo tặc làm ngang, làn càn không kiêng sợ
chút gì, mà thường gặp phải một hai người
có lòng chí thành, cũng bị cảm động mà phải bớt bỏ lòng hư nết dữ.
Trong lịch sử chép lại như thế thực nhiều.
Cho nên sách đại học lấy thành ý
chính tâm làm trước, mà lấy trị quốc bình thiên hạ
là sau, xem đó thời biết cái công dụng
chí thành thiệt là to lớn lắm thay!
Có kẻ nói
rằng: cái xã hội ngày nay đã
hủ bại gian giảo rất mực, mà chỉ lấy
thành thực ở với họ, thì họ lợi mình là đốt vụng mà thường thường
làm hại cho mình, người ta ai chẳng ham lợi ghét hại,
vì thành thực mà bị thiệt hại thì ai muốn thành
thực làm chỉ? Thưa rằng: không phải thế,
người ta ai cũng có thiên lương, bọn tiểu
nhân không phải không có thiên lương, chỉ vì tiểu
nhân ở lẫn với tiểu nhân, cho nên che mắt thiên
lương không phát hiện ra được,
đến khi gặp người
quân tử thì thiên lương phát hiện ra ngay, cho nên những
đứa quen làm sự gian giảo,
mà một mai gặp người quân tử chí thành, thì động lòng không nỡ dối lừa, hoặc
nghe một lời nói quân tử mà sinh lòng ăn năn hối
hận, đó là cớ gì? Đó chính là lúc thiên lương phát hiện vậy.
Vạn vật trong trời đất
tranh nhau cuộc sinh tồn, thường thường loài
nào theo loài nấy; loài cỏ cây tranh nhau sống mà không hại
gì đến loài sâu, loài sâu bọ
tranh nhau sống mà không hại gì đến
loài chim, bọn tiểu nhân gian giảo tranh nhau sống ở
trong xã hội cũng như thế mà thôi, nó làm hại nhau
thường ở trong đồng
loại, chứ người quân tử mà bị hại thì
cũng ít lắm. ấy không phải là tôi nói quá lời, mà
chính là sự thực thường có như thế.
Vả chăng, chúng ta ở trong xã hội ngày nay, có
mang cái trách nhiệm không, hay là không mang cái trách nhiệm? Nếu
không chịu mang trách nhiệm mà chỉ biết lo việc
mình, thế thì chẳng bận làm chi. Nếu có chịu mang
trách nhiệm mà muốn làm một người cải
lương xã hội xoay đổi
phong khí, thì dẫu trăm lần
nạn vạn lần nguy mà người ta cũng cứ
làm, huống chi những việc bị lừa nho nhỏ, đã thấm vào đâu.
Vì những việc bị lừa nho nhỏ mà đã lấy làm khó lòng, rồi trở lại
chiều đời theo chúng, như thế
thì có chút gan ruột nào đâu. Ông Phật
nói rằng: mình không vào địa ngục
thì ai vào địa ngục. Ông Gia Tô bằng
lòng đóng đinh trên giá chữ thập để
cứu chúng sinh. Mà sao ta lại vì muốn tránh cái hại
gian xảo của xã hội, đến
nỗi bỏ cả mình mà bắt chước theo thói gian
giảo, đó là bọn hèn mạt tầm
thường chứ không phải là bọn mày râu đứng đắn.
Vậy cho
nên ta dám nói chắc rằng: ở vào xã hội hủ bại
gian giảo bây giờ, mà ta cứ ăn ở lấy lòng chí thành, thì người quân tử
kính trọng mình, đứa tiểu nhân yêu mến
mình, xã hội tín dụng mình một cách chắc chắn,
tín dụng đã chắc chắn thì cả
xã hội đều trông nom vào mình, lấy
mình làm khuôn phép, lời mình nói ra ai cũng nghe theo, trong lúc vô
hình mà cái xã hội hủ bại gian giảo kia đã bị mình cảm hóa. Thế thì một
người mà có cái sức thay đổi
cả xã hội, cái thủ đoạn
ấy khéo léo biết bao! Những người mắt tục
tưởng ta là dốt vụng; còn những kẻ bắt
chước thói gian giảo thì cứ anh này lừa anh kia, rồi
anh kia lại lừa anh này, lừa dối lẫn nhau mà hai
bên đều bị thiệt hại,
thì đến bây giờ họ mới
biết họ thiệt là vụng mà không phải khéo. Độc giả nếu chưa tin lời
thời hãy xin xem truyện ông Hoa Thịnh Đốn là người dựng ra nước
Bắc Mỹ.
2. Gia thế ông Hoa Thịnh Đốn và khi ông còn trẻ tuổi
Tổ tiên
ông Hoa Thịnh Đốn vốn người
nước Anh. Ông tằng tổ ông tên là Tộ Chỉ [John Washington]. Năm 1658, ông Tộ Chỉ [John Washington] cùng anh em hai người qua
châu Bắc Mỹ tỉnh Vật Nhĩ Cát Nê A [Virginia] mua đất ở, được ít lâu, ông ấy
ra làm quan binh, làm đến chức Đại tá, sinh được
hai người con trai; người đầu tiên là Lỗ Liên Sĩ [Lawrence]. Ông Lỗ Liên Sĩ
cũng sinh được hai người
con, người thứ hai tên là Áo Đại Tư. Áo Đại
Tư [Augustine Washington (1694–1743)] lấy vợ sinh được bốn người con, được ít lâu vợ chết, lại lấy
vợ khác tên là Mã Lợi Bao [Mary Ball (1708–1789)], sinh được năm người con trai, ông Hoa
Thịnh Đốn là con đầu lòng.
Ông sinh
năm 1732 tháng 2 ngày 22, khi
ông mười ba tuổi thời người cha chết, để lời lại chia gia
tài điền sản cho mấy
người con, mỗi người đều được một phần đất ruộng. Lúc bấy
giờ ông còn bé, nhờ bà mẹ Mã Lợi Bao [Mary Ball] xem sóc cho. Bà ấy
có đức hiền, sắp đặt việc nhà, dạy giỗ con cái,
bà con làng nước ai nấy đều
khen.
Tỉnh Vật
Nhĩ Cát Nê A [Virginia] vốn
không có trường học cao đẳng,
mà người trong tỉnh ấy cũng chỉ trông cho biết
những việc tri sinh[1]
mà thôi, bởi thế con em đi
học, nếu đã tập được cái học phổ thông thời
đã cho làm đủ rồi, nếu muốn có cao đẳng giáo dục thời phải qua học
ở nước Anh. Ông lúc bé cũng vào học hiệu
trong tỉnh ấy học, cho nên ông cũng chỉ học được những cách đọc sách tập chữ, tính toán, biên sổ
sách mà thôi. Khi ông học ở trường thời siêng năng chăm học,
lúc nghỉ học thì ưa làm những cách hoạt bát
như những cách đua tranh, nhảy
vọt, đua sức, múa gậy, lại
hay chơi về việc quân binh, thường nhóm bạn học
trong trường, chia làm đội
ngũ làm cách luyện tập quân đội, hoặc có khi giả làm đồn làm trại, diễn tập các cách thức đánh giặc.
Khi ông bé không
hay làm văn chương, học chữ
Pháp cũng không tiến bộ lắm, nhưng ông học
thì chỉ thiết về đường
thực dụng, hay làm sách nhật ký. Ông học toán hiểu
được nhiều, đã học thông được
phép kỷ hà , lại ưa làm phép trắc lượng. Ông
vẽ đồ nhiều lắm, đều đẹp
và đúng, không có sai lầm chút nào.
Ông cốt học lấy những điều thiết dụng, cho nên phàm văn thư khế khoán đều hay nhớ ngầm được cách thức; lại hay góp những
lời cách ngôn, chép thành một quyển sách, thường
thường xem đọc sách ấy để sửa mình. Bởi ông hay chơi đùa cách chiến đấu, nên cái tính khí của ông là kịch liệt lắm,
nhưng ông khéo biết tự chế, sinh bình giữ khuôn
phép, không làm những việc trái đạo
đức, vậy nên không khi nào
phạm đến tội ác. Cái quyển
sách ông góp những lời cách ngôn đó, đặt tên sách là Ngôn hành quy
luật”[2],
thường lấy sách ấy để
mà sửa sang ngôn hành của mình, làm nên một nhân vật
vĩ đại. Sách ấy nhiều đến mấy trăm điều, nay xin cử một
vài điều như sau này:
[Điều] 2 : ở trước mặt
người ta, lấy tiếng mũi mà hát hoặc lấy
tay múa men ấy là điều bất kính lắm.
[Điều] 12: ở trước mặt những
người có học thức thời không nên nói lặp những
điều nhỏ mọn; đối với những người không
có học thức chớ nói những điều cao sâu mà người ra khó hiểu,
và những vấn đề to lớn.
[Điều] 14: Trước khi mình cất lời
nói, thời nên xét lại xem có nên nói không? rồi sau dần
dần thuận thứ tự mà nói cho rõ ràng, ấy mới
là người biết nói.
[Điều] 57: Điều
nói việc làm ắt phải đối
với lương tâm mình không có thẹn.
Xem mấy điều trên thì biết ông Hoa Thịnh Đốn chẳng những là người
anh hùng mà thực là người thánh hiền vậy.
Ông Hoa Thịnh
Đốn là người có can đảm trí thức, làm việc gì cũng
chẳng sợ nguy hiểm. Ông thường cho những
người đi làm lính hải quân. lấy
bể làm chiếu lấy trời làm màn, suốt ngày đánh nhau cùng gió mạnh sóng dữ, như
thế là khoái thích lắm, cho nên ông muốn đem thân ra làm hải quân. Lúc ông 15 tuổi,
anh ông là Lỗ Liên Sĩ [Lawrence] kiếm cho ông được một chức hải quân thiếu
úy hậu bổ sinh . Ông mừng lắm, muốn đi mà bà mẹ không cho, vì sợ rằng lúc
ấy những người sĩ quan hay buông tuồng không
giữ khuôn phép, mà ông tuổi trẻ dễ bị tập
nhiễm, nên cứ bắt đi
học.
Khi ông mười
sáu tuổi thì tốt nghiệp ở trường tiểu
học hiệu, lúc ấy ông đã
thông những phép kỷ hà, tam giác, trắc lượng, có
tâm đắc lắm mới làm thực
địa luyện tập, trắc
lượng những miếng đất
quanh trường học. Ông trắc lượng rất
tinh tế, biên chép rất kỹ, chẳng sai chút nào. Có
người cười ông học chắc chắn quá,
nhưng ông không lấy lời nói ấy làm phải, bởi
vì ông cho rằng người ở đời bất kỳ việc gì cũng nên phải làm chắc
chắn mới được.
Anh em ông đều được
duy sản cha để lại, chia đất mà ở. Người anh đầu ông là Lỗ Liên Sĩ [Lawrence]ở đất Hàn Trình [Ferry]. Ông đã tốt nghiệp ở trường tiểu học,
mẹ ông bảo ông qua ở với anh. Người bố
vợ ông Lỗ Liên Sĩ tên là Phật Ai [William Fairfax] thường đến nhà rể chơi, thấy ông Hoa Thịnh
Đốn là người thật
thà, ngay thẳng, chín chắn, bạo dạn, ông yêu lắm;
thường đem ông Hoa Thịnh Đốn đi
xem chỗ lãnh địa của ông ta, xem khắp
những sông núi, ruộng nương, trong lúc đi săn bắn.
Ông Phật
Ai [William Fairfax] là người văn nhân, tính ông hay ưa những người
đại nhân vật, thấy
ông Hoa Thịnh Đốn là người có sức
nhẫn nại, gặp việc hay phán đoán rõ ràng và không bỏ những điều nhỏ mọn; mới mời ông
Hoa Thịnh Đốn đi trắc lượng chỗ lãnh địa của ông ta. Nhưng mà lãnh địa của ông xa ở trên ngàn, rộng
hơn đến mấy mươi dặm,
đều là khe lớn rừng
rậm, rất là hiểm ác, lại thường có những
người thổ phiên cướp bóc, những con thú dữ
cắn người, nếu không phải người có tính
nhẫn nại cùng có khí mạnh dạn phi thường, thời
không làm được. Và lúc bấy giờ,
nước Anh dời dân sang châu Mỹ rất nhiều,
người nào cũng muốn chiếm lĩnh một miếng
đất. Vậy nên ông Phật
Ai [William Fairfax] kíp muốn mời ông Hoa Thịnh
Đốn trắc lượng để giữ phần đất của mình.
Ông Hoa Thịnh
Đốn, đã nhận lời ông Phật Ai [William Fairfax] , năm 1748 cùng một người bạn đi đến
nơi ấy trắc lượng, ngày nào cũng chăm làm, ở một cái nhà rất nhỏ.
Thường ngày có trù tính việc gì thì suốt đêm không ngủ, một đôi khi nhân ban ngày trắc lượng nhọc
mệt, đêm lại muốn nằm mà
phòng nằm lại không được
sạch sẽ, chỉ lót cỏ rạ mà nằm, không có nệm
mà lại lắm rệp, ông không nằm được thường ngồi trên ghế,
nhấp mắt đợi sáng.
Ông Hoa Thịnh
Đốn vốn là con nhà giàu,
sinh bình chưa quen việc khó nhọc. Từ khi ông đến trắc lượng chỗ ấy
ngày nào cũng ở trong rừng sâu núi rậm, qua suối
trèo non, và những thú dữ, những thổ phiên lại
thường quấy ông, đêm
về thường không được
ngủ, nhưng mà ông cứ tự nhiên như là sinh bình đã từng trải qua những cái cảnh
ấy, bởi thế nên can đảm
ông càng thêm luyện, thân thể càng thêm khỏe, ngày sau làm được công nghiệp lớn, danh tiếng
to, đều là đắc lực tự khi ấy. Ông đi trắc lượng hai tháng, phá được những điều chướng ngại, lấy cái
tài tinh xảo kỹ càng mà làm hết chức vụ; mới
biết hết được cái hình thể thổ
địa, và cái tình hình bọn
thổ phiên, vậy nên sau ông làm tướng đem quân tới đâu
cũng được, đều là nhờ biết thuộc hết
địa thế. Từ đấy về sau trong ba năm ông cứ chuyên về trắc lượng,
nổi tiếng là một nhà trắc lượng giỏi.
Nhà ông Phật
Ai [William Fairfax] có sách rất nhiều, ông
Hoa Thịnh Đốn đã ở nhà ông ấy, nên được xem xét các thứ sách, khi thong
thả thường cùng ông Phật Ai [William Fairfax] bàn bạc, nhân đó trí thức lại càng thêm giỏi. Cách
vài năm sau thì đất thực dân nước Anh nước
Pháp có việc chiến tranh.
Ông Hoa Thịnh Đốn thuở bé nhờ bà mẹ dạy bảo nhiều; sau tuy có học
ở trường tiểu học nhưng học cũng không được mấy, bởi vì lúc ấy tỉnh Vật Nhĩ Cát
Nê A không có trường cao đẳng giáo dục. Ngày nay bạn học sinh thanh niên tự
mình không biết ham học mà thường cứ chê học đường không tốt; thử xem ông Hoa
Thịnh Đốn làm nên bậc thánh hiền hào kiệt, mà lúc đầu đi học thời chẳng qua học
ở tại trường tiểu học tĩnh Vật Nhĩ Cát Nê A mà thôi.
Bạn học sinh thanh niên ta ngày nay đã chơi đùa thời không chịu
dùng công phu, đã họat bát thời không hay giữ khuôn phép. Xem ông Hoa Thịnh Đốn
ưa làm chơi đùa, mà học toán thuật học trắc lượng càng thêm tinh, ưa làm hoạt
bát, mà một lời nói một việc làm đều giữ khuôn phép. Xem thế thời biết phàm làm
việc gì phải biết từng phân từng tấc, nếu mình biết tự chăm chỉ, thời chơi đùa
cũng chẳng ham gì, nếu mình hay giữ giàng không phóng túng, thời họat bát cũng
không có hại; chớ không phải rằng suốt ngày ngồi im mới bảo rằng biết ham
học và biết giữ khuôn phép.
Ta thường cho thánh hiền cùng hào kiệt không giống nhau. Thánh
hiền giữ lễ phép, cho nên đại thuần; hào kiệt không giữ lễ phép cho nên tiểu tì
. Nhưng xem ông Hoa Thịnh Đốn thì chẳng thế, ông thực là người thánh hiền mà lại
là người hào kiệt. Xem sách Cách ngôn của ông thời thánh hiền ngày xưa công phu
sửa mình chẳng như thế. Xem ông hay làm nhật ký và sao lục các thức văn thư khế
khoán thời đủ biết ông đi học ưa thiết dụng, xem ông ưa làm trắc lượng và vẽ đồ
tinh tế thời biết ông làm việc hay chắc chắn. Xem ông làm việc trắc lượng cho
Phật Ai [William Fairfax] , không kể mình là con nhà giàu, mà trải bao phen
ngày đêm khó nhọc không được nghỉ ngơi, thời đủ biết ông đối với người là cẩn
thận mà không phụ cái việc người ta phó thác. Xem chỗ lãnh thổ của ông Phật Ai
[William Fairfax] là đồng hoang rừng rậm, nào thú dữ, nào thổ phiên , biết
bao hiểm trở, mà ông làm hết chức trách không chút nào lười biếng, đủ biết cái đảm
lượng ông rất hùng tráng; kết quả về sau biết được hình thế núi sông xét được
tình hình dân mọi, có bổ ích cho ngày sau ra làm việc nước. Xem thế thì biết
phàm người ta bất kỳ khi nào, chẳng nề việc gì, cũng nên để ý kỹ càng chứ không
nên quên sót những việc nhỏ mọn vậy.
Tự
đời xưa, kẻ
anh hùng phần nhiều nhân thời thế mà khởi lên,
cho nên kẻ anh hùng là kẻ con tặng của thời thế
vậy. Không gặp thời thế nhà Tần, thời sao
có ông Lưu Bang, ông Hạng Vũ? Không gặp thời thế
nhà Hán, thì sao có ông Lưu Bị, ông Khổng Minh? Cho nên muốn
thuật cái sự tích của anh hùng, thì phải đưa cái thời thế
có quan hệ đến
anh hùng mà nói trước
Trước
năm 1492 ông Kha Luân Bố
[Cristoforo
Colombo
(1451-1506)] đã tìm ra Châu Á Mỹ Lợi Gia , các nước
Châu Âu thấy đất
Châu Mỹ màu mỡ đua nhau đưa dân sang ở; đến cuối thế kỷ
thứ 17 suốt bờ biển Đại Tây Dương Bắc
Mỹ đều là đất thực dân của
các nước. Nước Tây Ban Nha giữ đất Trung Mỹ,
nước Pháp thì giữ phía Bắc đất Bắc Mỹ; mà nhất
là lãnh địa nước
Anh là lớn hơn cả. Nước Pháp có lòng ghen ghét, cho
nên nước Anh nước Pháp thường nhân việc
muốn mở rộng đất thực dân mà sinh đánh nhau. Năm 1752 Anh và Pháp lại nhân việc
địa giới ở
đất thực dân,
hai nước cãi nhau; nước Pháp xui giục quân thổ
phiên lấn cướp lãnh thổ nước Anh; quan trị
sự thủ lĩnh nước Anh hạ lệnh mộ
dân binh toan đánh nước Pháp.
Lúc ấy ông Hoa Thịnh Đốn đã hai mươi tuổi, xin bà mẹ đầu thân vào lục
quân, bà mẹ cho đi.
Cách
tổ chức dân binh, mỗi châu chia làm mấy khu , mỗi
khu đặt một quan
thiếu tá. Ông Hoa Thịnh Đốn đã ra đang việc quân, quan trị sự sai ông làm
quan Thiếu tá coi một khu. Khi ông đã nhận chức, ngày đêm đọc sách binh
thư, lại tới nhà binh học gia, nghiên cứu việc
quân. Chẳng may ông bị đau mà người anh ông cũng đau, được ít lâu
người anh chết, gởi vợ con lại cho ông. Lúc ấy
ngoài thời loạn nước, trong thời nạn nhà, chạy
vạy trong ngoài rất là khó nhọc; nhưng ở trong đã bằng lòng anh chị,
ra ngoài cũng không lười biếng việc quân, cái tâm
tư của ông đã nhỏ nhặt mà lại rộng rãi như
thế.
Lãnh
thổ nước Anh ở châu Bắc Á Mỹ Lợi Gia
thì tỉnh Vật Nhĩ Cát Nê A [Virginia] là trung tâm điểm. Quan trị
sự tỉnh ấy chia cả tỉnh ra làm bốn khu, mà
một khu về phương bắc rất là trọng yếu,
duy có ông Hoa Thịnh Đốn đương được chức quan khu ấy. Ông bèn vâng mệnh
quan trị sự làm trưởng khu phương bắc,
khi ấy ông mới có hai mươi hai tuổi.
Khi ấy
nước Pháp mới liên hợp các đất thực dân lại tự
Hồ Lớn cho đến Mật Sĩ Thát Tát [Misisipi] trong khoảng vài
nghìn dặm đều
chọn nơi hiểm trở mà đóng quân, lấn vào lãnh thổ
nước Anh. Lại dỗ bọn thổ phiên đánh quân nước
Anh, rồi dựng đồn lập trại ở đó. Quan trị sự
muốn sai người sang trách hỏi nước Pháp.
Nhưng việc ấy trọng đại mà lại nguy hiểm,
không ai dám đi, ông Hoa Thịnh Đốn mới than rằng:
“Dân trong tỉnh này đã lo mất đất mà lại sợ mạo hiểm, việc
trong thiên hạ ắt trước phải ưu hoạn, rồi
sau mới được an lạc.
Ta nay mà không đi
thì ai ai cũng bó tay mà ngồi nhìn, bọn giặc lại
thêm đắc thế!”. Ông
bèn hăm hở xin đi. Khi ấy quân Pháp đánh lấy lãnh thổ
nước Anh, lấy được nơi nào thì đắp thành lũy mà giữ
lại. Những người buôn bán nước Anh qua lại
dọc đường thường
bị cướp bóc. Quan trị sự mới kíp giục
ông Hoa Thịnh Đốn
đi. Ông mới đi cùng bốn người
thổ nhân với một người thông ngôn; đi qua rừng núi rất
là hiểm trở; nhưng ông ngày xưa đã từng đi trắc lượng cho ông
Phật Ai [William Fairfax] , cho nên ông biết hết các nẻo đường. Được vài ngày đi đến một làng, ông gọi
những người tù trưởng giống dân da đỏ trong làng ấy
lại, nói với chúng nó rằng: mình vâng lệnh đi sang quân Pháp; các tù
trưởng đều
cảm động sai bốn
người thổ dân hộ tống ông đi.
Người
Pháp thường xui giục bọn thổ phiên phản
nước Anh, nên những người đi với ông thường muốn
giữa đường trốn
tránh, nhưng thấy ông là người trưởng giả
không nỡ bỏ đi. Khi đã đến
quân Pháp, vào quan tổng đốc Pháp nói chuyện. Quan tổng đốc Pháp nói rằng:
“Ta vâng mệnh quan trên vì lấy đất mà sang đây, ta chỉ biết
cái trách nhiệm của ta, ngoài ra ta không biết việc
gì”. Ông Hoa Thịnh Đốn nghe ông tổng đốc nói, biết cuộc
hòa ước tất không xong, mới trộm dò các hình thế
thành trại quân Pháp và quân đội Pháp nhiều ít mạnh yếu thế
nào rồi về. Lúc về dọc đường lại càng nguy
hiểm lắm, núi cao chót vót không thể vin trèo được, lại
gặp mùa đông, trên đỉnh núi tuyết
trắng như giá, đi dọc đường thường thường bị
tuyết trên đỉnh
núi rơi xuống bằng hòn đá lớn, nếu tránh không
lanh tất phải bị chết, người thổ dân
không chịu khổ được đều trốn hết, chỉ còn một
người theo ông, mà trinh thám Pháp lại thường nấp
ở trong rừng lén bắn. Con ngựa ông cưỡi bị
ngã mấy lần, rồi chết rét mất. Ông mới cùng
một người thổ dân truồng chân đạp tuyết mà đi, trong rừng chẳng
có người ở, không biết nghỉ vào đâu, mà lương thực
lại hết, không biết lấy gì mà ăn, đói quá, nhặt những miếng
tuyết trên đất
mà nuốt, rét run không thể đi được, phải nằm
giữa tuyết rồi lại dậy đi. Đi được 10 ngày về nói
chuyện với quan trị sự và nói ở dọc đường có nhiều
nơi nên lập đồn trại. Quan trị sự lại mộ
thêm dân binh cho ông làm chức Trung tá, mà sai người khác đi qua lập đồn trại. Quân
Pháp dò biết đem
quân đến lén đánh, những quân lính
đi làm trại đó đều bị bắt hết.
Khi ấy ông Hoa Thịnh Đốn đốc suất dân binh dọc đường đắp đồn trại tính kế
phòng giữ, nghe có một đội quân Pháp đóng gần trong 5 dặm, ông mới nhân lúc ban đêm đem một đội quân 40 người
lén đến đánh, giết được một
người tướng và bắt được 21 người đem về. Quân Pháp ở
đấy trốn hết.
Ông sợ người Pháp quay lại nên mới sửa sang
dinh lũy để chống cự.
Lúc ấy
quân Pháp giữ chỗ hiểm có quân đến vài vạn người
đóng đồn về
phương tây, muốn thừa thế xông vào chính giữa
lãnh thổ nước Anh, do đường tắt kéo thẳng
đến Nữu Ước.
Các đất thực dân
nước Anh nơi nào cũng bị giặc mà dân binh mộ
chưa thành, đồ
binh khí thuốc đạn lại không đủ, quân địch nhóm tòan lực
về mặt đông
tỉnh A Lễ Giai Nê [Necessity].
Ông
Hoa Thịnh Đốn
định kế muốn
chia lấy binh lực giằng co với quân Pháp khiến
quân Pháp trở về mặt tây mà quân Anh được nhân dịp sắp
đặt binh bị.
Ông bàn với quan Đại úy tên là Mã Chi Y. Ông Mã Chi Y mới tự
nước Anh sang không biết tình thế, cho ông Hoa Thịnh
Đốn như thế
là mạo hiểm. Ông Hoa Thịnh Đốn nói: “Nay quân địch đông sức, quân ra
không đủ chống lại,
thà là đưa quân đến chỗ xa đón đường mà đánh, nếu có thua nữa,
nhưng quân địch
bị quân ta giàng giữ không sang được phía đông thì các đất thực dân ta
nhân đó mà sắp đặt quân gia,
mưu ấy thực là vạn toàn lắm”. Nói thế ông mới
đem quân tỉnh Vật
Nhĩ Cát Nê A [Virginia] kéo thẳng lên. Ông Mã Chí Y sợ thua, can ông
mãi, ông quát rằng: “Quân mưu đã quyết chớ nên lo”, rồi
ông đem quân sĩ lên giữ
phía tây.
Khi
quân địch kéo tràn đến bắn súng đánh rất dữ dội,
quân Anh nép lặng không đánh lại mà lén quân phục ngoài ải, khi quân
địch tiến lên,
ông Hoa Thịnh Đốn
đưa quân xông ra đánh, phục binh
cũng khởi lên đánh nhau vài giờ, giết giặc rất nhiều,
súng đạn bắn thấu
vào giữa trận giặc, quân giặc không chống được, đến tối ngày giặc
đem quân tháo lui. Khi ấy
quan tướng Pháp sai người lại xin hòa, định ước
nghỉ đánh trong một năm.
Trận
ấy quân bộ hạ ông Hoa Thịnh Đốn chỉ chết có 12
người và bị thương có 42 người. Hòa
ước đã
xong, người Anh mới nhân dịp đó sắp đặt quân gia, cách phòng bị
các đất thực dân
càng thêm bền chặt.
Từ
khi ông Hoa Thịnh Đốn cùng tướng nước Pháp nghị
hòa với nhau nghỉ quân một năm không đánh; từ đất A Lễ Giai
Nê [Necessity] về phía tây
nước Anh không đặt đồn trại nữa. Đến khi quân Pháp đã lui, quan trị sự
muốn bội ước lại đặt đồn trại ở đất A Lễ Giai
Nê [Necessity], ông Hoa Thịnh Đốn can rằng: “Quân
nước mình nhiều người chưa huấn luyện,
mà binh khí cũng không đủ, trời đương mùa đông rét, không tiện đi đánh xa, vả lại tờ
hòa ước đình
chiến một năm, nay mình lại gây việc ra, thế là thất
tín với thiên hạ, lẽ không nên làm”. Quan trị sự
không nghe lời ông, truất ông xuống làm đại úy, ông bất
đắc dĩ mới
từ chức.
Quân
Anh đã đặt đồn trại ở đất A Lễ Giai
Nê [Necessity], người nước Pháp trách rằng
trái lời hòa ước, đem quân sang đánh. Quân nước Anh thua luôn, đất thực dân
nguy lắm. Quan trị sự bèn viết thư về bản
quốc xin thêm quân. Năm 1755, nước Anh sai một tướng đưa hai đội quân sang cứu.
Ông tướng cầm quân ấy vốn nghe tiếng ông Hoa
Thịnh Đốn, khi sang tới
tỉnh Vật Nhĩ Cát Nê A [Virginia] mới nói với
quan trị sự phục chức lại cho ông Hoa Thịnh
Đốn. Ông mới
nói với quan tướng quân rằng: “Nay quân đội ra không nên nhóm
lại một nơi, nên chia ra kéo thẳng lên thuộc địa Pháp, nhân lúc
quân tiếp cứu Pháp chưa đến ta đánh mà phá thì hơn”. Ông tướng
không dùng lời nói, ông đem cả đội kéo lên. Ngày mồng 9 tháng bảy, sáng
mai, quân Anh kéo lên cách dinh quân Pháp mười dặm, toan qua
sông, gặp quân phục binh Pháp, khi ấy toàn đội binh Anh nhóm lại
một nơi, súng giặc bắn mạnh không có chỗ
tránh, chết và bị thương hơn 700 người.
Quân sĩ đều giận ông
tướng ấy không nghe lời nói ông Hoa Thịnh Đốn nên chi phải
thua, mới lấy súng bắn ông tướng ấy, ông bị
thương bốn ngày rồi chết. Trận ấy ngựa
ông Hoa Thịnh Đốn
cưỡi cũng bị chết hai con; trên áo trúng phải
đạn bốn chỗ,
may mà không chết.
Trước
khi ấy, quân tướng Pháp nghe nước Anh sai quan đại tướng
mang quân sang cứu, sợ lắm toan bỏ đồn trốn, có
người bộ tướng rằng: “Nay quân Anh nhóm cả
đội làm một chỗ
mà kéo qua sông nếu ta dùng phục binh nhân lúc qua sông đón mà đánh thì ắt thắng
trận”. Quan tướng Pháp theo lời nói ấy mới đánh được quân Anh.
Người đất
thực dân nước Anh được tin bại trận người nào
cũng giận quan tướng Anh không dùng lời ông Hoa Thịnh
Đốn mà các quân đội tỉnh Vật
Nhĩ Cát Nê A [Virginia] ai cũng khen ông Hoa Thịnh Đốn là người
có trí dụng. Quan trị sự bị dư luận bắt
buộc phải thăng chức cho ông Hoa Thịnh Đốn.
Năm 1756, chính phủ
nước Pháp lại sai một ông tướng làm quan tổng
đốc, nhân khi quân
tướng Anh không có phòng bị, đem quân cướp đánh, tự đất Gia Nã Đại [Canada]kéo xuống, thế
rất mạnh, trong một tuần chủ nhật đã kéo đến thành Nữu
Ước. Tướng giữ thành ấy không chống lại
được, cầu
cứu cũng không được, thành mới hãm mất, tướng
sĩ Anh bị giết nhiều lắm. Quân Pháp đến đâu được đấy, cướp
được lãnh địa lớn gấp
hai mươi lãnh địa nước Anh. Quan trị sự mới
dùng ông Hoa Thịnh Đốn ra làm tổng đốc để tổ chức quân đội. Quân đội ở đất thực dân đã không có kỷ luật,
đều những quân
ô hợp, binh khí lại không được tốt, quân lính phần nhiều
ngang ngửa không giữ kỷ luật, nhiều khi ra đánh thường hay
trốn tránh. Quân Pháp nhân dịp đánh được Anh, bắt bọn
thổ phiên theo mình, bảo chúng nó cướp bóc các lãnh thổ
Anh. Quân Anh đã phải giữ,
quân Pháp đến đánh, không có sức
phòng giữ thổ phiên. Ông Hoa Thịnh Đốn nghĩ rằng: Muốn
đánh quân giặc thời
trước phải sửa sang quân chế, nhưng sợ
quan trị sự không cho, mới ước với quan trị
sự rằng phải cho ông cái quyền sửa sang sắp
đặt quân đội, mà đừng có ngăn trở gì mới được, quan trị
sự cũng phải nghe ông, khi ấy ông mới chịu
ra nhận chức.
Ông đã ra nhận chức
mới sửa sang kỷ luật, sắm sửa khí giới,
luyện tập quân lính, khi ấy quân lính vẫn quen phóng
túng, thấy ông buộc vào kỷ luật, đều không muốn
theo hiệu lệnh của ông, ông mới xin với Châu hội
phàm quân sĩ ai có trái mệnh lệnh, hoặc bỏ quân
ngũ, hoạc làm bạo loạn, thì đều lấy quân pháp mà trị
tội. Châu hội cho ông quyền ấy, tự ấy, quân
sĩ đều phải theo mệnh
lệnh ông cả.
Khi ấy
có viên đại úy nước
Anh tên là Đào Cao Lỗ không muốn
theo mệnh lệnh ông, ông mới bắt phạt nặng.
Viên đại úy ấy giận
lắm, kiện với tổng đốc Anh tên là Tạ Lệ.
Ông sợ ông Tạ Lệ không rõ câu chuyện đầu đuôi, mới tới
nhà ông Tạ Lệ nói chuyện. Ông Tạ Lệ mừng lắm,
truyền lệnh bắt ông đại úy phải theo tiết chế quan tổng
đốc đất thực dân (tức
là ông Hoa Thịnh Đốn), hễ trái lệnh thì cứ phép trị
tội, từ ấy các tướng sĩ đều phải theo mệnh
lệnh ông cả.
Quân
luật đã chỉnh đốn, nhưng
lương thực quần áo của quân sĩ đều không đủ, các quân sĩ
không bằng lòng, ông mới cùng quân lính đồng chịu khổ sở,
khi ăn khi uống, khi nằm
khi dậy cũng đồng với quân sĩ, quân sĩ đều cảm phục,
xin vì ông hết sức.
Chính
phủ Anh biết rằng việc giao thiệp với
nước Pháp ở đất thực dân không đánh thì không xong, mới tuyển
tinh binh và hạm đội sang châu Mỹ , sai Hồ Áo Ty làm tổng
đốc mà ông Hoa Thịnh
Đốn thì cứ cầm
quân đất thực dân
như cũ. Khi ấy các tướng tá nước Anh mới
sang, cùng với quân quan ở thực dân không ưa nhau. ý họ
khinh quân đất thực dân
không đủ nói việc đánh chác. Tới tháng
bảy, tiến quân lên đánh quân Pháp. Ông Hoa Thịnh Đốn xin với Hồ áo Ty
tự đem quân đội mình làm tiên
phong. Đến đất giặc, giặc
ra đón đánh, ông đưa quân đội tỉnh Vật
Nhĩ Cất Nê A lên đánh, quân Pháp thua, bỏ thành chạy, ông không đuổi theo, vào thành
cắm quốc kỳ lên. Sáng ngày hôm sau, tổng đốc Hồ áo Ty mới
đến. Từ ấy
tướng hiệu nước Anh không dám khinh quân đội thực dân nữa.
Quân Anh chia mấy toán mà tiến đánh đâu được đấy, quân Pháp chỉ
còn một thành Khôi Bắc Khắc. Thành ấy kiên lắm,
quân Pháp hết sức giữ, quân Anh kéo đến dưới thành, thấy
bên tả bên hữu đều là sông, thành đóng ở trên cao, cách mặt
nước 200 thước Anh, quân Anh 8000 vây thành đánh mãi không được, mới
dùng mưu chước, đêm lại chèo thuyền qua sông, đem quân đến tận dưới
thành, tìm chỗ không dốc lắm, vin dây cây mà leo lên, giết
hết quân canh cửa Pháp, quân Anh lên được hết cả
cùng quân Pháp đánh
nhau giữa bình nguyên, quân Pháp phải hàng. Từ ấy toàn cả
đất Gia Nã Đại (Canada), đều thuộc về
nước Anh hết. Anh Pháp hai nước mới ký điều ước
hoà bình, không đánh
nhau nữa.
Trận
đánh ấy trước
sau đến sáu năm, tốn của hao
người không biết là bao nhiêu. Anh đã được Pháp, lấy được lãnh thổ
ở Châu Mỹ gấp mười khi trước. Anh Pháp
đã thôi đánh, ông Hoa Thịnh Đốn không muốn đương việc
binh nữa, mới từ chức về, các tướng hiệu
không muốn về. Khi đưa ông , nhiều người vin xe chảy
nước mắt.
Khi
ông 17 tuổi, đã
cùng một người con gái tên là La Lan hẹn lời làm vợ
chồng, chưa được mấy lâu, nàng ấy chết mất.
Ông thương tiếc lắm, đến khi Anh Pháp đánh nhau, ông ra đương việc
quân, rồi cũng quên việc ấy đi. Khi cuộc chiến tranh đã xong, ông về nhà
quê, mới cùng bà Mã Lỗ Đài [Martha
Dandridge Custis].kết hôn. Bà ấy là đàn bà goá, đã có một con trai và một con gái, chồng chết,
không biết nương tựa vào ai, mới lấy ông. Bà đẹp lắm, mà lại
có tài, đã lấy ông đem cả con cái về
ở với ông, ở trong gia đình rất là vui vẻ. Ông
Hoa Thịnh Đốn
xem hai người con ấy cũng như con mình, về sau
bà ấy không sinh nữa. Những người sùng bái ông, đều lấy ông
không có con làm tiếc, nhưng ông làm người cha dựng
nước Mỹ, ngày nay mấy mươi triệu dân Mỹ
đều là con yêu của
ông cả, còn phàn nàn gì!
Thời đại nào có anh hùng thời đại nấy, thế giới càng văn minh thời các khoa học vấn
càng phát đạt. Từ
nay về sau thì những kẻ anh hùng ở thảo dã tất
không có nữa. Ông Hoa Thịnh Đốn nhất sinh đi học chẳng qua ở tiểu học đường, chưa có giáo dục
cao đẳng, vẻ lại
chưa từng học việc quân, chẳng qua đọc sách binh thư của
mình và nghiên cứu việc quân ở nhà binh học được một ít mà thôi.
Nhưng mà ra làm được
quan tướng, đầu
đánh được Pháp, sau thì đánh được Anh, làm một người giỏi nhất
dựng nên nước Mỹ. Xem thế thời biết
khoa học quân sự lúc bấy giờ chưa phát đạt lắm. Bằng ở
thế giới ngày nay, học quân sự ngày mỗi thêm
tinh, các thức khí giới rất là tinh nhuệ; làm ông
tướng ra cầm quân, nếu không có học vấn giỏi,
có kinh nghiệm lắm thời không làm nổi; chẳng những
làm ông tướng, mà làm một người cai, một
người đội
cũng không dễ, là bởi cái thời thế đời xưa đời nay khác nhau. Người
đời nay đọc chuyện anh hùng thời
phải biết làm anh hùng, đời xưa dễ làm anh hùng, đời nay khó. Làm anh hùng đời nay thời học vấn đạo đức
việc gì cũng phải giỏi gấp mấy người,
mới làm nên công nghiệp; không nên bảo rằng những
người anh hùng đời xưa không có học vấn mấy mà
cũng thành công mà ta chỉ ngồi đợi cơ hội, bất tất phải dụng
công học vậy.
Ông Hoa Thịnh Đốn khi ra đương chức, thì người anh chết mà
ông cũng bị đau,
khi ấy ngoài thì quân giặc, trong thì nạn nhà, mà ông trong
thì thờ chị nuôi cháu, ngoài thì sắp đặt việc quân. Việc công việc tư, đều làm trọn vẹn cả.
Các bọn thiếu niên ngày nay mượn
tiếng yêu nước mà xướng lên những câu “phá hoại”
gia tộc, “gia tộc cách mạnh”, không những anh em chú
cháu đã không đoái hoài mà cha mẹ cũng xem
như người dưng vậy. Than ôi, nước gốc
ở nhà, xem hai chữ “nước nhà” thì biết. Người
đời nay thường
hay nói rằng: “Làm việc thiên hạ thời không đoái hoài đến nhà”, cứ thực ra thì nếu thiệt làm được việc thiên hạ
cũng còn có thể nói được, nhưng chẳng thấy làm được việc gì là việc
thiên hạ, mà chỉ thấy những không đoái đến nhà, những người ấy chẳng khác
gì người điên
cuồng vậy.
Ông Hoa Thịnh Đốn khi đi
qua quan tổng đốc
nước Pháp, dọc đường khổ sở nguy hiểm, thực
người khác không chịu nổi, mà ông giữ được vô sự mà về,
lại dò biết được
quân Pháp yếu mạnh, xem xét được tình thế các nơi để lập đồn trại, thực là một người trí
dũng kiêm toàn.
Đương
lúc ở đất thực
dân binh bị không đủ,
những quân ứng mộ đều là quân ô hợp, lương thực khí giới
thiếu thốn, quân Pháp và quân thổ phiên lại thường
lén đánh nhau, cảnh
tượng như thế làm quan tướng cầm quân rất
khó. Khi ông ra làm tổng đốc, trước hết đổi lại quân chế, rồi lại thân minh kỷ
luật, cùng với quân sĩ đồng chịu khổ sở, nếu không phải
bởi một tấm lòng chí thành đối với quân sĩ, thời cả toàn quân
chưa dễ khỏi việc phản loạn trốn
tránh, bởi vì lúc ấy dân ở các làng phần nhiều bị
quân thổ phiên đánh
cướp, nhiều người giân ông, quan trị sự
châu ấy lại không dùng mưu kế ông, các tướng
sĩ ở Anh mới sang, không giữ pháp luật,
lương thực thiếu thốn, quân sĩ đều tỏ ý bất bình,
xem thế thì khó khăn
biết là đường
nào.
Đại phàm làm
nên một người anh hùng có danh là đều tự chỗ rất khổ sở, rất
khó khăn mà ra. Người
đời nay muốn
làm anh hùng mà không muốn chịu nuốt cay đắng chịu khó khăn, chẳng khác gì muốn đi được trước người mà không chịu
gắng bước tới vậy.
Xem
những việc biến đổi trong lịch sử, đời nào cũng loạn lâu
thì trị, trị lâu thì loạn; đời loạn mở cửa
cho đời trị, mà vua
dữ dẫn đường
cho vua hiền. Nước Hợp chúng châu Mỹ mà độc lập được là nhờ
ông Hoa Thịnh Đốn,
mà xui nên việc độc lập đó là vua nước Anh là ông Ta Trị. Bởi
vì nếu vua Anh không áp chế dân châu Mỹ, thì dân trong
mười ba châu nước Mỹ vẫn cứ vui vẻ
làm ăn, chưa có tư
tưởng độc
lập; dân đã
không có tư tưởng độc lập, thì tuy có một trăm ông Hoa Thịnh Đốn hô hào vận động thế nào
cũng chưa làm nên cho nước Hợp chúng ở Mỹ
mà độc lập được, tạo
nhân ra thực tại vua Anh vậy. Hỡi ơi, vua Anh
không nên trách người đất thực dân, người đất thực dân mà
chống vua là vì vua tự tuyệt; người đất thực dân
cũng không nên trách vua Anh, đất thực dân mà độc lập được là
cũng vì vua Anh xui nên.
Năm 1743, Anh với Pháp
đã định hòa ước với
nhau ở Ba Lê [Paris]. Đất thực dân của Anh ở Bắc Mỹ,
nhiều hơn nước Tây Ban Nha và nước Pháp, ở
đại lục Châu Mỹ
chốn nào cũng có hiệu cờ nước Anh. Đất thực dân ấy
ngày càng thêm rộng, chia ra làm mười ba châu, số dân
hơn 200 vạn, ruộng đất tốt, của cải nhiều, thiệt
là đất thực dân bực
nhất trong thế giới.
Trước
kia những dân các châu Âu qua ở châu Mỹ, người
nào cũng có cái tư tưởng tự do cả, đã đến đất ấy thời chăm việc làm ăn, đều được giàu có,
nhưng thường bị quân thổ phiên đánh cướp. Những
người ở đất thực dân bị bọn thổ phiên giết
hết nhiều lắm mà chính phủ ở bản quốc
thì vì xa cách, không hết sức bảo hộ được, bởi
thế nên những người ở đất thực dân muốn giữ
gìn sinh mệnh tài sản thì phải nhờ tự sức
mình. Vì thế, thực dân cùng nhau bề ngoài kết thành đoàn thể, bề
trong thì phấn khởi tinh thần, tập luyện mãi, rồi
thành tính quen, không có cái tính chất mong nhờ chính phủ nữa,
mà cái chủ nghĩa tự do lại càng thêm phát đạt. Xem đó thì biết châu Mỹ
đất đai tốt như thế,
nhân dân tính thích tự do như thế; thế thì một đường thì chính
phủ muốn thu thuế được nhiều, một đường thì thực
dân không muốn chịu áp chế, đều là lý thế tất
nhiên. Dưới này sẽ kể cái tình trạng chính phủ
Anh đãi thực dân.
Người
nước Anh sang làm thực dân ở châu Mỹ thì vua Anh đều có cái giấy
đặc hứa. Trong
giấy phép ấy nhận cho những người thực
dân có quyền lợi chiếm lấy thổ địa, nhưng
chưa từng cho quyền tự trị, cho nên những
quan trị sự cùng các quan coi việc ở đất thực dân, đều tự chính phủ
Anh sai sang, mà người ở đất thực dân không được dự
vào. Những người ấy vốn sẵn có cái tư
tưởng tự do, có cái năng lực tự trị mà chính phủ Anh không
cho được dự
vào quyền chính trị, bắt phải chịu mẫu quốc
cai trị, thì họ có lòng bất bình đã lâu, vả chăng đã lâu đời rồi, con
cháu những người thực dân ấy không sinh tự mẫu
quốc, thời đối với mẫu quốc cái cảm tình lạt
đi, ấy là cái nguyên
nhân độc lập thứ
nhất.
Đất thực dân ở
châu Mỹ là đất
màu mỡ, vật sản rất nhiều, nghề buôn bán dần
dần phát đạt.
Vua nước Anh đánh thuế rất nặng, mà những tiền
thuế ấy đều
đưa về nước
Anh, ở địa phương
thực dân muốn chi dụng việc gì không có mệnh lệnh
vua Anh thì không được.
Phép luật đặt
ra rất nghiêm ngặt, phàm những người môn địa cao, hay là tài sản
giàu, thường được thế lực mà bình dân thì không được hưởng
cái quyền lợi bình đẳng.
Nhân
dân trong một xứ, kẻ giàu là số ít, vua Anh đã đánh thuế nặng rồi lại
định đưa ra cái giai cấp
giàu nghèo xa cách nhau, thì những kẻ bình dân tất nhiều
kẻ oán; phần nhiều đã oán mẫu quốc thì những người số
ít nếu bênh mẫu quốc, cũng không chống lại, ấy
là cái nguyên nhân độc
lập thứ hai.
ở
đất thực dân
không có giáo dục cao đẳng, chỉ có trường học phổ
thông, những người ở đất thực dân xin lập
thì quan trị sự không cho, là sợ những người
ở đất thực dân có
học vấn, có trí thức thì tương lai chúng nó có khi độc lập, mà
không chịu áp chế, cho nên chính phủ Anh đối với đất thực dân chỉ
dùng cái chính sách ngu dân. Bởi thế nên dân ở đất thực dân
càng thêm oán giận; ấy là cái nguyên nhân độc lập thứ ba.
Từ
khi Anh Pháp đánh nhau, tài sản những
người ở đất thực dân bị quân Pháp với quân thổ
phiên cướp mất nhiều. Hòa ước đã thành, những
người ở đất thực dân muốn chấn khởi công
nghiệp để khôi phục lại.
Quan trị sự ngăn cấm, mà đánh thuế càng thêm nặng, các nghề chế
tạo đều hạn chế
không được làm nhiều.
Lại định luật
vượt biên, cấm người thực dân không được chở
các đồ vật phẩm
ra ngoài, những vật sản ở đất thực dân chỉ cho
chở bán sang nước Anh, không được chở đi nước khác, lại
bảo rằng: “Việc Anh, Pháp đánh nhau, nước Anh vì bảo
hộ quyền lợi của đất thực dân mà hao tổn
hết nhiều lắm, nay phải lấy lại ở đất thực dân”;
bởi thế nên năm nào cũng tăng thuế mãi. ở đất thực dân cái của
thiên nhiên sinh sản đã nhiều, mà sau cuộc chiến tranh, nhân dân
lại hết sức làm lụng, thời hóa vật ắt
nhiều; hóa vật nhiều mà không bán ra ngoại quốc được thì những
người buôn bán nước Anh, được cầm quyền
lợi mà người ở thực dân thời khốn đốn; ấy là
nguyên nhân độc lập thứ
tư.
Trước
khi ấy những dân thành thị ở các châu đất Mỹ, vì
chính phủ mẫu quốc không cho dự vào việc chính ở
các địa phương,
mới cùng nhau họp lại lập ra hội, lấy chủ
nghĩa đồng nhất bình đẳng mà bàn bạc
các việc ở địa phương. Từ khi hội ấy đã đặt ra, thời cái tinh thần
tự do cộng hòa càng thêm phát đạt, ở các thị, các
quận đều cử đại biểu, tổ
chức châu hội; châu nào cũng có châu hội cả. Khi ấy
ông Hoa Thịnh Đốn
cũng làm đại biểu một
quận, được dự
vào hội nghị châu Vật Nhĩ Cát Nê A.
Chính
phủ đánh thuế ở đất thực dân nặng
quá, người đất thực dân giận lắm, bảo rằng:
“Lấy của đất thực dân, sửa sang việc đất thực dân,
thì chính phủ mẫu quốc nên cho đất thực dân được quyền
độc lập tự
trị; không nên xem như nước thuộc, nếu xem
như nước thuộc thì những binh khí đánh nhau mấy năm trước mẫu
quốc phải chịu, không nên bắt người thực
dân chịu”. Khi ấy trong các đại biểu có người
tên là Hiển Lý vốn là người giỏi ăn nói, diễn thuyết
ở hội rằng: “Nghị viện nước Anh không
có quyền được
gia thuế cho đất
thực dân”, rồi ông lại nói những điều vua Anh bạo
ngược; trong châu hội mấy nghìn người nghe
ông Hiển Lý diễn thuyết, người nào cũng hăm hở độc lập,
nhưng chính phủ Anh còn chưa biết, lại hạ lệnh
đánh thuế tem hoa;
phàm hóa vật gì cũng phải gián tem hoa, nếu không thời
cho là của gian, bắt thâu vào quan. Lệnh ấy ra,
người thực dân lại càng thêm giận, ước
cùng nhau nhất định không chịu. Quan Trị sự không biết,
còn hạ lệnh cho dân, định ngày thực hành cái thuế tem hoa. Đến kỳ ấy,
ông Hiển Lý lại hội dân trong châu lại, đánh chuông rầm lên,
ông hăm hở diễn thuyết,
những người nghe đều cảm động, người nào cũng muốn độc lập.
Chính
phủ Anh nghe nói người đất thực dân không chịu
thuế ấy, bèn thôi đi, mà lại đánh thêm thuế chè và thuế pha lê, đặt sở thu thuế
ở phủ Ba Sĩ Đốn [Boston]; người đất thực dân không chịu.
Khi ấy có ba chiếc tàu Anh chở chè từ nước
Anh sang châu Mỹ, tàu đỗ trong sông, dân rủ nhau đêm đến đánh cướp, lấy
chè quăng xuống bể cả.
Chính phủ Anh nghe việc ấy, giận lắm, mới
mưu đem binh hỏi tội
người thực dân, sai tướng quân tên là Nghê Chỉ
đưa quân đánh vào phủ Ba
Sĩ Đốn, giết càn
người thực dân đi. Khi ấy toàn cả các xứ thực dân đều nổi lên,
các người chí sĩ trong 13 châu, hội lại một
nơi, công cử các người đại biểu bàn việc
nước. Châu Vật Nhĩ Cát Nê A cử đại biểu bảy
người, ông Hoa Thịnh Đốn cũng vào trong số bảy người
ấy.
Ông
Hoa Thịnh Đốn
từ khi lấy vợ tới nay, đã mười lăm năm, ông từng làm nghị
viên trong châu, lại từng làm đại biểu các quận,
thường khi ở trong châu hội thì ông ít nói, nhưng
cái sức phán đoán
của ông rất giỏi, cho nên ông có thế lực lắm,
những người giỏi như Hiển Lý cũng phải
phục ông. Khi ấy ông ra làm nghị trưởng trong quận,
ông nghĩ rằng chính phủ nước Anh áp chế đất thực dân
như thế là vô lý quá, thế nào cũng phải chống
lại, mới xướng ra việc độc lập, đem việc ấy
tuyên cáo với công chúng. Người trong châu hội ai
cũng biểu đồng tình, lại tuyển đại biểu bảy
người qua đất thực dân Phi Lặc Đặc Phi Nhi
[Philadelphia] hội bàn. Các người đại biểu tới đó hơn 50 người,
cử ông Ty Thang làm nghị trưởng mà quyết nghị
rằng: “Chính phủ nước Anh mà muốn lấy binh lực
bách hiếp chúng ta, thời toàn thể người thực
dân chúng ta phải hết sức mà chống, nếu dân trong
châu mà nơi nào bị chính phủ bách hiếp, thì nên bảo
hộ nhau, người các đất thực dân chúng ta nên lấy cái lòng kiên đoán quả quyết,
mà quyết nghị việc độc lập, nếu có người nào sợ
chính phủ Anh, theo pháp lệnh Anh mà miệt thị đồng minh chúng ta,
thời toàn thực dân chúng ta nên trị những bọn ấy”.
Sau khi đã quyết nghị rồi,
một mặt thì đưa thư sang Gia Nã Đại nói chính phủ Anh bạo
ngược để
tỏ tình với dư luận nước Anh; một mặt
thì sai người sang nước Anh, đưa thư cho vua nước
Anh, xin vua nghĩ lại.
Khi ấy
ông Hoa Thịnh Đốn
bị quân nghĩa dũng cử ra làm sĩ quan quân bộ
binh, phàm những quân sĩ trong đội quân nghĩa dũng đều thuộc về
ông giám đốc luyện tập
cả. Vua Anh nghe người thực dân khởi binh, lấy
làm giận, mới tuyển quân tinh binh, khiến Nghê Chỉ
kéo đóng ở phủ Ba
Sĩ Đốn. Tháng ba năm ấy, ở đất Vật
Nhĩ Cát Nê A lại khai hội lần nữa, ông Hiển
Lý lại ra diễn thuyết, ai cũng hăm hở mà tức giận vua
Anh lắm, bèn quyết nghị nhất định độc lập.
Đại phàm đọc sách sử, tất phải
có con mắt rất sáng, cái học thức rất tinh, muốn
biết việc hiện tại, trước phải xem việc
đã qua, đó là điều cốt yếu nhất. Việc nước
Mỹ độc lập,
cái nguyên nhân rất xa rất lớn, thì tại ở giống
người. Người thực dân ở châu Mỹ là
nguyên người nước Anh là giống người áng
Cách Lộ Tan Tốn [Anglo-Saxon], cái phẩm cách giống
người ấy không phải như các giống người
khác; mà nước Anh là nước sản xuất hiến
pháp. Những người nước Anh sang ở châu Mỹ,
phần nhiều vì trọng khế ước, yêu tự do
mà sang, cho nên khi mới sang Mỹ trong một chiếc tàu
102 người, đã
cùng nhau kết cái khế ước để giữ chung với nhau. Vả lại, những
người thực dân ấy phần nhiều là người
theo giáo Cơ Đốc,
cái tư tưởng chính trị gốc ở tôn giáo mà ra,
cho nên muốn biết cái nguyên nhân nước Mỹ độc lập, thì trước
hết lấy giống người làm đoạn thứ nhất, tôn giáo làm đoạn thứ hai, tình hình đất thực dân làm đoạn thứ ba, ngược
chính của vua Anh làm đoạn thứ tư, cứ từng đoạn mà xem thì biết được cái nguyên nhân nước
Mỹ độc lập.
Đó là phương
pháp đọc sách, độc giả phải biết.
Việc trong thiên hạ, mà hư hỏng
thường thường chỉ tại trong tay một vài
người; cái tình hình ở đất thực dân như thế, chính phủ vẫn
chưa được
rõ, nếu các quan trị sự ở đất thực dân biết nhân tâm biết thời thế
đừng làm ức áp
quá, nói với chính phủ sửa lại pháp luật mà làm một
cái chước lung lạc khác, thời người đất thực dân không có bụng
giận mà việc chiến tranh, việc độc lập không phát hiện ra được. Vì Trị sự không để ý đến,
cứ tưởng rằng chính phủ đè ép được
dân; thực dân thì chỉ oán vua mà không biết rằng tai mắt
vua ở nơi trị sự. Thế trời làm cho vua
nước Anh mất vạn dặm đất thực dân, mất mấy trăm vạn dân thực dân, thực
là lỗi tại các quan trị sự. Cho nên chúng ta mà muốn
ra ứng việc đời
ắt phải xem suốt thời cục, xét kỹ tình
hình, cho biết đại
thế xu hướng về đâu, không nên dùng ý khí mình, cậy sức mạnh mình,
thì khỏi đến
làm hư việc thiên hạ vậy.
Đất thực dân đã tuyên cáo độc lập, quyết
nghị đánh với nước
Anh. Lúc ấy tướng nước Anh là Nghê Chỉ đóng ở phủ Ba
Sĩ Đốn [Boston] , biết
người thực dân đã sắp sẵn việc đánh, mới đem quân đến đánh trước.
Người thực dân hết sức chống cự,
nhưng quân ít không chống lại, khí giới lương
thực quân độc
lập bị mất hết, và chết bảy người,
đó là tháng 4 năm 1775. Quân Anh tự
phủ Ba Sĩ Đốn [Boston] kéo lên lấy tỉnh Khang
Khoa Đức [Lexington], quân độc lập đón đánh không được đã toan lui, nhân được quân tiếp
cứu, lại tiến đánh, quân Anh thấy quân độc lập kéo đến đông, liền kéo lui về
phủ Ba Sĩ Đốn [Boston] , quân độc lập đánh úp giết được 300
người.
Việc
ấy truyền báo khắp cả toàn đất thực dân, người
nào cũng hăm
hở, người đi cày thì bỏ cày bừa, người làm thợ
thì đóng cửa công xưởng,
nào già, nào trẻ đều vác binh khí ra ứng mộ đi lính. Vợ thì buộc
gươm lên lưng chồng, mẹ thì sai con đi trận. Có bà già
nghe nói việc độc
lập, cho hai người con đi lính, lấy cái súng bắn
chim, và lấy ống khoá chì đúc làm đạn, đưa cho con đầu; còn con thứ hai mới 16 tuổi,
không có binh khí, trong hai nhà chỉ có một cây gươm cùn,
bà quẹt nước mắt mà đưa cho con, bảo con rằng:
“Con hãy tạm lấy cái gươm cùn này mà đi, rồi sau ra con lại
kiếm cái khác cho tốt, hay là đợi khi nào đánh giặc có đứa nào bỏ súng
chạy, thời con lấy súng nó mà bắn”. Lại có một
người làng cày, có một đứa con trai chưa đến 15 tuổi
cũng cho đi lính, khi quân đội kéo đi qua trước cửa,
người làng cày trông thấy con, gọi con mà bảo rằng
: “Mày ra làm lính phải gắng sức, nếu không thế
thì cha cũng không muốn trông thấy mặt mày nữa”.
Nhân dân các thực dân hăm hở lắm, đưa đón nhau, khuyên bảo nhau
như thế cho nên ở ngoài thành Ba Sĩ Đốn [Boston]quân độc lập không hẹn
trước mà đến;
đến hơn hai vạn
người.
Đất thực dân đã tuyên cáo độc lập,
người trong 13 châu không ai phụng lệnh quan trị sự
nữa. Quan trị sự sợ quá, thoát thân trốn chạy.
Các ông nghị viên ở các châu mở đại hội quyết nghị
từ nay về sau quyết liệu tính mệnh để cầu tự
do độc lập. Quan
tướng giỏi của quân đội độc lập là Áo Liên đem quân lên đánh đồn quân Anh. Đồn ấy đóng ở trên bờ
hồ Tà Bổ Liên. Ông áo Liên lập mưu nhân lúc ban đêm chèo thuyền qua hồ
đến dưới đồn, quân thủ
binh Anh kinh sợ, bỏ đồn chạy. Quân độc lập lấy được súng ống
thuốc đạn nhiều lắm,
bắt được quân Anh mấy
trăm người mà dân
binh chẳng chết người nào. Cách được mấy ngày, lại
đánh lấy được tỉnh
Khổ Lạp Văn. ý bọn thực dân khi đầu khởi lên là cốt để chống cự
các việc nước Anh áp chế, để giữ gìn việc trị
an ở châu Mỹ, nguyên không có ý chiếm giữ lấy thổ
địa. Khi đã được Anh mấy trận,
thì chắc thế nào Anh cũng không chịu định hoà ước,
cho nên lại mở kỳ hội nghị thứ hai mộ
thêm dân binh, chỉnh đốn quân sự, đề phòng bị đánh lần nữa. Lại
cử một người làm sứ giả vượt bể
qua nước Anh, dâng thư cho vua Anh, kể sự tình đầu đuôi. Khi ấy ông Hoa
Thịn Đốn làm đầu uỷ viên, sắp
đặt mọi việc,
đợi sứ giả
về xem thế nào. Bởi vì các ông nghị viên các châu đều nghĩ rằng
nước Anh tuy là bạo ngược, nhưng nếu các
thực dân mà phân ly mẫu quốc ra, thời cái tình
chưa đặng. Đến khi sứ giả
ở Anh về nói rằng người Anh không chịu hoà
vì muốn giết cho hết các người đất thực dân.
Quả nhiên được
ít lâu, Anh lại đưa thêm quân đội và hạm đội, kéo sang phủ Ba
Sĩ Đốn. Khi ấy đất thực dân mới
nhất định việc đánh, hội lại định cử
người làm quan tổng đốc quân thực dân, chúng đều cử ông Hoa Thịnh
Đốn. Ông nghị
trưởng mới truyền mệnh cho ông Hoa Thịnh Đốn làm Tổng đốc, ông từ chối
hai ba lần, châu hội không cho, ông bất đắc dĩ mới
nhận chức. Ông diễn thuyết ở châu hội rằng:
“Nay
các ngài cử tôi làm Tổng đốc, tôi xin cảm tạ anh em đồng bào cho tôi cái
vinh quang rất lớn, nhưng tôi nghĩ đến cái trách nhiệm
ấy là rất trọng đại, đối với cái tài lực của tôi và cái học
thức về binh của tôi thì tôi lấy làm thẹn lắm.
Thế mà hồi này nhà nước gặp phải hồi
nguy cấp, quốc hội đã tin tôi, uỷ cho tôi cái trách nhiệm trọng
đại ấy, thời
tôi quyết mòn xương nát thịt làm cho hết cái
nghĩa vụ của tôi”.
Ông đã ra làm chức Tổng
đốc, kéo quân tới
phủ Ba Sĩ Đốn [ Boston]. Trước khi ấy quân Anh muốn lấy
Ba Sĩ Đốn, lo mưu
trước giữ núi Thương Khu. Thương Khu là chỗ
hiểm yếu nhất trong phủ Ba Sĩ Đốn, cao 110 thước
Anh; cách đó lại có núi Bố
Lý Đặc cao hơn núi
Thương Khu 62 thước, quân Anh nếu giữ được chỗ ấy
thời có thể dòm xuống được phủ Ba Sĩ Đốn. Quân độc lập mới
sai 100 người, nhân đêm kéo quân giữ đỉnh núi. Sáng ngày quân Anh đến đánh, quân độc lập ít quá
không thể chống được, mới nấp lặng, đợi quân Anh đến tận
nơi, mới phát súng bắn, quân Anh chết hết nhiều,
nhưng lại cứ kéo thêm lên đánh mãi. Quân độc lập thuốc
đạn hết cả
mới cùng nhau cầm gươm tay xông xuống mà bỏ
chạy, quân Anh mới lấy được phủ Ba Sĩ Đốn, đến khi quân ông Hoa
Thịnh Đốn kéo đến thời không
kịp nữa.
Người
trong 13 châu, nghe ông Hoa Thịnh Đốn ra làm Tổng đốc đều mừng rằng:
“Năm xưa hồi Anh
Pháp đánh nhau, ông đã từng làm tướng,
đánh được giặc,
lập được công, nay
ra làm Tổng đốc
thời tất làm nổi công việc”. Bởi thế nên
người ứng mộ theo ông rất đông. Nhưng toàn quân mới mộ
mà binh khí lại không đủ, lấy quân ấy mà đánh với Anh thời chẳng
khác gì đem dê đấu với hổ.
Ông Hoa Thịnh Đốn
nghĩ rằng: “Muốn sắp đặt việc quân thì trước
phải luyện tập quân mới mộ; mà muốn luyện
tập quân mới mộ, thì phải có lương thực
cho nhiều người mới được. Nay ở đất thực dân
chính thể không thống nhất, hiệu lệnh không khắp
được các
nơi xa, những người ứng mộ đó chẳng qua nhân cái
chí khí hăng hái trong một chốc,
đem mình ra đi, đến khi thấy
làm lính khổ sở thì lại có cái ý thấy khó, mà muốn
tháo lui, như thế là thường”. Ông mới viết
thư cho hội nghị rằng; “Tôi nay ở cái địa vị này rất
là khó, tôi xin tỏ cái lòng khổ thống của tôi cho các
ông biết. Nay các việc huấn luyện quân sĩ đã khó ra tay, mà trăm việc lại
càng thiếu thốn; quân mới mộ chưa tập đánh trận, thời
bây giờ còn phải lo luyện tập, chứ đã cho đánh được đâu; thế mà quân giặc
đến đánh thì thế nào
cũng phải phòng giữ, phòng giữ không được thì
cũng phải ra đánh, cho nên tôi bất đắc dĩ phải giả
bộ mạnh mặt ngoài, mà dấu cái nhược điểm bề trong, để loè cho giặc
chẳng dám khinh mình, mà quốc dân ta cũng đừng non dạ”.
Sau
khi quân gia đã sắp đặt, ông Hoa Thịnh
Đốn mới
mưu đánh quân Anh ở Ba
Sĩ Đốn, và tàu binh đóng ở trong cửa
bể. Trước hết đem quân chiếm lĩnh một cái đảo nhỏ ở
trong cửa bể Ba Sĩ Đốn. Đảo ấy cũng hiểm trở như núi
Thương Khu, cách phủ 1000 thước. ở phía sau
dòm xuống thời trông thấy cả toàn phủ Ba Sĩ Đốn.
Quân
Anh lén đánh không được, mới
lấy tàu binh đem
quân đêm đến để đánh lấy đảo ấy, vừa
gặp lúc gió bể thổi mạnh, thuyền quân Anh không
qua được, mà quân
ông Hoa Thịnh Đốn
cũng phòng bị nghiêm ngặt không thể đánh được, quân Anh bất
đắc dĩ mới
kéo lui ra ngoài phần đất phủ Ba Sĩ Đốn. ấy là việc ngày
21 tháng ba năm 1776. Đời sau xưng là
trận thắng Ba Sĩ Đốn.
Quân
Anh đã lui, ông mới chia
quân giữ phủ Ba Sĩ Đốn [Boston]mà đem một đội quân kéo sang Nữu
ước. Khi ấy có một tướng Anh đem một hạm đội chở súng đại bác 50 khẩu
và tinh binh 3000, muốn đánh lấy miền nam. Quân thủ binh miền
nam đón đánh, quân Anh lại
thua, quan Đề đốc thuỷ
sư Anh trốn chạy. Khi ấy dân khí ở miền nam
nhân đó thêm hăng hái lên. Quân Anh đã bị thua hai ba lần,
lòng quân nhụt hết. Viên Tổng binh Anh mới cùng ông Hoa
Thịnh Đốn ước
hoà. Ông xem cái tờ công văn của Tổng binh Anh nhiều lời ngạo,
ông không chịu hòa.
Dân ở
các nơi được tin phủ
Ba Sĩ Đốn [Boston]và miền nam đánh được quân Anh, ý khí càng hăm hở. Ngày 2 tháng
7, mở nghị hội đưa bàn cái vấn đề đất thực dân độc lập quyết
nghị rằng: “Liên bang đất thực dân ta đã được tự do độc lập, thời
phải có quyền tự do độc lập. Nay dân chúng ta đối với vua nước
Anh, không nhận cái nghĩa vụ trung thành nữa. Vì chúng
ta với nước Anh về mặt chính trị không có
tơ tóc nào quan hệ nữa”.
Các
ông nghị viên lại đem cái đại ý hội nghị ấy mà bố cáo với
toàn quốc rằng ; “Cái vấn đề lớn nhất ở
châu Mỹ ta tự xưa chưa có, nay đã quyết nghị rồi. Từ
nay về sau tưởng không có việc gì vui bằng vấn
đề ấy”. Khi ấy
liên bang đất thực dân mới
tuyên cáo độc lập, phát
biểu cái hiệu “A Mỹ Lợi Gia Hợp chúng Quốc”
[ United States of America] ra thế giới.
Nghị
hội lại chọn người uỷ viên thảo
thư độc lập tuyên bố
ra các đất thực dân và
đem cho các nước
châu Âu. Ông uỷ viên khởi thảo thư ấy là Triết
Phi Tôn [Jefferson] . Cái thư ấy gọi là: “Thư tuyên ngôn
độc lập của
Nghị hội nước Hợp chúng Á Mỹ Lợi Gia”.
Chương
đầu nói nước
Mỹ cùng nước Anh phân ly là cái thế tự nhiên. Thứ
hai thì nói chính phủ Anh không đủ trông cậy cùng cái mục đích chính trị của
vua Anh sai lầm, kể các điều tội ác của vua Anh, và nói sở
dĩ cùng mẫu quốc phân ly là bất đắc dĩ. Sau hết thì tỏ
với thế giới rằng các nghị sĩ nước
Hợp chúng Á Mỹ Lợi Gia cùng nhóm lại là vì chính
nghĩa công đạo
mà kêu với xã hội công minh làm quan thẩm phán, thay mặt
toàn dân đất thực dân
làm lời tuyên ngôn độc lập nước Liên bang đất thực dân. Lại
tuyên ngôn từ rày đối với vua Anh không có chút gì là nghĩa vụ
trung thành nữa, từ rày không quan hệ gì đến chính trị
nước Anh nữa. Lại tuyên ngôn nước Liên bang từ
rày thành một nước tự do độc lập, đã có lời đồng minh kết
ước với nhau về việc chiến tranh từ đầu đến cuối. Nhân
dân đất thực dân nhờ
đức Thượng
đế phù hộ đã thề đem hết sinh mạng
cùng hạnh phúc danh dự để duy trì lời tuyên ngôn này. Sau thư ký tên
viên Nghị trưởng cùng viên Thư ký, ngày 4 tháng 4 năm 1776, ban phát khắp
các châu. Đến đâu nhân dân đều xúm lại
tranh nhau xem đọc.
ở
Nữu Ước nguyên có cái tượng đồng vua Anh, khi
nhân dân đã đọc cái thư tuyên ngôn ấy,
thời cái tư tưởng tự do độc lập càng sôi nổi
trong óc, mới rủ nhau đạp đổ tượng đồng vua Anh. ở phủ
Ba Sĩ Đốn [Boston] các nhân dân nhóm lại
đông lắm, xem
thư tuyên ngôn ấy, vừa đọc vừa nhảy vừa
reo, reo rồi lại khóc.
Quan
tướng Anh thấy tờ tuyên ngôn độc lập ấy, lấy
làm giận quá, xin với chính phủ Anh đem đại quân và các hạm đội sang, lo mưu
đánh lấy Nữu
ước. Ông Hoa Thịnh Đốn biết trước, mới lấy các
đồ thuyền nát
ném xuống ở các cửa bể, để cho tàu Anh không vào được. Lại đem 9000 quân cùng với
ông tướng quân là Khổ Lâm giữ các chỗ hiểm
trở. Đối mặt thành Nữu
ước có chỗ đất gọi là Bố Lỗ Khắc Lâm, phía
tả và phía hữu đều sông cả, quân Anh muốn đánh Nữu ước
thì phải đi
qua chỗ ấy. Ông Khổ Lâm đem quân giữ đấy, lại đóng đồn ở dưới
chân núi về phía hữu phòng bị rất kỹ. Quân Anh 3
vạn người chia mấy đạo kéo lên đất, lại đưa thuyền phá
huỷ những đồ lấp cửa bể của ông Hoa Thịnh
Đốn, toan đưa đại pháo đánh phía hữu. Đất Bố Lỗ
Khắc Lâm có 3 nẻo: Một nẻo đi trước núi, hai nẻo
đi quanh bên tả và
bên hữu núi, ông Khổ Lâm sai quân giữ chỗ ấy rất
vững. Chẳng may ông Khổ Lâm bị đau, ông Sa Lý thay cầm quân ông
chỉ giữ kỹ nẻo đường bên hữu và nẻo
đường giữa,
nẻo đường bên tả
thì phòng giữ qua loa mà thôi. Quân Anh dò biết, giả đem quân đánh riết nẻo đường giữa
và nẻo đường bên hữu,
mà lén để quân mạnh do
nẻo đường bên tả
kéo vào, các tướng giữ đất không biết mưu ấy,
cứ hết sức giữ phía trước mà không ngờ
con đường phía tả
đã bị quân Anh chiếm
lấy, đến khi biết
thì đã không kịp nữa,
phải bỏ chạy. Quân Anh kéo đến sau lưng đồn cùng phía
trước hai đường đánh ép lại. Lại sai một đạo quân vây Bố
Lỗ Khắc Lâm. Quân độc lập chết hết nhiều lắm.
Trận ấy quân độc lập chỉ có 9000 người mà
trong 4 phần lại có một phần có khí giới tốt,
mà địch với tinh
binh Anh 30.000, thì cái thế bên nhiều bên ít, bên yếu bên mạnh
đã khác nhau, mà ông Sa Lý
lại không có cơ mưu, thế thì bị thua là phải.
Khi ấy
ông Hoa Thịnh Đốn
từ Nữu Ước đến trông thấy hai bên còn đánh nhau ở Bố
Lỗ Khắc Lâm, đang kinh hãi, không biết tính sao, lại trông thấy
quân ở trong thành khí giới không đủ mà quân giặc thì đã áp tận dưới
thành. Tân binh Anh ở Bắc Hà lại xổ đại pháo bắn
sang, thế không chống lại được, mới quyết
kế bỏ Lỗ Khắc Lâm, lui về giữ Nữu
Ước. Tối ngày 28, nhân khi mưa to, đem lén quân lui. Đường sá bùn lầy,
ông Hoa Thịnh Đốn
sai quân sĩ vận chở khí giới súng ống
lương thực mà lui dần dần, chẳng bỏ mất
chút nào cả. Sớm ngày 29, cả toàn quân qua sông Đông Hà. Khi ấy quân
Anh mạnh lắm, quân độc lập đã không luyện tập và lại mới thua thế
mà ông đem một món quân tàn
binh rút đi qua trước
quân mạnh và trước đội tàu binh mà yên toàn, chẳng có việc gì,
nếu không phải là một nhà binh học giỏi nhất,
thời sao có cái can đảm trí thức ấy. Khi đem quân lui đó, ông đến nỗi mấy
ngày đêm không ngủ,
thường cỡi trên lưng ngựa để phòng bị quân giặc.
Trước khi đánh trận Ba Sĩ Đốn, quân Anh bị thua thì
có ý sợ, nay nhân đánh được muốn thừa cơ bàn hoà, quan đề đốc thủy
sư Anh mới sai người sang ước hoà. Nghị
hội đất thực dân
cũng sai 3 người hiệp bàn ngay. Anh cố chấp
muốn lấy đất thực dân làm thuộc quốc, không cho
độc lập, hội
nghị không chịu, cho nên hoà nghị lại không xong,
nhưng cửa bể Nữu ước, các tỉnh Luân Cổ
Ai Lan đều bị quân Anh
chiếm giữ hết.
Quân
Anh ở bản quốc sang gọi rằng 10 vạn mà lại
có hạm đội cứng mạnh
đóng giữ các cửa
sông cửa bể; quân thực dân thì chỉ có 2 vạn; quân
địch đánh chỗ nào thường
nhóm quân lại đông
lắm, quân thực dân đã ít mà lại phải chia giữ các chỗ,
thì binh lực càng yếu. Vả lại, quân Anh luyện tập
giỏi, lương thực nhiều, khí giới tốt,
mà quân thực dân phần nhiều là quân mới mộ, đã đủ hạn ở lính thì
cùng nhau bỏ về. Từ sau trận thua ở Bổ Lỗ
Khắc Lâm, quân thực dân sợ quân Anh như thiên thần,
trông thấy thì bỏ chạy, ngày nào cũng có người
trốn lính, không thể cấm được. Những việc
khó khăn so lúc Anh Pháp đánh nhau lại khó gấp
mười. Nhưng ông Hoa Thịnh Đốn đương cái cảnh ngộ
ấy, mà ông không sợ thua, không từ khó nhọc, không
trách tiếng chê cười, không quản khuất nhục,
không chịu thất vọng, không chịu ngã lòng, gắng sức
chống cự, trong mấy năm làm thành được cái công nghiệp độc lập, cái
tính nhẫn nại như thế thực là xưa nay không
ai có. Nay hãy xem cái lịch sử thất bại của ông
sau này.
Khi
quân Anh đóng ở tỉnh
Luân Cổ Ai Lan, quân thực dân đóng ở Nữu ước,
cách sông Đông Hà mà bày trận.
Nữu ước ở gần đất Luân Cổ Ai Lan, về
mặt bắc có sông Bắc Hà, sông ấy rộng hai dặm,
là chỗ hiểm yếu của quân thực dân, quân Anh chiếm
giữ chặng giữa, cho nên quân thực dân không được tự do
hành động. Tướng
Anh đem 4000 quân qua sông Đông Hà sang đánh Nữu ước,
đóng trên gò cao, cách phía
Đông bắc phủ Nữu
ước 5 dặm. Quân thực dân bị tàu chiến quân
Anh đánh, sức không chống
được, phải
kéo lui. Quân Anh ở Bố Lỗ Khắc Lâm đều kéo sang dần
dần, sấn vào Nữu ước, quân thực dân mới
bỏ phủ Nữu ước, ra ngoài 9 dặm bày trận.
Quân Anh bèn kéo vào phủ Nữu ước. Đến ngày 16 tháng 9 năm 1776, hai bên đánh nhau, quân thực
dân cố sức chống lại, ông Hoa Thịnh Đốn muốn liều
chết giữ thành Nữu Ước. Có người bộ
tướng can rằng: “Đất Nữu Ước là nơi tuyệt địa không thể
giữ được”. Ông mới
đem quân lui, cả đoàn đội quân ông chỉ
có 17.000 người, ông đã kéo lui, quân Anh theo sau đánh, ông chia quân ra làm hai đội, tả dực
và hữu dực , giữ chỗ cao, đánh hồi lâu, quân hữu dực
thua, còn tả dực cách quân Anh xa chưa kịp đánh. Được ba ngày,
quân Anh có viện bình mới đến. Ông nghe quân Anh nhóm đông, tự biết trận địa của mình chẳng
lợi, lại lui quân chỗ khác. Quân Anh lại đến đánh hai chỗ pháo đài của quân thực
dân, hai chỗ ấy đều mất. Quan thủ tướng giữ
đó là Khổ Lâm bỏ
chạy với quân ông Hoa Thịnh Đốn. Ông Hoa Thịnh Đốn mới chia
cho ông ta bảy nghìn quân để giữ chỗ hiểm yếu, mà ông thì đem quân lui về phía
Tây.
Lúc bấy
giờ quân Anh đánh
đâu được đấy, đã lấy được tỉnh
Luân Cổ Ai Lan và Nữu Ước và hai chỗ pháo luỹ,
quân thực dân cứ lui mãi, không còn chút hăng hái nào nữa, chỉ bó
tay lại để cho quân địch muốn làm
gì thì làm. Vừa lại gặp lúc quân lính hết hạn, đem nhau bỏ về
hết, quân ông Hoa Thịnh Đốn chỉ còn 3000 người mà đồ binh khí lại
hư hỏng hết, áo mặc và các đồ dùng thiếu thốn hết.
Quân Anh đuổi theo rất
kíp, ông bất đắc
dĩ phải đem
quân lui mãi. Khi ông lui quân theo dọc bờ sông mà đi, thấy trong sông
có chiếc thuyền nào thì đưa nhóm lại một chỗ, nhờ thế
quân pháo thủ và đồ chở nặng mới qua sông được. Lại
vừa được quân viện
binh tiếp đến,
nhưng quân ông khi ấy cũng chưa được 5000 nghìn, quân Anh
theo đến nơi có một
người tì tướng chạy thoát không được bị
quân Anh bắt, quân ông càng thêm nhụt, tướng sĩ nhiều
người tự sát.
Trước
khi ông bỏ Nữu Ước, lui quân dần dần,
người các châu nghe tin lấy làm sợ lắm, mộ
binh không ai ứng cả. Người Anh thừa cơ chiêu
dỗ ở đất
thực dân, các người giàu lại lo toan theo về Anh,
chỉ những người trung lưu trở xuống còn
có bụng độc lập, muốn
cho dân binh đánh được mà thôi. Đương lúc ấy,
ngoài thời quân địch theo đánh, trong thời tướng sĩ rã rời,
những quân lính đi theo đó lại thường muốn trốn tránh,
thiệt là nhiều việc đáng lo, nhưng ông vẫn nói cười như
thường, không lộ ra đáng lo buồn chút nào cả, quân lính thấy vậy
cũng yên tâm.
Ông
nghĩ rằng: quân đội của mình tổ chức không được hoàn toàn thì
không thể đánh
được, mới
viết thư cho Nghị hội xin tính số dân các châu ra
mà bắt lính, kỳ hạn đi lính thì phải ba năm, lại sửa lại quân
luật, phàm những người ứng mộ ấy không
được tự do
bỏ đội mà về ; lại
xin bảo Nghị hội sai người sang Âu châu cầu
cứu với các nước. Nghị hội theo lời
ông, sai ông Phú Lan Khắc Lâm[Franklin ] làm uỷ viên sang trần
thuyết với các nước châu Âu , nhất diện thời
điều tra số dân
cả toàn đất thực dân để theo đó mà hạ lệnh
trưng binh: tất cả được 78 đại đội.
Ông
Hoa Thịnh Đốn
nghĩ rằng tuy đã có lệnh trưng binh, nhưng binh cũng
chưa lập tức tụ tập được, nếu không đánh được một
trận thì không cổ vũ được nhân tâm và phấn phát được quân khí.
Khi ấy quân Anh ba vạn theo đánh, toan qua sông mà không có thuyền,
tạm bày trận ở trên bờ sông. Ông mới nhân lúc
quân Anh còn đương rải
rác, lập mưu lén đánh. Ông chia quân ra làm ba toán, ông tự đem toán trung quân, sai
hai tướng nữa đem hai toán, đêm lén qua sông chia 3 đường kéo kên. Trời
chưa sáng, quân đã qua sông hết, đột vào đánh quân Anh. Quân Anh đang lúc chẳng ngờ
bị quân ông đánh,
không chống lại được, mới tan chạy. Từ ấy
quân Anh không dám lo toan qua sông nữa. Nghị hội nghe tin ấy,
mừng lắm mới kíp sai một toán quân 16 liên đội đến tiếp với
quân ông.
Trước
ấy tướng Anh là Hạp Căn [John Burgoyne] đem quân tinh binh từ Gia Nã Đại kéo lên, đánh đâu được đấy, liền hãm được mấy đồn, quân thực
dân chống giữ đã gần hết sức, sau nhờ có quân viện
binh, lại cố sức đánh, đuổi được quân Anh. Cách mấy ngày quân Anh lại
đến đánh, tướng quân
thực dân là Tư Tha Khắc hăm hở thề rằng: “Tôi
không đánh được giặc
thì không mặt mũi nào lại trông thấy đồng bào trong 13
châu nữa”. Nói xong mới liều chết đem quân xông vào, quả
đánh được giặc,
lấy được súng ống
thuốc đạn nhiều lắm.
Các người thực dân ở Bắc bộ hăm hở ra đi lính rất nhiều.
Ngày 19 tháng 9 năm
1777 hai bên lại đánh nhau, tự sáng đến tối, quân Anh lại
thua. Mồng 7 tháng 10 đánh trận nữa quân Anh cũng thua. Quân Anh chết
bị thương chỉ còn được 9 nghìn, mà quân dân
binh 1 vạn 3 nghìn vây lại mấy từng. Tướng
Anh là Hạp Căn
[John Burgoyne] phải đem quân ra hàng. Miền Bắc
đất thực dân
thanh thế rầm rực lắm. Trận thắng này gọi
là trận thắng Sa Lạp Thác [Saratoga, New York].. Đại tướng dân binh
tên là Nghê Đặc.
Khi ấy
ông Hoa Thịnh Đốn
còn đóng quân ở bờ
sông cách quân Anh 60 dặm. Quân Anh đã không qua sông được mới
kéo lui ra ngoài đất
Luân Cổ Ai Lan. Ông sợ quân Anh lên đánh miền Bắc, ông mới
kịp sai quân giữ các chỗ hiểm yếu, mà ông tự
đem 4 nghìn quân lên giữ
phía nam châu Ty Lạp Ô á. Đến sau quân Anh đánh phá được đất Ty lạp Ô á,
kéo thẳng sang phía bắc, ông đưa quân ra chống giữ;
quân Anh 1 vạn 6 nghìn người mà quân ông chỉ có 4 nghìn
nên bị thua, kéo lui.
Từ
ngày 25 tháng 8 đến
ngày 25 tháng 9, ông chỉ có mấy nghìn quân đóng ở trên bờ sông, cùng
mấy vạn quân Anh đánh nhau đến 30 ngày, trong vùng 60 dặm đất, lại bị
thua mãi, nhưng ông cứ khoan thai sắp đặt, những người
tòng quân lúc ấy, sau khi việc đã xong rồi, thuật lại
việc lúc ấy hãy còn sợ mà biến sắc, nếu
không phải ông Hoa Thịnh Đốn thời không ai nhẫn nại được những
lúc nguy hiểm khó nhọc như thế.
Từ
đó về sau, ông cứ
bị thua, cứ lui mãi, khi ấy miền bắc có trận
thắng ở Sa Lạp Thác, ai cũng khen ông Nghê Đặc là tướng
giỏi. Nghị hội nhiều người muốn cử
ông ta ra thay ông Hoa Thịnh Đốn.
Trước
ấy các nước châu Âu nghe Bắc Mỹ tuyên cáo độc lập, muốn
giúp Mỹ cho thành công, để giảm bớt thế lực nước
Anh, nhưng lại sợ nước Anh, cho nên không dám công
nhiên giúp Mỹ. Từ trận được ở Sa Lạp
Thác đồn khắp các
nơi, các nước đều biết Anh không làm gì được Mỹ nữa, vừa
lúc ấy ông Phúc Lan Khắc Lâm đi sang Pháp, mới thừa
cơ nói với nước Pháp đem quân giúp Mỹ, chính phủ
Pháp nhận lời, mới sai hạm đội tuyển quân lính sang
giúp.
Quân
viện binh Pháp đã kéo sang Mỹ, quân Anh được tin lấy làm sợ
lắm, lui về giữ Nữu Ước. Ông Hoa Thịnh
Đốn mới đem quân đuổi đánh, năm 1778, tháng 6 ngày 24, đánh phá được quân Anh. Quân
Anh đã thua, quân dân binh lại
được nước
Pháp giúp, quân khí hăng hái lắm. Pháp lại giúp binh khí cho dân binh hợp
mưu đánh Anh. Đến năm 1779, Nghị hội
lại muốn sai ông đem quân sang Gia Nã Đại, ông nói đem quân đi xa là không nên. Từ ấy ông cứ đóng quân ở gần
Nữu Ước, phòng bị quân địch, giữ gìn bờ cõi
nuôi sức quân để
chờ cơ hội. Lúc bấy giờ ở đất thực dân,
chính trị rất bối rối: giấy bạc ra nhiều
quá, phải hạ giá xuống đến nỗi một đôi giày da giá đến 600 đồng bạc giấy.
Những quân lính đóng ở miền giữa thì lại vì sự vận
chở không tiện, đồ cung cấp thiếu thốn, nhiều
người dân đói rét mà chết. Trong quân đã có tiếng oán giận, đứa gan dạ thì
mưu toan làm phản, đứa yếu hèn thì bỏ trốn về,
nhưng ông Hoa Thịnh Đốn đem lòng chí thành ra sức khuyên dỗ, cho quân lính
yên lòng, bởi thế nên nhiều người bảo rằng
quân độc lập khỏi
đến nỗi vỡ
tan, không nhờ ông Hoa Thịnh Đốn, chỉ nhờ cái
lòng thành của ông Hoa Thịnh Đốn mà thôi.
Đến năm 1781, ông Hoa Thịnh
Đốn mưu đánh Nữu Ước,
trước hết chú lực về miền Nam, vì miền
Nam nhiều chỗ trọng yếu, quân Anh ở Nữu
Ước cốt nhờ miền Nam tiếp ứng, nếu
đánh phá được miền
Nam, thời quân Anh ở Nữu Ước không có tiếp cứu,
thế tất không chống lại được; bèn chia một đội quân đến đánh Nữu Ước
để lừa tướng
Anh, mà ông tự đem quân kéo sang miền Nam, ước cùng quan
tư lệnh thủy quân nước Pháp hợp quân đánh tỉnh Ước
Khắc Đôn [Yorktown] , vây mười ngày, lấy
được tỉnh ấy;
đồng thời tàu
binh Anh cũng bị đội tàu Pháp bắt hết, mấy tỉnh
miền Nam đều
phá được cả.
Khi đất thực dân tuyên cáo độc lập, ai ai cũng vui lòng đi lính đánh trận, sau mấy lần bị thua, thì lại
kẻ than người giận, đua nhau trốn về. Ôi ! Độc lập là cái việc thế nào, mà những
người thực dân lại đầu mạnh sau yếu như thế ? Nếu
không có ông Hoa Thịnh Đốn hết lòng thành, máu nóng của ông mà duy trì lại
thời tất đến
tan vỡ. Xem thế thì biết thiên hạ cốt nhờ một
ít người anh hùng, chứ không tại phần nhiều
kẻ phàm dân, bởi vì những kẻ phàm dân ấy, chẳng
qua sinh cái cao hứng trong một lúc, chứ không có cái chí suốt
đầu suốt đuôi, cho nên gặp phen thất
bại thời đã nản
chí nguôi lòng, vậy nếu một ít người tự mình
không cầm được
chắc chắn vững vàng, mà muốn lợi dụng cái
dân khí trong một lúc, khinh dễ làm càn thời tất thất
bại tan tành không cứu được nữa. Tôi nói thế không phải là ngăn những người có chí
làm nên công nghiệp, thực là muốn trong đời này những người
có chí, biết làm nên việc là khó mà khi nào cũng phải giữ
gìn.
Lấy việc nên hư mà xem
người xưa nay, ai cũng không khỏi cái bệnh ấy,
xem như trận thắng ở Ba Sĩ Đốn, Nghị hội với ông Hoa Thịnh Đốn hoan nghênh biết là đường nào, đến sau khi bị thua thời
lại muốn sai ông Nghê Đặc thay ông làm Tổng đốc, nhưng ông Hoa Thịnh Đốn cũng không lấy làm điều, một mặt thì ông sửa sang những đồ quân bị, một mặt
thời ông thân góp lũ dân binh, trong thời làm cho Nghị hội
khỏi hoài nghi, ngoài thời giữ được quân Anh không đánh úp. Người đời xin đừng
nói ông khi làm Tổng thống là vinh diệu, là sung sướng,
phải biết ông khi trước đã chịu cay đắng khốn nạn biết chừng nào!
Các
trận phương Nam đã phá, quân Anh thất thế, mới kéo lui ra
ngoài Nữu Ước, từ ấy quân Anh ở đất thực dân đều tan tác hết.
Nghị hội thấy quân Anh đã thua rồi, cuộc chiến
tranh sắp xong, toan mưu xếp việc binh mà sửa sang
việc chính trị. Ông Hoa Thịnh Đốn lấy làm chưa được, ông
cưỡi ngựa đi nói với các ông nghị viên các châu rằng:
“Nay quân Anh tuy thua, nhưng chưa đuổi ra khỏi bờ cõi
mình, đã chắc rằng
chúng nó không sang đánh
lần nữa đâu.
Vả bây giờ muốn cho chính phủ Anh nhận cho
nước mình độc lập, thời phải sắp đặt binh bị chững
chàng cho oai thế thêm rột. Nếu nước Anh không chịu
nhận cho mình độc
lập, chúng mình cũng quyết không có thể một ngày
ngồi yên được”.
Các nghị viên đều
theo lời ông. Một mặt thời sắp đặt quân gia. Một
mặt thời sai sứ sang mở cuộc hoà nghị ở
kinh đô nước Pháp.
Chính phủ Anh khi ấy cũng phải theo lòng thỉnh
nguyện của người thực dân công nhận cho độc lập, hai
bên ký hoà ước. Sứ giả đem thư về, nhân dân 13
châu đều nhóm họp lại,
ở thành thị reo hô nhà nước muôn năm, ở nhà công hội
chuông đánh rầm rầm, đèn đuốc đốt sáng suốt đêm, 13 châu Á Mỹ Lợi
Gia [ United States of America] từ ấy về sau, làm
một nước độc lập.
Cuộc
chiến tranh đã
xong, Nghị hội còn lo chăm về việc nội trị, chưa đền công lao các quân
đội, các tướng
sĩ không bằng lòng. Ông Hoa Thịnh Đốn mới khuyên các tướng
sĩ rằng: “Các ông không nên thế, bởi vì các tướng
sĩ mình là vì tranh tự do cho quốc dân mà ra đánh giặc, mà việc
tự do của quốc dân lại phải lấy mệnh
lệnh những người đại biểu trong Nghị
hội làm khuôn phép, thế thời quân đội phải theo mệnh lệnh
Nghị hội mới phải”. Các tướng sĩ không
hiểu lời nói của ông, lại càng thêm giận, toan
mưu lập ông làm vua để đánh đổ Nghị hội, ông lại khuyên dỗ rằng:
“Than ôi! chúng mình bỏ cái hạnh phúc, liều cái sinh mệnh
của chúng mình, mà ra đánh giặc, là vì việc gì? Không phải là cốt
để cầu tự
do cho nhân dân ở đất thực dân ta hay sao? Nay sao lại nhận
một việc nhỏ mọn mà muốn bỏ mất cái tự
do của mình đã
tranh được đó, sao không khí tiết
đến thế? Sao
không có lòng từ bi đến thế? Than ôi! chúng mình chịu những
nỗi khổ sở, bỏ anh em, lìa vợ con, lấy máu
và thịt của mình mà mua được cái hoa tự do đẹp như thế, nay cái
hoa tự do ấy đã gần nở, mà lại có người muốn
phá hoại cái hoa ấy đi, thời quân đội thần thánh của ta quyết thề
cùng những người ấy thù địch”. Quân đội nghe ông nói
người nào cũng cảm khái tạ lỗi.
Ông
bèn viết thư cho Nghị hội, nói việc quân nhân giận
giỗi, phải làm cho quân đội bằng lòng. Nghị hội cũng nghe
lời ông. Tự ấy nước độc lập ở Bắc
Mỹ mới khỏi được cái việc trở ngại, mà về
sau được vẻ
vang trong thế giới. Nếu khi ấy mà ông có bụng
tham, nhân được quân đội phò tôn mình, nổi
lên mà chống với Nghị hội, thời ở nước
Mỹ khi ấy tất gây nên cuộc nội loạn mà
người Anh nhân đó lại trở sang, thời cơ độc lập nước
Mỹ tất là bị ngã đổ, ông Hoa Thịnh Đốn mới làm được người
công to nước Mỹ là vì thế.
Tháng
11 năm 1783, quân Anh đã kéo lui, ông Hoa Thịnh
Đốn kéo quân vào phủ
Nữu ước; ngày 12 tháng Tư, ông đại hội các tướng
sĩ để từ biệt
nhau. Đến ngày 19, ông đến sở Nghị
hội trả cái ấn Tổng đốc lại, một mình cỡi
ngựa về làng. Ông đã về nhà, chăm việc cầy ruộng, sớm dậy đi làm tối về
nhà ngủ, hình như không nhớ mình đã từng làm quan đại tướng
vậy. (Làm một cái công to như thế mà xem như không
có, xưa nay có ai được như thế !!).
Lúc
trước ở đất thực dân, chưa có đường giao
thông, các đường tàu thuyền
cũng chưa được
tiện lợi, ông Hoa Thịnh Đốn mới xuống nghị
mở đường chạy
tàu ở tỉnh Vật Nhĩ Cát Nê A, và đào các công trình vận tải,
ông lấy việc ấy nói với châu hội, châu hội
nghĩ ông lúc trước hết sức lo công việc công,
nên ai cũng tán thành việc ấy, trong tờ nghị án có
nói thêm một lời rằng: “Vì cái công lao Hoa Thịnh Đốn tướng
quân, nên phải tán thành việc này”. Nghị hội lấy
việc ấy là tự ông Hoa Thịnh Đốn xướng ra,
người nào cũng ứng, nghị án mới được biểu
quyết.
Năm 1787, ở Vật
Nhĩ Cát Nê A cử người đại diện ra làm chức
nghị viên để
sửa đổi quy ước
đồng minh của Hợp
chúng Bắc Mỹ; chúng đều cử ông Hoa Thịnh Đốn. Rồi cả
hội lại cử ông làm đầu uỷ viên, để bàn bạc nghị án,
tổ chức các chế độ Hợp chúng, sửa định hiến pháp. Hiến
pháp định rồi, mới
bầu cử chức Đại thống lĩnh, phần nhiều phiếu
đều viết tên
ông Hoa Thịnh Đốn
; khi ấy ông làm chức Đại thống lĩnh nước Hợp
chúng Bắc Mỹ.
Ngày
30/4/1789, ông ra đương
chức Đại tổng thống.
Ngày ấy ông từ nhà ra đến Nữu Ước, nghi vệ rất vẻ
vang như khi thắng trận kéo quân về. Tới nhà hội,
khi nhận chức, có lời đọc thề, trước
hết tạ ơn các người bầu cử, sau ông lại
nói: “Từ nay về sau làm việc gì cũng phải theo
chính nghĩa công đạo, xin nhờ Thượng đế bảo hộ
để làm hết được trách nhiệm
v.v..”. Sau lại diễn thuyết ở Nghị hội, lời
nói cũng vắn tắt, ông nói rằng: “Tôi được các ông tin
tôi, cử tôi ra đương chức này, chỉ sợ rằng
tôi bất tài, mà không làm trọn chức vụ, vậy tôi
dám xin các ông giúp cho tôi, để cho nước Hợp chú quốc chúng ta
được vẻ
vang trong thế giới”.
Khi
ông được cử ra
làm Đại thống
lĩnh, ông về nói chuyện với bà mẹ, bà mẹ
nói: “Ta nay đã già mà lại đau yếu, chết
trong rày mai mà thôi, có lẽ lần này là lần cuối cùng
trông thấy con, thôi con đi, vâng mệnh trời mà làm việc”. Ông Hoa Thịnh
Đốn thương
khóc không nỡ bỏ đi, bà mẹ khuyên bảo mãi mới đi. Khi đến Nữu Ước
nhận chức rồi, lại cảm bệnh trong 6 tuần,
bệnh đã khỏi thì được tin bà mẹ
chết, ông đau
xót quá, vội chạy về nhà, làm lễ an táng. Người
nước Mỹ đều bảo mẹ ông là người hiền
mẫu, sinh được
con giỏi tạo phúc cho nước nhà ; ai cũng sẵn
lòng tôn kính, cho nên khi nghe bà chết, ai cũng thương
xót.
Sau
khi lập xong chế độ nước Hợp chúng, ông mới cử
ông Ky Ai Phu [Thomas
Jefferson], làm
chức nội các, ông Hạp Mỹ Lỗ Đốn [Alexander
Hamilton] coi
việc tài chính, ông Hiển Lý coi việc quân vụ. Ông Hạp
Mỹ Lỗ Đốn
có bàn định lệ thu thuế,
ông Ky Ai Phu phản đối chính sách ấy, vì thế thành ra nhiều
đảng phái, mà ở
dân gian cũng phản đối chính sách của ông Hạp; sắp gây
nên sự loạn, đến phải dùng quân đội mà trấn áp mới
thôi.
Khi ấy
ở trong triều đã chia đảng phái, ông Ky Ai Phu [Thomas Jefferson], ông Hạp Mỹ Lỗ Đốn [Alexander
Hamilton] , hai
ông chống nhau mãi, ông Hoa Thịnh Đốn hết sức điều đình không được. Trước
hết định lệ chức
Đại thống
lĩnh bốn năm thời hết hạn, ông đã làm mãn hạn rồi,
muốn cáo về nhà, nhưng khi ấy trong triều nhiều
việc rắc rối, quốc dân lại cử ông làm thống
lĩnh lần nữa. Ngày 4 tháng 3 năm 1791, ông lại ra nhận
chức. Lúc ấy việc ngoại giao lại nổi lên,
nước Pháp tổ chức chính thể cộng hoà, tuyên
chiến với nước Anh. Người nước Mỹ
nghĩ nước Pháp khi trước đã giúp mình, nên bây giờ
cũng biểu đồng tình, trong chính phủ kết điều ước đồng minh với
Pháp. Ông Hoa Thịnh Đốn nghĩ rằng nước mình mới
lập, nội lực chưa đủ, thời đối với liệt
cường, không nên giúp nước nào, nên giữ trung lập
là hơn, không nên nhận cái khí nghĩa hiệp nhất thời
mà đem nước nhà để vào trong cuộc
nguy loạn, đã
nguy đến nước
mình, mà cũng không ích gì cho nước Pháp. Ông bèn cự tuyệt
sứ nước Pháp, mà tuyên cáo trung lập.
Nước Mỹ dựng
nước mà chiến tranh đến bảy năm, thực
là không dễ. Đã được nước Anh nhận cho độc lập,
bông hoa tự do đang
khi tươi tốt, không may lại xẩy ra việc quân đội xung đột với Nghị hội, lúc bấy giờ nếu
không có ông Hoa Thịnh Đốn đem tấm
lòng thành, khuyên dỗ quân đội, thời nạn trong đã khởi, nạn ngoài liền đến ngay, vận nước nhà tất đến nguy hiểm. Đến khi việc quân đội đã im thì việc đảng phái tranh nhau lại khởi. Xem cái cảnh
nhất sinh của ông, toàn là cảnh ngộ rất nghịch
hiểm, nếu mà một mảy không cẩn thận thời
quan hệ đến đại cuộc không phải
là nhỏ. Bạn thanh niên ngày nay những người có huyết
tính hay ưa làm việc nhưng phải biết rằng,
làm việc không khó, chỉ cốt là bỏ cái ý riêng bày cái
lòng thực, chịu được đau đớn,
ngó trước nom sau, làm sao cho không hại đến đại cuộc, đem mình ra đương
lúc nguy hiểm thì mới làm việc. Nếu không thế, mà
chỉ cậy cái khí huyết của mình trong một lúc,
không chịu khổ, không chịu nắng, ngó đường nọ mà mất đường kia, tất đến hư cả toàn cuộc.
Các nhân vật xưa nay chỉ có
ông Hoa Thịnh Đốn
là người cao khiết nhất. Xem khi cuộc độc lập đánh nhau, khốn nạn biết
chừng nào, mà ông duy trì đến bảy năm không chịu bỏ lui, đến khi độc
lập đã thành thời
ông từ biệt quân sĩ, đến Nghị hội trả ấn Tổng đốc mà về nhà làm ruộng.
Lúc đầu thì đuổi không đi, lúc sau thì gọi không lại,
thiệt là như sách xưa nói: “Lo thì lo trước thiên hạ,
vui thì vui sau thiên hạ” vậy. Đời nay đọc
truyện ông Hoa Thịnh Đốn, nếu biết để con mắt đến chỗ ấy, thời tuy không làm được thống lĩnh
cũng đủ thành được một vĩ nhân.
Khi
ông Hoa Thịnh Đốn
lại ra làm thống lĩnh thời đảng phái tranh nhau càng dữ
dội. Hạp Mỹ Lỗ Đốn [Alexander
Hamilton ]tuy đã từ chức về
rồi, nhưng ông Hoa Thịnh Đốn vẫn theo cái chính
sách ấy, cho nên Ky Ai Phu [Thomas Jefferson] vẫn cứ lấy ý kiến
tranh nhau. Hai đảng
ban đầu mỗi bên đều giữ một
lẽ phải đã
cãi nhau, sau thì thành ra ác cảm, bất kỳ việc gì,
không luận phải trái cũng cứ cãi nhau. Ông Hoa Thịnh
Đốn tự
nghĩ, chỉ có rút mình ra ngoài chính cuộc, để cho những
người địch
với mình không biết phản đối với ai nữa, đợi khi họ đương cuộc
bị việc khốn khó, biết khi trước là sai lầm
thì mới hoà hợp được, vả chăng mình cũng đã già, chạnh niềm
quê hương, cũng muốn cáo về. Năm 1798, chức thống
lĩnh kỳ thứ hai đã mãn hạn, ông mới từ biệt với
quốc dân mà về.
Đến năm 1798 nước Mỹ
cùng nước Pháp nhân việc ngoại giao toan khai chiến,
nước Mỹ mới sắp đặt phòng ngự các chỗ
thuỷ lục, lại cử ông ra làm phó tổng đốc, ông không chịu
đi.
Ngày
24 tháng 12 năm 1799 ông Hoa Thịnh
Đốn mất.
Trước mấy ngày ông cảm bệnh, nhưng ông hãy
còn gắng dậy, ra đi dạo bước ngoài đồng, khi về được nửa đường, bệnh
phát lên to, được mấy
ngày thì mất, khi ấy ông 68 tuổi. Quốc dân Mỹ
nghe tin ông mất như mất cha mẹ : nông phu nghỉ
cày, bách công nghỉ việc, các nha môn công sở đều nghỉ cả,
ngoài thành thị thì lặng phắc, không có tiếng người,
chỉ thấy mấy đám mây buồn che phủ, ngọn gió hắt hiu
thổi qua lá cờ rũ, nước Bắc Mỹ Hợp
chúng khi ấy cảnh tượng tiêu điều thê thảm như tiết
mùa thu, quốc dân thương khóc, và nhớ nghĩ, và cảm
tạ, trăm mối cảm tỉnh
tuôn ra như nước; bởi vì dân nước Mỹ mất
một người cha từ ái, mất một ông tổ dựng
nên nước nhà, nhớ người tuyệt thế
vĩ nhân thực không thể nào khuây được. Khi ấy quốc
dân đều để tang ông, đem di hài ông táng trên gò
đất Ti Lỗ Nang
[Mount
Vernon] .
Gò đất Ti Lỗ Nang
[Mount
Vernon] ở phía nam phủ Hoa Thịnh
Đốn, cách xa 14 dặm
; mộ ông ở chính giữa gò, làm như nhà kho, ở
trước có hai cái cửa sắt rộng lớn, trên có
cái biển đá
hoa, ở phía tả phía hữu dựng hai cái bia kỷ niệm
cũng bằng đá hoa. Nhà để quan rộng hơn một trượng,
bên hữu thì cái quan ông Hoa Thịnh Đốn, bên tả thì cái quan
bà mẹ ông, bốn phía mộ trồng cây cỏ hoa huỷ
, ngoài có vườn. Có cái nhà ở phía gần sông là nhà bà mẹ
ông Hoa Thịnh Đốn.
Giữa vườn trồng mấy cây dương liễu,
ấy là lấy từ mộ ông Nã Phá Luân [Napoléon] nước Pháp đưa về trồng,
vì người nước Mỹ lấy ông Hoa Thịnh Đốn và Nã Phá Luân [Napoléon] là bậc đại vĩ nhân ở
khoảng lịch sử cận thế. Ông Hoa Thịnh Đốn thì dựng
nên nước Mỹ, ông Nã Phá Luân thì bắt phục được châu Âu ,
tuy một ông thành công, một ông thất bại, nhưng đều là người
tuyệt thế, bởi thế mới đưa cây liễu tự mộ
ông Nã Phá Luân[Napoléon] về trồng.
Khi
ông Hoa Thịnh Đốn
còn bé, có người nọ cho một cái búa nhỏ, ông mừng
lắm, muốn chặt thử cây cối trong sân để xem búa có sắc
không. Ông chặt nhầm một cây anh đào trước sân, khi người
cha về, thấy cây anh đào bị chặt nổi giận, hỏi đứa nào chặt?
Ông Hoa Thịnh Đốn
thấy cha giận sợ hãi quá, trước còn chưa dám
nói sau ông nhớ cách ngôn có lời rằng : “Làm người
không nên không ngay thẳng”. Ông mới chạy lại trước
mặt cha cúi xuống tự nhận là mình chặt. Người
cha mừng lắm, bảo rằng : “Con biết giữ điều ngay thẳng
thì ta tuy mất một trăm anh đào cũng không bằng cái điều ngay thẳng ở
con”. Rồi người cha tha lỗi cho.
Khi
ông đi làm trắc lượng,
cùng người bạn ngồi trên bờ sông, có một đứa trẻ con nhà
làm ruộng, vừa lên bốn tuổi, chơi trên bờ, bỗng
chốc rơi xuống sông. Người mẹ đứa bé ấy kinh
sợ, kêu la người cứu. Sông ấy nước ở
trên chảy xuống mạnh lắm, giữa dòng sông lại
có đá lởm chởm,
không ai xuống cứu. Ông trông thấy, liền cởi áo
nhảy xuống sông, người mẹ thấy con đang chìm nổi lênh đênh, lấy tay chỉ
cho, nhưng nước chảy mạnh quá, bỗng chốc
lại không thấy con nữa, mới chạy thẳng bờ
sông khóc to lên. Ông Hoa Thịnh Đốn lặn xuống nước mò đứa bé ấy hai lần,
bị sóng ngăn
lại không tìm được,
một lát gần tới chỗ nước xoáy. Nước
chảy càng mạnh lắm, trông thấy đứa bé con cách trước
mặt vài ba thước, ông mới đạp sóng bước ra, ôm được đứa bé con ấy,
trở vào bờ bị nước đẩy ra, sắp trôi vào vùng
nước xoáy. Người mẹ thấy ông đã bồng được đứa con mình, bỗng
thấy ông lại bị trôi xuống vùng nước xoáy, lại
sợ lắm, tưởng con mình không thể cứu được nữa.
Một chốc thấy ông ở giữa lòng sông nổi mình
lên tay bồng đứa
bé con đưa cho người
mẹ, rồi trèo lên bờ. Người mẹ đứa mẹ vừa
mừng vừa khóc, cầm hai tay ông Hoa Thịnh Đốn nói không lên tiếng,
một hồi lâu mới nói rằng : “Ông liều mình cứu
con tôi, thiệt không phải người tầm thường
làm được, tôi xin trời
giáng phúc cho ông”. Khi ấy Hoa Thịnh Đốn mới mười
tám tuổi.
Ông Hoa Thịnh Đốn sinh bình thường thuộc lòng một câu
rằng : “Chính nghĩa ở đâu, đạo ở
đấy”. Bởi thế
nên ông hết sức lo việc nước, chẳng quản
một mình khó nhọc, ai cũng khen là người chính
nghĩa, lại là nhân từ hay thương người.
Như mùa xuân trời ấm gió êm, cỏ cây xanh tốt, ấy
là nhân phẩm ông Hoa Thịnh Đốn.
Ông Hoa Thịnh Đốn lúc đương
nhỏ đã biết giữ
thật thà không dối trá, xem việc chặt cây thì đủ rõ. Đến khi đã
lớn thì không sợ khốn nạn, không lo thất bại,
thấy việc nghĩa là cứ làm, xem việc cứu đứa trẻ chết trôi thì
đủ rõ. Bởi một
lòng thương xót nên đến nỗi liều mình mà cứu người.
Xem việc trước thì ông có cái tính chất lấy công bằng
ngay thẳng mà giữ mình; xem việc sau thì ông có cái tinh thần
vì loài người, vì nước nhà, vì thiên hạ mà chẳng
kể đến mình.
Duy ông có cái tính chất ấy, có cái tinh thần ấy nên mới
làm cho nước Hợp chúng Bắc Mỹ thành được độc lập.
Ông Hoa Thịnh Đốn suốt đời chỉ giữ điều ngay thẳng và trong sạch, các nhà chính trị
đời nay chỉ
ưa dùng cái thủ đoạn giả dối, ông Hoa Thịnh Đốn, thì không thế, ông
thường nói rằng: “Chính nghĩa là cái chính sách hay nhất”.
Cho nên ông đối với
người trong nước, đối với người ngoài đều lấy chính trực là gốc.
Công nghiệp của ông truyền
mãi đời sau, các
châu đều dựng
bia kỷ niệm. Kinh đô nước Mỹ lấy tên ông mà đặt tên. Người đời trông cái bia kỷ niệm
ấy ai cũng sùng bái. Nhưng ông mà để tiếng muôn đời, không phải là cái bia kỷ niệm, cũng
không phải cái mộ của ông ở gò Ty Lỗ Nang, chỉ
tại ở nước Hợp chúng Quốc cùng cái chính thể
Cộng hoà của ông đã dựng ra, thực đủ làm gương cho muôn đời, mà cái tinh thần của ông cũng thường
thấp thoáng ở trong nước Hợp chúng và trong chính
thể Cộng hoà ấy.
Đông Tây
vĩ nhân, quyển 2
Nhà in Tiếng Dân
xuất bản. Huế, 1930.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét