Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Xác định thời điểm sáng tác TRUYỆN KIỀU.

Kỷ niệm 20 năm năm sinh Đại thi hào NGUYỄN DU (1765- 2015)



Đền thờ NGUYỄN DU Ở TIÊN ĐIỀN
(Bảo tàng NGUYỄN DU - Nghi Xuân-Hà Tĩnh)
TÌM THẤY GIA HUÝ CỦA GIA ĐÌNH NGUYỄN DU


trong bản kiều nôm Duy Minh Thị 1872
Ngô Đức Thọ


Tìm thy gia huý ca Nguyn Du, xác đnh thi đim sáng tác Truyn Kiu
Tìm thấy gia húy Nguyễn Du - xác định thời điểm sáng tác của Truyện Kiều vào cuối đời Lê Chiêu Thống

 Việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều đến khoảng 2005 có những tiến triển mới. Nxb. Đại Học Quốc gia, Nxb.Văn Học liên tiếp xuất bản hai công trình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nghiên cứu phiên âm chú giải công bố bản Kiều Nôm Duy Minh Thị khắc in năm Tự Đức (1872) (1). Sau đó, căn cứ vào các cứ liệu văn bản, GS Nguyễn (hiện ở Nga) có bài đăng trên các báo trong nước tiếp tục nhận xét các khả năng Truyện Kiều được sáng tác trước thời Gia Long, hoặc cụ thể là vào thời Lê Trịnh (2). Mới đây, trong dịp Tết ất Dậu, GS Nguyễn và tôi liên tục có nhiều cuộc trao đổi qua lại bằng email, và kết quả là chúng tôi đã có một kết luận khá xác định về thời điểm sáng tác cuả Truyện Kiều (3).

GS Hoàng Xuân Hãn trước đây trong một bài phỏng vấn cho biết GS từng gặp cụ nghè Nguyễn Mai cháu xa đời của Nguyễn Du, được vị này cho biết: người chú cụ Nguyễn Du là Nguyễn Trọng, trong họ kiêng chữ Trọng, đọc chệch ra Trượng, cho nên Truyện Kiều mới có câu: “Mà lòng trượng nghĩa khinh tài biết bao” (4)

Trong sách cũng như các bài đã viết, GS Nguyễn đã nói đến gợi ý của cụ Hãn về việc kiêng huý ở từ “trọng nghĩa”. Nhưng đó chỉ mới là thông tin có ý nghĩa từ vựng giúp chúng ta hiẻu tại sao lại có từ truợng nghĩa trong truyện Kiều, nhưng nó chưa tham gia được vào hệ thống các cứ liệu có khả năng xác định thời gian thành tạo văn bản. Tuy đã biết như vậy, nhưng chúng tôi đã không ngờ đến một khả năng đã đến với chúng tôi trong đợt cùng cộng tác nghiên cưú vừa qua.
Bản DMT có tất cả 12 chữ  đọc với 2 âm kiêng huý hay không?  Kết quả khảo sát như sau:
Trọng   (9 chữ )và Trùng (3 chữ). Ngoài ra còn có 1 chữ là từ  lường (nôm) dùng chữ Hán “ lượng” để ghi, nhưng khắc in nhầm thành chữ “trọng” (câu 1968). Kể luôn cả câu “...mà lòng trượng nghĩa khinh tài xiết bao” (câu 310), tất cả có 13 từ Trọng, liệt kê như sau: (x.cột bên)
Chúng tôi làm scan chữ Trọng trong Khang  Hi tự điển và đánh to chữ Khải thể trong máy vi tính đặt tại đây để tiện so sánh. Đồng thời cũng dẫn các mẫu chữ Trọng trong các sách in ván gỗ của Việt Nam. Chẳng hạn chọn tình cờ 1 chữ Trọng trong sách Nam Sơn tùng thoại (NSTT /của Nguyễn Đức Đạt, in năm 1880). Hoặc lấy chính chữ Trọng trong các bản Kiều Nôm khác, sớm nhất như bản Liễu Văn Đường 1866 mới phát hiện (câu 562) hoặc cũng ở bản LVĐ năm 1871 (câu 19):
Qua các mẫu chữ đã dẫn trên, có thể nhận ra chữ trọng/ trùng này dù là in hay viết tay của Trung Quốc hay Việt Nam, phần chữ “điền” ở bộ thủ chữ “lý ” bao giờ cũng có một khoảng cách rõ rệt để có thể nhận rõ chữ “thổ ” đặt dưới cùng.
Đặc điểm văn tự học đó đòi hỏi hai nét sổ dọc hai bên vai chữ “điền” không bao giờ kéo dài thòi sát xuống ngang trên của chữ “thổ ”. Phá cách ở đặc điểm đó tức là phá cách ở chỗ quan trọng nhất về cấu hình của toàn chữ.
Bây giờ chúng ta quan sát và nhận xét lần lượt các chữ Trọng/Trùng trong bản DMT mà chúng tôi tách ảnh để đặc tả như sau:


Chúng ta sẽ không nhận xét gì đối với hai chữ số 3 và số 8 vì trên bản sách in ra nó quá mờ mòn. Cả chữ số 3 quan trọng nhất ở câu 310: “Trọng nghĩa” thay bằng “Trượng nghĩa” đã nói trên. Chỉ  cần nói thêm: thay hẳn bằng cách dùng một chữ khác là biện pháp quan trọng nhất của phép kỵ huý, mục đích là không để từ cần kiêng huý xuất hiện cả bằng chữ viết và âm đọc. Còn lại 9 chữ, đủ nhiều cho chúng ta quan sát: các số 1, 2, 4, 5, 6, 7, 10, 11, 12, 13.
 -Trước hết, xem qua một lượt cả 9 chữ kê trên chúng ta đều có thể thấy rõ hai nét sổ hai bên vai chữ “điền” đều được viết kéo dài đến sát gạch ngang trên của chữ “thổ”. Trong thao tác thực tế, chữ  “điền” viết như thế là rất không quen tay, khó có khả năng có thể coi là nhầm lẫn hoặc vô tình viết thành như thế (với cả 9 chữ). Người ta chỉ viết và khắc in như vậy khi có một chủ ý rõ ràng muốn tạo sự khác biệt với cách viết thông thường.
-Để tăng thêm hiệu quả thể hiện, hoặc cho rằng chỉ kéo dài hai nét sổ ở hai vai chưa đủ gây chú ý, cả 9 chữ trên còn có dụng ý kéo dài thêm nét ngang trên của chữ “thổ” cho dài hẳn thòi hai đầu ra ngoài (trong khi đó ở hai chữ mẫu đã dẫn trên ta thấy nét ngang này chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn đáy chữ “điền”)
-Để tăng thêm sự đặc biệt gây chú ý hơn nữa, người biên tập còn chọn một chữ để thể hiện một cách đặc biệt hơn nữa. Đó là chữ số 2 (ở câu 148: “Họ kim tên Trọng...”. Một sự tình cờ có ý nghĩa: Tên của Kim Trọng trùng chữ trùng âm với tên chú của Nguyễn Du). Chúng ta sẽ quan sát kỹ chữ Trọng số 2 (câu 148) này:
Qua phóng ảnh ở cột bên chúng ta có thể thấy: Kỳ công hơn buớc nữa, thợ in - theo đúng ý biên tập của Duy Minh Thị - đã khắc in chữ Trọng có đến 3 đặc điểm sau đây:
a-Nét sổ vai phải chữ “điền” được cố ý viết không phải là một nét sổ thẳng mà là một nét cong lượn sóng – có thể nói là vẽ, vì trong các nét bút cơ bản của chữ Hán không có một nét viết cong nào như thế!
b-Nét sổ ở vai trái cong ít hơn, nhưng vẩy thêm một nét phiết hơi cong lên ở phần cuối.
c-Không viết đầy đủ nét ngang ở đáy chữ “điền” mà thể hiện bằng hai nét rất ngắn tựa như hai dấu chấm.
Cùng lúc có đến 4 đặc điểm như trên, chữ Trọng (số 3) này đã tự thể hiện nó là một chữ đặc biệt nhất trong số 9 chữ (đã dẫn trên) nói chung đều có đặc điểm khác thường. Cách viết đặc biệt, khác thường với nhiều đặc điểm như đã nêu trên có tác dụng làm biến dạng chính tự là chữ Trọng. Nhưng biến dạng đó vẫn còn trong biên độ cho phép để vùa đủ thể hiện sự khác lạ nhưng vẫn duy trì được sự liên tưởng chính tự chữ Trọng. Đó chính là điều thú vị của phương pháp làm biến dạng chính tự để thể hiện kiêng huý: nó vừa không phải là chính tự lại vừa là ký hiệu liên hệ với chính tự.
Nói tóm lại, cả 9 chữ Trọng (đã dẫn) trong bản DMT đều được khắc in một cách đặc biệt mà chữ ở câu 148 là đặc biệt nhất đặc biệt nhất với mục đích thể hiện gia huý của gia đình Nguyễn Du. Chữ cần kiêng huý ở đây chính là chữ Trọng, tên huý của người chú của nhà thơ (5). Chữ Trọng viết kiêng huý như đã mô tả trên đây vì vậy còn được xếp vào một loại văn tự mà khoa văn bản học gọi là những chữ bí mật, vì chỉ những người trong gia đình (như ông nghè Nguyễn Mai, đã dẫn trên) mới biết được.
Nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Du, chúng ta biết thân phụ Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm mất tháng 11 năm Cảnh Hưng ất mùi (12-1775). Nhà thơ của chúng ta khi ấy mới 20 tuổi – có thể nói là mồ côi cha từ lúc còn rất trẻ. Tục lệ ta có câu “ cha chết còn chú”, người chú Nguyễn Trọng của Nguyễn Du như vậy có một vị trí quan trọng đối với nhà thơ.của chúng ta. Do đó trong lời ăn tiếng nói hàng ngày tiếng Trọng phải chuyển thành Trượng (như trọng > trượng, câu 310), còn văn thơ giấy tờ gặp chữ Trọng dù viết bằng kiểu gì cũng phải tỏ ý kiêng huý như chúng ta đã thấy qua 9 chữ Trọng mà chúng tôi đã khảo tả trên đây.
Với việc phát hiện gia huý chữ Trọng của gia đình Nguyễn Du qua cách viết đã được khắc in một cách rất đặc biệt, chúng ta có thể xác định được một điều chắc chắn: bản DMT có nguồn gốc truyền bản từ một bản thảo của gia đình Nguyễn Du. Đây cũng là đặc điểm duy nhất và đáng quý nhất của bản DMT mà không một bản Kiều Nôm nào khác hiện đã biết có được. Các cứ liệu gia huý chữ Trọng này đồng thời là một cứ liệu khá căn bản góp phần xác định thời điểm sáng tác của Truyện Kiều vào cuối đời Lê Chiêu Thống, vào khoảng các năm 1786 đến năm1790 như chúng tôi mới sơ bộ kết quả nghiên cứu gần đây (6).
Chú thích
(1)  Nguyễn Tài Cẩn. Tư liệu Truyện Kiều –Bản Duy Minh Thị 1872. H.,Nxb.Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2002 và Nguyễn Tài Cẩn: Từ bản Duy Minh Thị đến bản Kiều Oánh Mậu. H.,Nxb.Văn học, 2004.
(2)Xem: Nguyễn Tài Cẩn: Thử tháo gỡ một vài điểm đáng băn khoăn trong các bản Kiều Nôm cổ. Tạp chí Nghiên cứu Văn Học, 3-2005

(3)Xem: Nguyễn Tài Cẩn - Ngô Đức Thọ: Truyện Kiều đã được sáng tác năm nào?  Lao Động cuối tuần, H.,3-4-2005.

(4) Xem: La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn. H.,Nxb. Giáo Dục, 1998. T.1, tr.4534)

(5)   Chủ nhân chữ huý: Nguyễn Trọng (1710 - 1789), con thứ 2 của Nguyễn Quỳnh, em ruột  Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (tức chú ruột của Nguyễn Du), tiểu húy Cơ, tự Thúc Văn, thi Hương trúng tứ trường (1732), lại đỗ khoa Hoành từ, được bổ chức Tri phủ Trường Khánh (Lạng Sơn), thăng Hiến sát phó sứ Thái Nguyên, tước Lan Khê bá, đổi sang võ ban, chức Tham đốc. Đầu đời Tây Sơn cáo lão không nhận chức tước. Mất tháng 6 năm Kỷ Dậu (7-1789), thọ 80 tuổi (Theo Hoan Châu NghiTiên Nguyễn gia thế phả, tờ 9a-11b)

(6)  Bài cùng nội dung đã đăng Tạp chí Ngôn Ngữ (Viện KHXHVN).Hà Nội, 12-2005


Ngô Đức Thọ 

Xem thêm:
LGT. Đề tài này, khi Cố GS Nguyễn Tài Cẩn và tôi phối hợp thực hiện có kết quả xong chúng tôi có ý muốn có một công bố nhanh để mọi người sớm cùng biết. Nhưng ở ta chưa có một tạp chí nào như thế, mấy tạp chí chuyên ngành hồi ấy 2 tháng mới có một kỳ, và có thể phải chờ thêm vài tháng. Báo Văn nghệ ngày trước thường hay đăng các bài loại này, nhưng sau họ không mấy chú ý các bài khảo cứu, tôi có gửi đến nhưng chờ vài tuần không thấy hồi âm. Vì vậy để công bố được nhanh tôi phải cố viết một bài tương đối đơn giản (ngắn) để gửi cho báo Lao  Động chủ nhật, trao đổi trước với Tổng Biên tập là ông Nguyễn Chính được ông Chính cho đăng ngay. Sau đó, đén cuối năm 2005 bài của chúng tôi mới đăng trên Tạp chí Ngôn Ngữ (Viện KHXHVN).Hà Nội, 12-2005.
Nay để tiện cho độc giả tham khảo, tôi post kèm cả bài  cùng nội dung đã đăng trên Lao động Chủ Nhật 03-4-2005 sâu đây:

Phụ lục:
Thư của NNC PHAN ANH DŨNG (Huế):



Gởi GS Nguyễn Tài Cẩn & PGS Ngô Đức Thọ
Chúc mừng các GS !
Em đã xem bài viết trên báo Lao Động, đòn phối hợp tuyệt đẹp !
Mới khi sáng gởi email cho GS Cẩn em còn e ngại là cũng có người phản đối, nhưng bây giờ lại e là không có ai phản đối nữa đâu !
Câu 1246 bản DMT cũng có chữ "cờ" tức "Kì" trên đầu viết gần như bộ xuyên tức là kiểu húy gia dạng rất dễ nhận ra. Chữ này thì chính xác là kị húy không còn cho là viết chữ Nôm theo âm dược.
Bản 1871 cũng còn vết tích húy chữ Kì.
Điều bất ngờ là cả bản KOM muộn hơn rất nhiều thấy vẫn còn vết tích húy chữ này, ví dụ câu 1246 KOM nhét bộ mộc bên dưới chữ Kì , câu 1473 "rượu sớm cờ trưa" bị đổi là "rượu sớm trà trưa" !
HUE 4-4-2005
PHAN ANH DUNG

 


1 nhận xét:

  1. Sai ngay từ đầu là vì tên người chú của Nguyễn Du đâu có viết bằng chữ trọng 重 bộ lý 里 như Hoàng Xuân Hãn đã ngỡ, mà lại viết thành 仲 , như Nguyễn Quảng Tuân đã chỉ ra một cách rành mạch trong bài ''Sửa "trọng nghĩa” ra ''trượng nghĩa" có phải vì kỵ húy không?”, in làm phụ lục trong quyển Truyện Kiều - Bản Kinh đời Tự Đức, do ông phiên âm và khảo dị (Nxb Văn học - Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2003). Nguyễn Quảng Tuân cho biết rằng tên những nhân vật nam trong dòng họ Nguyễn Du đều viết với chữ nhân亻 ở bên trái: cha là Nghiễm儼 chú là Trọng 仲 , anh là Khản 侃 , em là Ức 億 và con là Ngũ 伍

    ( Dẫn theo An Chi )

    Trả lờiXóa