Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

CHÙA ĐẠI BI VÀ SỰ TÍCH TRẠNG NGUYÊN LÝ ĐẠO TÁI

CHÙA ĐẠI BI VÀ SỰ TÍCH TRẠNG NGUYÊN LÝ ĐẠO TÁI (tức HUYỀN QUANG TÔN GIẢ)
  
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
%name
Lý Đạo Tái 李 道 載(1254-1334) người hương Vạn Tải, Bắc Giang hạ lộ – Nay là thôn Vạn Tải (làng Tẩy) xã Thái Bảo huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh.             
21 tuổi đỗ khoa Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông. Sau khi thi đỗ được sung chức Nội hàn đảm trách các việc văn từ ngự chế, nhiều lần được đặc mệnh giao thiệp với sứ giả nhà Nguyên. Làm quan tại triều hơn 20 năm, trải ba triều Thánh Tông - Nhân Tông, thăng đến chức chức Nhập thị Bồi tụng. Cuối đời Nhân Tông, ông xin thôi việc quan để xuất gia tu hành Phật đạo. Ông đến tu hành ở chùa Vân Yên núi Yên Tử, theo hầu học đạo với Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông và Đệ nhị tổ Pháp Loa đại tôn giả; sau đựoc Pháp Loa truyền y bát, trở thành Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, có danh vọng và cống hiến rất lớn cho công cuộc hoằng pháp của Phật giáo đời Trần.
LTĐK Biệt lục (Ia,10b); TKL,9b; TVTL ( I,105b-107), Tam tổ thực lục, Đệ Tam tổ Lý Trạng nguyên hành trạng; Việt Nam Phạt giáo sử luận (Nguyễn Lang); Từ điển di tích văn hoá Việt Nam (Ngô Đức Thọ chủ biên), Các nhà khoa bảng VN (Ngô Đức Thọ chủ biên)
%name
%name
Theo Tam tổ thực lụcĐệ tam tổ Lý Trạng nguyên hành trạng, Huyền Quang tôn giả tục tính họ Lý huý Đạo Tái. Thuỷ tổ là Lý Ôn Hoà 李溫和 , làm quan Hành khiển triều Lý Thần Tông ( 1128-1138 ). Ôn Hoà sinh Lương , Lương sinh Nhượng , Nhượng sinh Minh Doãn 明允, Minh Doãn sinh Khâm , Khâm sinh Quang Dụ 光諭, làm quan Chuyển vận sứ triều Trần. Quang Dụ sinh 4 con trai: trưởng là Tráng , thứ hai là Tướng , thứ ba là Thành , út là Huệ Tổ 慧祖, tức thân sinh của Lý Đạo Tái. Khi Huệ Tổ còn đi học, gặp lúc Chiêm Thành đưa quân ra cướp phá nước ta, Huệ Tổ tòng quân đánh giặc có công, được bổ làm quan cai trị, nhưng Huệ Tổ không nhận, chỉ thích vui thú điền viên và đi du ngoạn các nơi. Phu nhân của Huệ Tổ họ Lê là người có đức hạnh thừa thuận theo chồng, chăm sóc hầu hạ cha mẹ chồng. Đến ba mươi tuổi vẫn chưa có con trai nên bà thường đến cầu khấn ở chùa Ngọc Hoàng. Một hôm bà Lê thị lên núi Châu Sơn hái thuốc, đến chùa Ma Cô Tiên dựa lưng tường chùa ngồi nghỉ, rồi thiu thiu chợp mắt, mơ thấy một con khỉ lớn mặc áo vàng, đầu đội mũ triều thiên, tay bưng một vừng mặt trời đỏ chói ném vào bụng mình. Lê thị kinh sợ tỉnh dậy, thấy cảm động trong mình. Bà kể lại giấc mơ cho Huệ TGổ nghe. Huệ Tổ nói núi ấy có con hầu tinh trú trong động Thân Dương, nay chiêm bao như vậy tất bà sẽ có thai. Năm sau, đúng ngày mồng một tết, trụ trì chùa Ngọc Hoàng là Huệ Nghĩa thiền sư lên chính điện tụng kinh xong trở về tăng phòng thiền định, chợt mơ thấy đèn nến trong điện Phật bỗng nhiên sáng bừng, chư Phật  uy nghiêm đông đảo, Kim Cương long thần la liệt. Phật chỉ A Nan tôn giả nói: “Ngươi hãy thác sinh làm pháp khí miền Đông thổ”. Huệ Nghĩa biết tiền duyên của mình đã định như vậy,bèn đọc bài kệ:
人之為道豈他尋
心即佛兮佛即心
惠敵吉祥為影響
此生必見好知音
Nhân chi vi đạo khởi tha tầm,
Tâm tức Phật hề, Phật tức Tâm.
Huệ địch cát tường vi ảnh hưởng,
Thử sinh tất kiến hảo tri âm.
Dịch:
Người mong tìm đạo khỏi xa tìm,
Tâm tức Phật chừ, Phật tức tâm!
Thuận đạo tốt lành bao ảnh hưởng,
Đời này tất sẽ gặp tri âm!
(N.Đ.T)
Đọc xong cầm bút đề bài kệ ấy lên vách tường. Năm ấy tổ Huyền Quang ra đời. Bà Lê thị hoài thai 12 tháng mà trong bụng không thấy chuyển động, nghi  thai bị hỏng, bèn uống thuốc phá quỷ, nhưng thai vẫn không ra.  Đến khi bà lâm bồn, sinh ra một con trai cứng cáp khôi ngô kỳ vĩ. Ông bà rất yêu quý, đặt tên là Tải Đạo. Hai mươi tuổi đỗ thi Hương, ai cũng bảo Tải Đạo tất sẽ đỗ đại khoa. Qua năm sau thi Hội quả nhiên đỗ đầu Tam khôi (tức Trạng nguyên). Khi Đạo Tái còn nhỏ, cha mẹ tuy đã có bàn việc hôn nhân, nhưng chưa chính thức dạm hỏi. Bấy giờ vua Trần (Thánh Tông) muốn gả công chúa Liễu Nữ là cháu của An Sinh vương cho Đạo Tái, nhưng Đạo Tái từ chối. Vua gọi Đạo Tái vào làm quan Nội hàn. Đạo Tái vâng mệnh tiếp sứ giả nhà Nguyên, soạn thảo văn thư qua lại, viện dẫn kinh điển, ứng đáp trôi chảy, văn chương ngôn ngữ nổi trội hơn cả sứ thần Bắc quốc và các nước láng giềng.
Lý Đạo Tái làm quan tại triều trong 20 năm, thăng đến chức Nhập thị bồi tụng. Sau ông xin thôi việc quan để xuất gia học đạo. Sau mấy lần dâng biểu, nguyện vọng của Đạo Tái mới được vua Trần Nhân Tông cho phép. Lý Đạo Tái được ban pháp hiệu Huyền Quang. Lúc đầu sư đến học đạo với thiền sư Bão Phác ở núi Vũ Ninh,  Điều ngự Giác Hoàng từng bảo: “Người này có đạo nhãn, có thể làm pháp khí, quả thật là bậc thánh tăng”. Nhân đó Tổ Điều ngự cho Huyền Quang đến chùa Vân Yên theo học và phò tá cho thiền sư Pháp Loa.
Sư tinh thông kinh điển Nho - Phật, tăng ni tìm đến đến chùa Vân Yên nghe sư thuyết pháp giảng đạo rất đông, có lúc đông tới cả nghìn người. Từ đó ba thiền sư Trúc Lâm Điều ngự, Pháp Loa, Huyền Quang vân du thuyết pháp ở nhiều chùa viện  trong nước, Huyền Quang thiền sư đuợc Điều ngự hoàng đế ban cho toạ bằng gỗ trầm hương để ngồi giảng kinh. Điều ngự đặc chỉ giao cho Huyền Quang soạn Chư phẩm kinh, Công văn [tập], Thích khoa giáo. Điều ngự cầm bút phê: “Kinh sách nhà Phật từng qua tay Huyền Quang thì một chữ khong thể thêm, một chữ không thể bớt”, rồi cho khắc ván để lưu hành.
Trước khi viên tịch (11-1308), Trúc Lâm đệ nhất tổ Điều Ngự Giác Hoàng (Trần Nhân Tông) căn dặn Huyền Quang theo phụ tá cho Tổ thứ hai là thiền sư Pháp Loa. Từ đó Huyền Quang theo học đạo với Pháp Loa đại tôn giả, nửa bước không rời.
Năm sư 60 tuổi, trong một lần vua Trần Anh Tông trò chuyện với các thị thần tăng đạo, vua nói: “ Người ta sinh ra đội khí âm mà mang khí dương, thích ăn ngon mặc đẹp. Cái lòng dục ấy thì ai cũng có. Bọn ta sở dĩ gác sự ham muốn ấy sang một bên là để phụng sự việc đạo, mà cũng chỉ được một mặt ấy thôi. Cớ sao một mình lão tăng Huyền Quang từ khi sinh ra vẫn sắc sắc không không, như nước không sóng, như gương không bụi. Thế là ngăn dục hay là vô dục?” Lúc ấy có mọt viên quan văn tâu rằng:
Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt,
Tri nhân tri diện bất tri tâm
(Vẽ hổ vẽ da, xương khó vẽ
Biết người biết măt, khó hay tâm)
Xin bệ hạ hãy cho thử thách xem sao?
Vua Anh Tông không nói ra nhưng thầm nghĩ cũng phải làm một cuộc thử. Vua sai chọn một cung nữ xinh đẹp tên là Điểm Bích tuổi vừa đôi mươi giỏi thơ hay văn, thông thuộc kinh sách tam giáo. Vua giao  cho Điểm Bích đến chùa Vân Yên tìm cách dụ dỗ cho được nhà sư Huyền Quang và phải xin sư một nén vàng đem về làm chứng cứ. Điểm Bích đến chùa thác cớ xin tá túc tu học. Sư thấy người con gái yêu kiều xinh đẹp, chắc chưa hết nợ trần duyên, bèn khuyên về nhà gây dựng lứa đôi, đến khi về già đến chùa học đạo cũng chưa muộn. Điểm Bích nói dối vì cha già bị vu cáo bị án oan nên phải đi thập phương xin người hảo tâm cho tiền để lo liệu cứu cha. Sư quả nhiên bị mắc mưu, động lòng thương lấy cho một nén vàng.
Điểm Bích trở về đưa nén vàng nộp vua, không quên thêu dệt việc mình bị giữ lại một đêm cùng ngủ với Huyền Quang.
Vua Anh Tông nghe xong lấy làm hối vì như thế là tự mình đã đặt bẫy bắt chim, không khéo Huyền Quang bị hãm hại. Vua bèn sai mở hội Vô Già ở phía tây kinh thành và cho triệu sư Huyền Quang đến làm mật án pháp.
Đây là cuộc đối chất tối linh thiêng, tâm địa người làm mật án pháp có điều gì nhơ bẩn tất không đựoc chứng giám. Sư Huyền Quang thanh thản bước lên đàn tay cầm pháp khí làm các nghi thức mật án, ba lần xuóng đàn, ba lần lên đàn, cầu khấn thánh hiền mười phương đến chứng giám. Bỗng từ phái đông nam xuât hiện một đám mây đen, rồi cát bụi bay mù trời. Trong chốc lát bầu trời trở lại trong sáng, mọi người xúm lai xem, thấy trên đàn tràng chỉ còn lại hương đèn lục cúng thanh khiết, cò bao nhiêu đồ tạp vật dơ bẩn đều bị thổi bay hết. Vua Anh Tông biết Huyền Quang bị oan, vội đến trước đàn tràng kính vái tạ lỗi, giáng Điểm Bích làm nô tì.
Từ đó vua Anh Tông đối với sư càng rất mực yêu quý, gọi sư là người nối pháp.

Ngày rằm tháng giêng năm Quý Mão (1423),sư lên kinh đô chúc thọ vua Trần Minh Tông, rồi đến chùa Báo Ân giảng kinh Thủ lăng nghiêm, khi về tăng phòng thiền định, thấy đôi chim khách trắng bay vào phòng vừa kêu vừa bay luợn. Sư chạnh nhớ cha mẹ bèn dâng biểu xin về quê thăm song thân. Nhân dịp này sư cho dựng một ngôi chùa ở phía tây nhà và phía đông chùa Ngọc Hoàng, đặt tên là chùa Đại Bi, lấy nghĩa từ câu kinh: “Đại từ đại bi Quán Thế âm Bồ Tát  cứu cha mẹ về đường Phật đạo”.  
Từ khi thiền sư Huyền Quang khai sáng chùa Đại Bi, trên từ thiên tử dưới đến thứ dân cúng dường công đức vàng bạc tiền tài nhiều không kêt xiết. Sư dùng tiền công đức ấy để kinh kinh sách. Khi in xong, sư cho mở hội lớn. Người bốn phương đến dự hội chơi xem đông cả nghìn vạn người. Bảy ngày đêm hội mới tan. Sư lại đêm tiền công đức còn lại phân phát cho tăng ni các đạo tràng và những người dân nghèo khổ. Sư lại mở một bữa tiệc nhỏ để khoản đãi những người thân thích và bà con bạn bè cố cựu trong làng rồi phân chia nốt số vàng lụa còn lại cho mọi người để tỏ tình thân. Sáng hôm sau sư lại lên đường trở về nơi trụ trì ở chùa Vân Yên tiếp tục giúp tổ Pháp Loa trong các việc hoằng pháp. Đến năm Khai Hựu 2 (1330) trước khi viên tịch, Đệ nhị tổ Pháp Loa đem y bát truyền lại cho Huyền Quang. Huyền Quang chủ trì tang lễ, xây tháp cho Đệ nhị tổ Tịnh Trí Pháp Loa đại tôn giả. Từ đó về sau sư thay tổ Pháp Loa đảm trách các công việc đại hoằng pháp của Thiền phái Trúc Lâm. Về cuối đời, sư chuyển về trụ trì chùa Thanh Mai (nguyên tên là chùa Hương Hải ở xã Phụ Vệ huyện Chí Linh, nay thuộc hưyện Nam Sách tỉnh Hải Dương), rồi lại chuyển đến trụ trì chùa Tư Phúc (chùa Hun) ở Côn Sơn trụ trì cho đến năm 80 tuổi.
Ngày 23 tháng Giêng năm Giáp Tuất ( 27-2-1334) sư viên tịch ở chùa Côn Sơn, hưởng dương 81 tuổi.
Vua Trần Minh Tông ban 10 lạng vàng sai mon đồ xây tháp ở sau chùa, cấp ruộng thờ tất cả 150 mẫu 5 sào, ban thuỵ hiệu là Trúc Lâm thiền sư đệ Tam tổ, tự pháp là Huyền Quang tôn giả.
-Tác phẩm:
nThơ chữ Hán:
-Ngọc tiên tập 玉鞭集: cả tập không còn.
-Hiện còn 25 bài chép trong Toàn Việt thi lục (Q.4. tờ 105 -107) có thể là những bài thuộc Ngọc tiên tập:
1.      Chu trung舟中
2.      Diên Hựu tự延祐詩
3.      Yên Tử sơn am cư 安子山庵居
4.      Ngọ thuỵ 午睡
5.      Thạch thất 石室
6.      Thứ Bảo Khánh tự  bích gian vận 次寶慶寺壁間韻
7.      Địa lô tức sự 地爐
8.      Nhân sự đề Cứu Lan tự因事 蘭寺
9.      Mai hoa梅花
10.  Trú miên  晝眠
11.   Sơn vũ 山宇
12.   Ai phù lỗ 哀俘虜
13.  Phiếm chu泛舟
14.  Đề Động Hiên đàn việt giả sơn 題洞軒檀越假山
15.  Quá Vạn Kiếp過萬劫
16.  Tặng sĩ đồ đệ tử贈仕途弟子
17.  Đề Đạm Thuỷ tự 題淡水寺
18.  Tảo thu 早秋
19.  Cúc hoa (6 bài)菊花  (六首 )      
nPhú:
-Vịnh Hoa Yên tự phú (Nôm) 詠華煙寺賦
%name
nVăn:
-Chư phẩm kinh 諸品經
-Công văn tập 攻文集
-Thích khoa giáo
Đáng chú ý có một tác phẩm hiện còn văn bản là cuốn:
-Bảo đỉnh hành trì bí chỉ toàn chương 寶鼎行持祕旨全章 Huyền Quang tôn giả玄光尊者 định bản. Thái Bình, Viên Minh tự tàng bản, Khải ĐĐịnh thứ 3 (1918).  Sách chữ Hán , in vánn gỗ. 188 tr. 16 x 27 cm. TVQG: R.311, R.332, R.3199 .
Sách không có tựa bạt, nhưng đáng lưu ý là các đền chùa không ít trường hợp trùng san được những văn bản rất cổ. Cuốn này ghi rõ “Huyền Quang tôn giả định bản”, nhưng cho đến nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu để có kết luận về thông tin thư mục như đã ghi trên sách.
Ngạn Xuyên NGÔ ĐỨC THỌ
Sau chuyến về thăm dâng hương tại chùa ngày Thứ tư 14-9-2011. Đoàn gồm: PGS.TS.TNgô Đức Thọ, Chủ nhiệm chương trình CNKBVN
-TS Nguyễn Đức Toàn, Phòng Văn học, Viện NC Hán Nôm.
-Nguyễn Tấn Phú

1 nhận xét:

  1. cho em hỏi cuốn Bảo đình hành trình bí chỉ toàn chương hiện đang ở đâu ạ

    Trả lờiXóa