Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

PHÁT HIỆN CHỮ LẠC VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY


PHÁT HIỆN CHỮ LẠC VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY
Phát hiện này có ý nghĩa rất lớn, giới nghiên cứu TQ cho rằng do có phát hiện này cần phải viết lại lịch sử văn hoá Trung Hoa.
Người Việt Nam là dòng chính thống tiêu biểu nhất của Lạc Việt, cho nên thông tin này rất liên quan và rất quan trọng trước hết đối với lịch sử dân tộc và lịch sử văn hoá Việt Nam – và hơn thế nữa với cả cả lịch sử văn minh nhân loại.

Còn phải chờ sự phân tích nghiên cứu của học giả thế giới và Việt Nam. Các tỉnh biên giới nước ta như Lạng Sơn, Cao Bằng cũng đã phát hiện được di vật thời xẻng đá lớn (như  xẻng đá do người dân thôn Nà Pò xa Vĩnh Lại huyện Văn Quan, Lạng Sơn phát hiện năm 1979), nhưng số lượng còn ít và chưa thấy loại xẻng có chữ viết.
Vấn đề này “rất nhạy cảm”, có khả năng nhà đương cục TQ chỉ cho công bố tư liệu rất hạn chế. 
Như bản tin này nguồn đầu chỉ một tin ngắn của THX, không có bài của PV nào khác, sau đó hàng trăm trang báo giấy  báo mạng đăng lại.
Trước mắt chúng ta cần thu lượm thông tin thật đầy đủ và chính xác từ các nguồn truyền thông của Trung Quốc. Các bình luận của học giả Trung Quốc tất nhiên là viết theo quan điểm của họ, bài dịch  vẫn giữ đúng nguyên văn để tham khảo.
Nguyên văn bản tin của Tân Hoa xá 25-11-2011
(tức cách đây chưa đến 1 tháng)
Hơn một nghìn ký hiệu chữ viết Lạc Việt cổ đào được ở Quảng Tây (一千多个古骆越表意字符广西出土)

 
             这是1223日在广西平果县拍摄的古骆越表意字符石片。
近日,广西百色平果县马头镇感桑大石铲祭祀遗址出土数十块写满骆越古文字的石板和大石铲碎片,其中最大的一块文字石长
103厘米,宽55厘米,写满数百个 字符,大多是成句的占卜辞和祭祀文。据初步统计,这些石片上的字符有1000多个。专家们推断,这些古骆越石片字出现的时期和大石铲时代 4000-6000年前)相同。这说明感桑大石铲祭祀遗址上的古骆越文是目前中国发现的古老成型文字之一。目前,这些骆越古文字石片由广西百色市平果县 物管理部门保存,考古研究工作正在进一步展开。  新华社发(罗郅肯 摄)
Copyright XINHUANET.com All Rights Reserved.  制作单位:新华网
版权所有 新华网
Đây là ảnh chụp mảnh đá có ký hiệu chữ viết Lạc Việt cổ  biểu ý chụp ngày 23 tháng 12 [năm 2011] tại  huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây.
Gần đây, tại di chỉ cúng tế thời xẻng đá lớn ở Cảm Tang trấn Mã Đầu huyện Bình Quả tỉnh Quảng Tây đã đào được mấy chục phiến đá và mảnh vỡ của các xẻng đá lớn có đầy văn tự Lạc Việt cổ. Trong số đó mảnh đá có chữ viết lớn nhất có chiều dài 103 cm, rộng 55 cm, viết đầy mấy trăm ký hiệu chữ viết, phần nhiều là từ chiêm bốc (bói toán) và văn thờ cúng viết thành câu. Theo thống kê sơ bộ, trên các mảnh đá ấy có số lượng hơn 1000 ký hiệu chữ viết. Theo suy đoán của các chuyên gia, thời kỳ xuất hiện của những phiến đá có chữ Lạc Việt cổ ấy tương đồng với thời đại xẻng đá lớn (từ 4.000 -6000 năm trước). Điều đó cho thấy chữ Lạc Việt cổ ở di chỉ cúng tế thời xẻng đá lớn ở Cảm Tang là một trong những phát hiện của Trung Quốc về loại hình văn tự đã hình thành rất cổ xưa đã được phát hiện ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Tân Hoa xã phát.
Ảnh của La Chí Khẩn (tất cả 03 ảnh):
1.Ảnh chung có 9 phiến đá có chữ.
2.Chụp đặc tả 1 phiến đá có chữ.
3. Ảnh chụp hiện trường khảo cổ ở thôn Cảm Tang Thị trấn Mã Đầu huyện Bình Quả
N.Đ.T d. & lập bản đồ chỉ địa điểm trên bản đồ vệ tinh.

PHÁT HIỆN CHỮ LẠC VIỆT CỔ Ở QUẢNG TÂY






 


Cùng nội dung như bản tin của THX, nhưng ở trang mạng "Văn hoá Lạc Việt" có ảnh chữ trên mấy tấm đá khác :



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét