Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

KHẢO CỨU NIÊN ĐẠI "THIÊN TẢI NHÀN ĐÀM" CÓ CẢ BẢN ĐỒ HOÀNG SA và ĐẠI TRƯỜNG SA

Lời dân 2: Ngày 26-11-2011 trên blog này tôi đã đăng bài Khảo cứu niên đại Thiên tải nhàn đàm có bản đồ Hoàng Sa (xem đưòng dẫn ở Mục lục Blog Ngô Đức Thọ). Bài ấy nguyên tôi viết để gửi cho Hội thảo Thông báo Hán Nôm học năm 2011 của Viện NC Hán Nôm. Tuy Hội thảo có đăng cả hai tên bài của tôi, nhưng thực đọc tại Hội thảo ấy  là bài viết về chữ Trinh kiêng huý (xem Mục lục Blog Ngô Đức Thọ) còn bài Khảo cứu Thiên tải nhàn đàm  trước đó PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh  Viện trưởng có cho tôi biết về danh ngghĩa Viên ,
trên quy định chưa đựoc chính thức công bố, nhưng tư cách riêng của nhà nghiên cứu thì đựoc quyền công bố. Vì vậy tôi đã đăng blog ngày 26-11 như đã nói trên. Tuy vậy, nay xem lại thì bài blog ấy up ảnh không tốt nên bao nhieu ảnh cứ liệu đều đã mất hết!  Nay tôi làm lại file PDF, đăng lại thành bài này. Nội dung vẫn giữ nguyên như bài trước. Nhưng lần này tôi bổ sung thêm 1 ảnh nữa đó là  bức ảnh dán nối ba trang 107, 108, 109 có cả hình vẽ Hoàng Sa và Đại Trường Sa. Tên gọi Đại Trường Sa rất hiếm trong các cứ liệu bản đồ của ta, vì vậy tư liệu bản đồ niên đại 1810 này là một tài liệu lịch sử rất quý hiếm bổ sung cho Kho tư liệu chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Trân trọng giới thiệu.
Ngô Đức Thọ
5-4-2012


Lời dẫn 1:

Công trình khảo cứu này không giới thiệu một bản đồ cổ nào mới, mà nhằm chứng minh văn bản học đối với một tài liệu từng được nêu lên trong tài
liệu chính thức của Chính phủ và nhiều nhà nghiên cứu của Việt nam. Nhưng đối với thể loại bản đồ cổ, mỗi một tên sách (tài liệu) có thể có vài văn bản khác nhau. Các văn bản ấy đều cần có những khảo cứu khoa họcnhiều khi rất phức tạp mới có thể xác định được niên đại, soạn giả và tính chân thực lịch sử của nó. Công việc này, theo tôi chúng ta cần kiêntrì thực hiện một cách bài bản, tích luỹ cứ liệu có giá trị khoa học, để không những vận dụng ngay khi các cuộc đàm phán ngoại giao cần có, mà về lâu về dài có thể lập một hồ sơ đầy đủ khoa học về chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa để lại cho con cháu đời sau. Ở bộ Ngoại giao tất nhiên có bộ phận chuyên trách, nhưng là người của chuyên ngành Hán Nôm tôi hiểu công việc này cần có sự đóng góp của nhiều nhà chuyên môn, chứ không nên gói gọn trong khuôn khổ của một vài bộ phận "đặc biệt" không có các chuyên gia Hán Nôm quen thạo khảo cứu bản đồ cổ.

Từ hồi tết 1975 (sau khi xẩy ra vụ TQ dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa) tôi từng được góp phần vào việc sưu tập các tư liệu lịch sử chủ quyền của VN ở
Hoàng Sa để cung cấp cho đoàn của Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Đinh Nho Liêm phụ trách tháp tùng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sang Trung Quốc đàm phán về việc này. Sau đó Bộ ngoại giao có cơ quan riêng chuyên trách mảng này. Nhưng là người nghiên cứu thư tịch văn bản Hán Nôm, tôi vẫn
tiếp tục quan tâm đề tài này, trong điều kiện thời gian của bản thân cho phép cũng có thu hoạch được một số kết quả nghiên cứu.
Nay,ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công khai trước Quốc Hội, tuyên bố Việt Nam kiên quyết "đòi Hoàng Sa bằng Hoà Bình". Tuyên bố đó đúng mức độ, thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn dân Việt Nam.
Để hưởng ứng tuyên bố đó, tại đây tôi công bố công trình khảo cứu của tôi nhằm xác định niên đại cho cuốn thư tịch cổ mang tên Thiên tải nhàn đàm (A.2716) lưu tàng ở Viện NC Hán Nôm.
Trong một lần tôi trao đổi vấn đề này với ông Viện trưởng Viện NC HánNôm, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh cho biết: " Vấn đề này các nhà nghiêncứu được quyền công bố, nhưng danh nghĩa Viện NC Hán Nôm thì chưa đượcphép". Vì vậy, trong Hội thảo Thông báo Hán Nôm học(24 tháng 11) vừa qua tôi có gửi 2 báo cáo đến BTC Hội thảo, nhưng chỉtrình bày một báo cáo về vấn đề khác. Còn báo cáo thứ hai này như ôngMạnh nói đó thì có thể cũng vì lý do ấy mà không đưa vào Kỷ yếu sẽ insắp tới. Vì lý do đó, tôi nghĩ trang blog của tôi có lẽ thích hợp đểcông bố khảo cứu này mà không phải chịu phiền hà đi xin đăng đâu khác.Cuốn sách bản đồ này lưu trữ tại Viện Hán Nôm, lãnh đạo Viện Hán Nôm đã gửilên Bộ Ngoại giao danh sách các thư tịch bản đồ liên quan biển đảo trongđó có cuốn Thiên tải nhàn đàm này.
Bài khảo cứu này của tôi chưa từng công bố. Tuy chỉ đăng ở trang nhà, nhưng tôi tất nhiên mong rằng nó có tác dụng hỗ trợ cho các công trình nghiêncứu các bản đồ cổ về Hoàng Sa-Trường Sa của nước ta.Với ý nghĩa đó, trong lần gặp TS Nguyễn Nhã gần đây tôi đã cung cấp cho TSNguyễn Nhã các tư liệu được nói đến và cả toàn văn bài này cũng đãđược gửi đến cung cấp tham khảo cho các nghiên cứu của TS về chủ quyềnbiển đảo VN.
Ngoài ra, bài khảo cứu này của tôi chưa từng công bố ở đâu khác. Nghiên cứu khoa học các đề tài KHXH &NV như đề tài bản đồ cổ VN là cần phải công khai, chứ không phải chỉ là chuyện riêng "tỉ tê" với nhau có tính chất người làm công cung cấp "tư liệu" cho người chủ chi tiền. Mà người chủ chi tiền vìkhông có chuyên môn cho nên phần nhiều không đủ tự tin (sợ sai), hoặc không biết cách dùng để biện luận , rốt cục tư liệu chủ quyền thì khá
nhiều, nhưng trước sau chỉ thấy trích dẫn mấy tư liệu quen thuộc, mà cũng chỉ thấy kê tên, rất ít khi thấy một khảo chứng nào cho cặn kẽ. Hạn
chế ấy có thể khiến cho tính thuyết phục giảm thiểu đi ít nhiều.

Bài viết này khảo cứu rốt ráo để xác định rõ niên đại 1810 của tấm bản đò có Hoàng Sa vẽ trong Thiên tải nhàn đàm,một niên đại tuy không phải là cổ nhất của các bản đồ VN có Hoàng Sa -Trường Sa, nhưng vẫn là một niên đại chưa hề có quan chức nào của chính quyền Trung Quốc dám tơ tưởng tới Hoàng Sa (nay họ chiếm, đổi tên là Tây Sa), các thư tịch bản đổ cổ của TQ thì xưa nay không bao giờ có tên đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ. Có lẽ cũng không nên nghĩ rằng công bố loại khảo cứu này là lộ chứng cứ. Chúng ta đấu tranh đàm phán ngoại giao, quang minh chính đại, chứ đâu phải chuyện như ta thường thấy có người giơ văn bản nhưng chỉ thập thò nửa trang rồi che đi! Hơn nữa muốn làm thế cũng hơi bị khó, bởi vì các học giả Trung Quốc từng đoàn sang đây tham quan, nhiều người ăn ở hàng năm tại khách sạn để hàng ngày phố Đặng Tiến Đông đọc kho thư tịch Hán Nôm ở Viện NC Hán Nôm, cũng không ít người được dùng cả camêra quay phim hầu hết các thư tịch quan trọng. Cả NCS và lưu học sinh TQ nữa. Môn văn bản học không phải là tay trái mà là rất thành thạo đối với họ. Bởi vậy nếu ta chưa biết rõ, có khi chính họ lại chỉ ra, nếu có ai đó sử dụng cứ liệu nhầm lẫn thì thật vô cùng tai hại.Bài khảo cứu này đăng ở trang nhà để khỏi lưu hồ sơ cá nhân quá lâu, nhưng tất nhiên tôi mong nó có tác dụng hỗ trợ cho các công trình nghiêncứu các bản đồ cổ về Hoàng Sa-Trường Sa của nước ta.
Ngô Đức Thọ







http://nk3.upanh.com/b4.s3.d1/6db3d5bec211acfa16c719a40f9601d5_43001573.khaocuundttncohoangsapage02.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét