Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Thăm " Trường học thiên nhiên" của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX


            Có đường bay ra Côn Đảo lâu rồi, nhưng mong ước lâu năm của mình vẫn chưa đạt được. Đầu tháng 3 vừa qua, nhân vào TP.HCM dự lễ trao giải Văn hoá Phan Châu Trinh mình mới thực hiện được điều tâm nguyện ấy. Xong lễ, định ở lại đi thăm bà con bạn bè vài hôm. Thoạt đầu định đến chơi nhà người cháu là Bì Văn Tứ. Tứ nhiệt tình ra đón tại Sân bay, lại cùng về nơi nghỉ của các đại biểu ở nhà khách QH. Mình hỏi Tứ việc đi Côn Đảo nghe nói mua vé máy bay rất khó? Tứ trước công tác ở Dầu khí quen biết nhiều, fôn nhờ mấy người bạn, thật may có người nhận giúp. Lúc đầu tưởng phải chờ vài ngày, sau liên hệ qua lại họ đồng ý chuyển vé cho bay ngay hôm sau (5-3-14). Bố con vào hiệu ăn trưa rồi ra sân bay ngay. Máy bay AN (loại nhỏ),bay khoảng hơn 1 giờ đến Côn Đảo.Nhìn loáng thoáng qua cửa sổ, núi biếc biển xanh bao la, cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ.

Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

Về cuộc khủng hoảng giàn khoan đang diễn ra hiện nay

VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG GIÀN KHOAN ĐANG DIỄN RA HIỆN NAY
NGÔ ĐÚC THỌ



             Ngày 1-5 vừa qua, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan HD 981 vào hơn 80 hải lý trong vùng biển có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã cưc lực phản đối và tố cáo hành vi phi pháp đó của nhà cầm quyền Trung Quốc. Tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng tố cáo hành động khiêu khích rất nghiêm trọng đó của nhà cầm quyền Bắc Kinh, kêu gọi các nước ASEAN và dư luận thế giới đồng tình với Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam. Liên tục mấy ngày qua, nhân dân cả ba miền nước ta sôi sục căm phẫn lên án nhà cầm quyền Bắc Kinh dày đạp lên chính chữ ký của của họ đã ký kết với Việt Nam về quan hệ hữu nghị Trung Viêt mà chính lãnh đạo của họ là Giang Trạch Dân gọi là láng giềng “bốn tốt” và “16 chữ vàng” . Với việc ngang ngược đặt giàn khoan HD 981, chính họ đã vứt bỏ các chữ “tốt” chữ “vàng” ấy vào sọt rác!
Tôi cũng như nhiều tri thức nhân sĩ khác sớm nhận ra, ít nhất từ tháng 6-2011, khi tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò Bình Minh 2 của Việt Nam, đã nhiều cuộc xuống đường biểu thị thái độ kiên quyết phản đối hành đọng khiêu khích gây hấn đó của nhà cầm quyền Trung Quốc. Trong phạm vi chuyên môn của mình, tôi có tìm hiểu một số vấn đề bản đồ cổ của Trung Quốc, đã phát hiện một loạt chứng cớ mà tôi gọi là “Bằng chứng ngược về chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông”, tức là hệ thống các bản đồ chính thức của các triều từ Đường, Tống đến Nguiyên, Minh, Thanh vẽ rất chi tiết, nhưng giới hạn cực nam của Trung Hoa bao giờ cũng chỉ đến đảo Hải Nam là hết, không một đảo lớn nhỏ nào ở phía nam đảo Hải Nam thuộc chủ quyền của Trung Quốc! Trong cuộc tự nguyện sưu tầm tư liệu này, tôi đã phát hiện lai lịch của tấm bản đồ được nhà cầm quyền Trung Quốc giương lên làm chiêu bài bản đồ lãnh hải “:đường lưõi bò” (trước ghi 11 đoạn, sau rút xuống còn 9 đoạn). Tưởng là có phép hoạ đồ thần diệu nào, hoá ra đó là sàn phẩm “vẽ chơi” của viên sĩ quan hải quân được chính phủ Quốc Dân đảng giao cho chỉ huy chiến hạm Thái Bình đi tuần sát vùng biển Nam Hải (tức Biển Đông) xem có tàn dư quân Nhật còn kẹt lại đâu đó ở các hải đảo hay không. Trở về căn cứ, Lâm Tuân cùng với các chuyên viên quan trắc, hoạ đồ cùng đi tham khảo thêm vài tài liệu sơ sài khác rồi vẽ ra một tấm gọi là “南海諸島位置圖Nam Hải chư đảo vị trí đồ” (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải), chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính THDQ đem in,  tháng 10 năm1947. Sau ngày chính phủ QDĐ chạy ra Đài Loan, tấm bản đồ 10-1947 ấy tất nhiên đã bị vứt vào sọt rác. Cùng với tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh dần, các chiến lược gia của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán rất khát khao có những vùng lãnh thổ trên biển mà họ coi như những “hàng không mẫu hạm” làm bàn đạp thường trực cho các cuộc phiêu lưu quân sự nhằm mở rộng cương vực Trung Hoa trên biển Nam Hải. Đối với đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc QĐ Trường Sa mà Trung Quốc bất tín bất nghĩa đã xâm chiếm của Việt Nam, nhà cầm quyền Bắc Kinh nhiều lần trưng ra các thư tịch cổ bị chứng minh là giả mạo hoặc hoặc rất ít giá trị khoa học để chứng minh “chủ quyền”. Thất bại ở mảng tư liệu thư tịch, họ lại cho sục sạo các kho bản đồ cổ, cũng chỉ tìm thấy các bản đồ “bằng chứng ngược” như trên đã nói mà không có  có một bản đồ có giá trị nào có thể xác nhận chủ quyền Trung Quốc ở các đảo trên Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Trong hoàn cảnh đáng gọi là “ núng thế” ấy, một ai đó ngẫu nhiên tìm thấy tấm bản đồ của Lâm Tuân! Phát hiện giẻ rách đó khiến cho các chién lược gia bành trướng vui mừng trên cả mong đợi, coi đó là sự thể hiện của  “tư duy lớn” về một thứ lãnh hải kiểu mới mà họ tự gọi là “lãnh hải chủ trương”, nghĩa là lãnh hải chỉ tồn tại trong tư duy mà người Trung Quốc, băng các cách nào đó đã hiểu (nghĩ, muốn,  chủ trương) rằng  cương vực trên biển cuả Trung Quốc phải đến tận điểm nọ điểm kia trên thực địa!
          Cái gọi là lãnh thổ hay lãnh hải “chủ trương” đó không gì khác hơn là tham vong bất chấp sự thật lịch sử của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh trên đất liền cũng như trên biển. Tấm bản đồ 1947 của Lâm Tuân được bọn họ “ca ngợi” hết lời, cho rằng ở đó “chủ trương lãnh thổ" hay "lãnh thổ chủ tương" (mơ tưởng) được loại hình hoá, giấy trắng mực đen hoá bằng bản đồ, chứ không còn phải nói khơi khơi chung chung nữa!
         Khi tôi viết bài Lai lịch và thực chất... thì đường Lưỡi bò vẫn còn nằm yên chưa chuyển động. Nhưng sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh 02 không lâu, người ta ngạc nhiên hết sức khi thấy Trung Quốc chính thức trình lên Hội đồng Luật biển của LHQ tài liệu về chủ quyền trên biển của nước mình (Trung Quốc), trong đó cặn cứ chủ yếu là tấm bản đồ đường Lưỡi bò 1947 cuả Lâm Tuân! Ngay lúc ấy tôi nhận thấy rằng, ở ta, tuy Vietnamnet đã đăng bài của tôi [1], nhưng tôi thấy chúng ta chưa sử dụng đúng mức tư liệu do bài viết ấy cung cấp, cho nên các phản bác đường lưỡi bò trên các báo chí của ta có vẻ nhạt nhẽo, ít mạnh mẽ, thậm chí các cơ quan ngoại giao nói về đường Lưỡi bò thường lại dẫn tư liệu (ít và nghèo nàn) của các đài báo phương Tây, ít hiểu về chuyện Lâm Tuân và lai lịch thực sự về đường Lưỡi bò. Sau khi Trung Quốc đã trình cái bản đồ ấy lên, đáng lẽ phải phê phán, đả kích thật mạnh tính chất bịp bợm hồ đồ, coi thường dư luận thế giới của bản đồ đường 9 đoạn ấy. Nhưng tôi có cảm tưởng vì ta ít nghiên cứu kỹ nên về phía ngoại giao không hề có cuộc tấn công cần thiết nào đối với cái bản đồ đường lưỡi bò hết sức coi thường lương tri và dư luận thế giới ấy! Không chỉ nêu lên cho “rôm rả”, kẻ láng giềng tham vọng bành trướng không dừng ở mức nếm náp “vị ngọt” ở cái bản đồ giẻ rách của Lâm Tuân, mà họ đã thực sự dùng nó làm cái “Lưỡi” thật của “Con bò hung hăng hiêú chiến” liếm xuống biển Đông sát tận thuyền tàu, lưới chài, bến cá, đền thờ Đội trưởng Hoàng Sa v.v... ở đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi của nước Việt Nam ta! Với những vết liếm hiểm độc của Con bò điên như vây, không chỉ dân Lý Sơn mà – như một nhà báo quốc tế đã viết, cả người Philippine, Mallaixia nhảy xuống biển tắm, lặn một hơi đến khi ngốc đầu lên đã có thể bị coi là “xâm nhập trái phép lãnh hải Trung Quốc” rồi! Chưa nói chuyện chiến thuật chiến lược gì xa xôi, hãy nói cách hành xử thông thường, với một kẻ láng giềng ỷ thế mạnh bắt ép, bắt ức hàng xóm như vậy có ai mà chịu nổi? Bản đồ Lưỡi bò (Lâm Tuân, 10-1947) không phải hiệp uớc Munich, nhưng Việt Nam và Thế giới vì khinh thường nó mà không huỷ diệt triệt để bản chất phi pháp, phi nhân, phi khoa học, phi nhân văn của nó, thì hậu quả khôn lường của nó không kém gì hiệp ước Munich đối với Tiệp Khắc và Thế giới! Nay thì cỗ giàn khoan bằng sắt thép hàng ngàn tấn, sừng sững như toà nhà cao tầng một khi dựng lên rất khó di dời, đánh dấu một điểm của bản đồ Lưỡi bò tại thực địa biển Đông trên con đường hàng hải tấp nập bậc nhất thế giới. Với một nước Trung Hoa chết đói hàng chục triệu người thời Cách mạng văn hoá vô sản của Mao Trạch Đông thì tấm bản đồ Lưỡi bò của Lâm Tuân không khác tờ giấy loại, không có gì phải e ngại. Nhưng khi dự trữ ngoại tệ những năm 90 của Bắc Kinh lên tới 800 tỉ đô la thì tấm bản đồ giẻ rách ấy bắt đầu có giá. Nay Trung Quốc đã có dự trữ mấy ngàn tỉ đô la, vượt qua Nhật Bản, vươn lên thành nền kinh tế thứ hai sau Hoa Kỳ,nguy cơ đường Lưỡi Bò trong bản đồ của Lâm Tuân đã được chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh hiện thực hoá bằng khối sắt thép giàn khoan HD 981 vừa được hạ đặt trên biển Đông sát trước bãi phơi lưới của dân đảo Lý Sơn Việt Nam ta rồi!
             Từ sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh (6-2011) không ít thuyền tàu của ngư dân bị chặn bắt, cướp phá, nhưng báo chí tuân thủ chỉ đạo “hoà khí”, chỉ gọi tàu Trung Quốc là là “tàu lạ”, nước Trung Quốc là “ nước lạ”, đến mức thành diễn ngôn hài hước cho người ta đàm tiếu. Có nhiều chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến sang thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hay chuyến thăm gần đây nhất trước khi đi Washington, Chủ tịch nước Truơng Tấn Sang đã có chuyến viếng thăm Bắc Kinh kết thúc với một Tuyên bố chung có lẽ là dài nhất,  ký một loạt 10 văn kiện Hiệp định hợp tác v.v...Tưởng đâu tình hữu nghị Việt-Trung còn là một hiện hữu lâu dài. Còn hữu nghị thì dân hai nước còn buôn bán qua lại trong hoà bình. Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh, Việt Nam sát Trung Quốc ngắm theo Trung Quốc mà cùng tiến. Thật không ai mong muốn biến động gì khác hơn, cả ở Bắc Kinh và Hà Nội, cả toàn dân hai nước Việt –Trung.
        Nhưng với vụ giàn khoan HD 981, màn kịch hữu nghị với tuyên bố keo sơn cùng chung định hướng đựơc nhắc đi nhắc lại qua nhiều chuyến viếng thăm cấp cao đã bị cái Luỡi bò liếm xoẹt đứt ngang rồi!
     Anh ném còn em không bắt,
     Em không yêu, quả còn rơi rồi!
                       (Lời bài hát trong phim V chng A Ph)
           Trung Quốc bịt mắt ta, đưa cái giàn khoan như khách sạn nổi ấy vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 81 hải lý và đang khẩn trương hoàn tất các khâu kỹ thuật thả neo hạ đặt. Việt Nam đã loan tin với toàn thế giới và bố trí các lực lượng sẵn sàng đối phó. Từ đầu tháng 5 thường xuyên Trung Quốc có trên 80 tàu thuyền các loại trong đó có nhiều tàu quân sự,  lập thành vành đai từ 3 đến 10 km “bảo vệ” giàn khoan ăn cướp HD 981. Trên không nhiều may bay trực thăng bay vờn giám sát uy hiếp các tàu Kiểm ngư và Cảnh sát biển Việt Nam không cho tiếp cận dàn khoan. Đã thế, phía Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam khiêu khích trước, yêu cầu tàu Việt Nam rút lui v.v...Hiện nay dư luận đều cho rằng không một bên nào muốn nổ súng! Nhưng phía Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phải lập tức rút giàn khoan ra ngoài lãnh hải Việt Nam. Quan chức Bắc Kinh nói vòng vo, nhưng báo chí Trung Quốc nói “Không có chuyện rút giàn khoan về nước”. Cách đây vài hôm, báo chí Trung Quốc đưa tin: “ Giàn khoan chỉ hoạt động vài tháng, xong nhiệm vụ sẽ quay về” Đó là hoả mù của họ để đối phó đòi hỏi kiên quyết của Việt Nam, dành thế chủ động đặt hay rút dàn khoan theo ý đồ của họ. Còn đề nghị đàm phán với điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải rút hết các tàu dân sự và công vụ, không được tiếp cận khu giàn khoan, gây trở ngại cho tác nghiệp bình thường v.v... thì đó là những yêu sách phi lý đáng bị phỉ nhổ, không kẻ thương thuyết nào chấp nhận điều kiện như Trung Quốc đưa ra!
              Tình hình hiện nay diễn biến phức tạp từng giờ từng ngày. Các kịch bản nếu ai đó muốn phác hoạ chắc sẽ mau sụp đổ. Có lẽ chúng ta thử xét từng tình huống may chăng có thể sát hợp hơn.
              Trước hết, hiện có một tình huống cặp đôi đan xen rất kịch liệt: Đó là cuộc quần thảo của lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển của cả hai phía TQ và VN trong vùng hẹp từ 3-7 km xung quanh HD 981. Trung Quốc đã cho cả máy bay tiêm kích bay vào vùng dàn khoan - tức xâm phạm không phận Việt Nam, để bảo vệ cho HD 981 mà họ cho là đang tác nghiệp bình thường. Các lực lượng VN kiên cường bám biển, không ngại va húc, thậm chí cũng phun vòi rồng đáp trả. Dù có khi căng khi chùng, nhưng tình trạng này không có thể sớm chấm dứt. Tình huống đàm phán tuy chưa bên nào chấp nhận, nhưng theo mưu mẹo cố hữu, Trung Quốc đã nêu ra trước với điều kiện tiên quyết là Việt Nam phải rút các tàu thuyền xung quanh giàn khoan trở về. Việt Nam cực lực bác bỏ kiểu đàm phán câu giờ với điều kiện tiên quyết như Trung Quốc nêu ra. Nhưng thực chất Trung Quốc tung con bài để khi thấy cần có thể ngồi vào bàn đàm phán mà không bị mất mặt. Cả phía Việt Nam cũng không bỏ qua khả năng này. Chúng ta luôn giơng cao ngọn cờ hoà bình, và thực chất cái gọi là “điều kiện tiên quyết” do Trung Quốc nêu ra là thủ đoạn sĩ diện: chỉ cần một ngày thời tiết âm u nào đó các tàu thuyền không ra khơi đựoc cũng có thể coi là tín hiệu của phía Việt Nam để cho phía Trung Quốc đi tới phòng đàm phán mà không bị mất mặt. Tình huống này có thề kéo dài, nhưng không phải vô thời hạn, mà chỉ khoảng vài tháng, phù hợp với luận điệu bịp bợm dã phóng ra từ khi cuộc khủng hoảng mới nổ ra: Báo chí TQ nói HD 981 có thể “hoàn thành sứ mệnh” và “rút về sau vài tháng tác nghiệp” ? Và nó thực sự sẽ ngoan ngoãn trở về theo lệnh của Bắc Kinh? Đó là khả năng tốt nhất cho hoà bình và hữu nghị, do sức ép từ mọi phía mà Bắc Kinh không thể đi quá xa với con bài giàn khoan. Nhưng theo quan sát của tôi khả năng này rất ít tính hiện thực, bởi vì chiến lược bành trướng ra Nam Hải (tức Biển Đông) được hình thành và xác quyết qua mấy đời TBT từ Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Tập Cận Bình nhậm chúc xong đi thăm ngay mấy căn cứ hải quân v.v...Giới quan sát Việt Nam và thế giới cũng nhiều người nhận ra Trung Quốc không phải quá khát dầu mà là rất bức bối vì đường ra đại dương bị chắn bởi các lực lượng của Mỹ và đồng minh của Mỹ. Dàn khoan HD 981 tốn kém cả tỉ đô la, là một công cụ đã được tính toán rất kỹ trước khi sản xuất, vì vậy nói sứ mệnh của nó chỉ khoảng “vài tháng”, có phần chắc đó chỉ là cách tâm lý chiến rẻ tiền để giảm bớt sự chú ý của dư luận. Trước yêu cầu của Viêt Nam kiên quyết đòi phải rút giàn khoan, Trung Quốc không dâú giếm quyết tâm của họ: “Không có chuyện triệt thoái giàn khoan!” Vậy đã rõ chuyện đàm phán chỉ cốt kéo dài thời gian (câu giờ) cho một hay những toan tính tiếp sau của kẻ chủ mưu gây ra vụ khủng hoảng này.
           Sau câu giờ tạm đủ, ở những nơi thuận lơi khác, Trung Quốc có thể sẽ bất ngờ cho cho hạ đặt thêm một hai HD nữa để nối dài các “lãnh thổ di động” của họ về phía nam, càng gần Trường Sa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.! (Nghe nói Trung Quốc có sẵn tất cả 4 dàn khoan xấp xỉ HD 981). Những va chạm với Việt Nam và dư luận thế giới đối với các HD đặt sau cũng ít gay gắt và ít nổi bật hơn. Khi ấy người Trung Quốc có thể xoa tay coi những ụ cột đầu tiên của bức trường thành trên biển thời đại Giang Trạch Dân -Hồ Cẩm Đào-Tập Cận Bình đã được xây dựng xong, còn việc liên thông với các đảo ở Trường Sa chỉ là vấn đề kỹ thuật do cấp tỉnh giải quyết xong trong một vài năm! Như vậy ở giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, trước khi nối dài được các “vùng lãnh thổ di động” (từ của GS Carl Thayer, Úc) của mình thành một giải từ Hoàng Sa đến Trường Sa - Trung Quốc nhất thiết phải hoàn tất tác nghiệp neo đậu (hạ đặt) thành công HD 981. Thuyền viên các tàu Kiểm ngư, Cảnh sát biển và các lực lượng khác quần nhau với đối phương ngót nửa tháng nay chứng tỏ họ nắm rất chuẩn lá sớ sinh tử của HD 981: Ngày đêm không ngừng bị kèm sát, không tác nghiệp neo đậu thành công, HD 981 khó tránh khỏi trở thành đống sắt vụn dưới lòng đại dương!
             Nói tóm lại, dù phát triển theo chiều hướng nào, cả giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng vấn đề nổi cộm nhất là phải xử lý như thế nào về cái dàn khoan? Các nhà quan sát quốc tế chú ý đến tình hình là Việt Nam hầu như có khá ít “món hàng” có thể trao đổi với Bắc Kinh?. Trong chiến lược thôn tính biển Đông theo mô hình đường Lưỡi bò không một kế hoạch nào rẻ tiền, không nổ súng mà hữu hiệu bậc nhất như cái Dàn khoan HD 981 được hạ đặt thành công! Nói cách khác, với điều kiện không một tiếng súng, có thể trục xuất cái dàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam hay khiến cho việc hạ đặt của nó không thành công trong lãnh hải của mình là tuỳ thuộc vào sức đề kháng tổng hợp của Việt Nam. Đó là thực chất cuộc đối mặt tàu sắt vòi rồng mà các thuyền viên tàu kiểm ngư và sảnh sát biển của ta hàng ngày đang kiên cường quần thảo với các lực lượng đối phương số lượng đông hơn nhiều lần.
Chưa hết giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, dư luận khá phận tán. Chẳng các chuyên gia quân sự Nga cho là ít khả năng xẩy ra xung đột quân sự Việt Trung. Nhận định có vẻ quá lạc quan ấy rất có thể có xuất xứ từ những nguồn cung cấp tàu Kilô và các khí tài quân sự cho Việt Nam. Trong khi đó, khả năng ngoại giao cấp cao có một tin mới không lạc quan lắm: New-York Time 12-5 đưa tin Tập Cận Bình từ chối đề nghị của TBT Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh thảo luận về việc rút dàn khoan. Lại có nguồn tin có quan hệ với hệ thống điện đàm SAT-COM  báo cho trong nước biết: nhiều tàu chiến, tên lửa, tàu đổ bộ với quân số hơn 1000 đang tập trung ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa đã nhận lệnh sẵn sàng chiến đấu ở đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam. Chưa được kiểm chứng, nhưng một kịch bản tương tự từng được các nhà phân tích nói đến từ năm ngoái năm kia: Chỉ cần 1 tiếng nổ, thậm chí Trung Quốc có thể cho đánh chìm một xác tàu cũ hay cho một máy bay quá đát bị bắn cháy có ngọn lửa bốc cao là đủ để Bắc Kinh ra lệnh cho hải quân tấn công đánh chiếm đảo Trường Sa Lớn của Việt Nam; không quân thì chớp nhoáng thực hiện chiến dịch không kích các thành phố duyên hải miền nam như Đà Nẵng, Nha Trang v.v...nhằm triệt phá các cơ sở hậu cần cho công tác phòng thủ trên biển của Việt Nam. Hiện nay đôi bên vẫn không lùi bước, chưa ai hình dung thời gian kéo dài bao lâu? Nếu không phải là đàm phán, chưa biết cái gì sẽ xẩy ra tiếp sau giai đoạn đấu vòi rồng đang diễn ra hàng ngày hiện nay? Nhưng nếu có tiếng súng thì có thể khẳng định hoặc tin chắc đó không phải là âm thanh phát ra từ phía Việt Nam!
             Cuộc đọ sức lần này, nếu xẩy ra, nhiều khả năng không phải với quy mô như một cuộc đụng độ nhỏ trên biên giới đất liền. Đến nay chưa có gì xẩy ra, người ta vẫn có thể nghĩ đến một giờ G nào đó dàn khoan lặng lẽ rút đi, mọi việc có thể vẫn trở lại như những ngày hoà bình hữu nghị bình thường trước đây. Đó đây trên thế giới không phải không có khi xẩy ra những cuộc khủng hoảng nhỏ như vậy? 
 NĐT. 14-5-2014

                          [1]  Ngô Đức ThọLai lịch.. và thực chất của đường Lưỡi bò. Tuần Vietnamnet:


                            tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-08-04-lai-lich-va-thuc-chat-cua-duong.



                                                                  PHỤ LUC:
1.
2. Bản đồ của Lâm Tuân
          (“南海諸島位置圖Nam Hải chư đảo vị trí đồ” (Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải), chuyển cho Ti Phương vực Bộ Nội Chính THDQ đem in,  tháng 10 năm1947.) 

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Trung Quốc phải rút ngay dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam!

-Nhiệt liệt hoan hô Cảnh sát biển và Kiểm ngư VN kiên quyết bám biển, quyết tâm không cho TQ hạ đặt dàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam !
-Phản đối Trung Quốc khiêu khích gây hấn xâm lược Việt Nam!

-Trung Quốc phải rút ngay dàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam!

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Hồ sơ Ngô Đức Kế ở nước ngoài


ảnh 1: Đầu tháng 3-1921 Ngô Đức Kế cùng các cụ Đặng Nguyên Cẩn, Huỳnh Thúc Kháng xuống tầu trở về. Tàu cập bến cảng Sài Gòn.  Ba cụ tìm được Sở Cảnh sát bố trí nơi ăn nghỉ, sau vài ngày có tầu ra Cửa Hàn (Đà Nẵng). Đến Đà Nẵng, có thuyền ra đón các cụ về Sở Cảnh sát. Khi đến Sài Gòn đã phải chụp ảnh 1 lần rồi, đến Đà Nẵng lại chụp ảnh lần nữa. Bên trên là ảnh Ngô Đức Kế chụp tại Sở Cảnh sát Đà Nẵng ngày 4-3-1921 lưu trong Hồ sơ Ngô Dức Kế ký hiệu CAOM-SPCE 373 -374 (Trung tâm lưu trữ Hải ngoịa Pháp (CAOM) ở Aix- Provence). Một ảnh ở áo còn đeo số tù 417. Số tù này đã đổi -có lẽ vào năm 1913- khác số tù 7447 khi mới đên Côn Lôn. Bên trái là ảnh sau khi đã thay bỏ áo tù mặc áo thường.


Ảnh 2: Căn cước công dân Hà Nội. Sở cảnh sát Hà Nội cấp 11-1924 khi Ngô Đức Kế làm Chủ bút Hữu Thanh. (chú thích: 29-4-1923 Ngô Đức Kế đã có sắc chỉ của triều đình Huế khôi phục học vị Tiến sĩ). Nguồn CAOM đã dẫn
Chân thành cám ơn bà Ng.T.H đồng hương Hà Tĩnh định cư Hà Lan tặng gia đình chúng tôi tư liệu lịch sử vô cùng quý giá.  Ngô Đức Thọ.
   


Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

Bài thơ Dạy con (Huấn tử thi) của Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm



               
NGÔ PHÚC LÂM 吳福臨 (1722 -1784)
           Người xã Trảo Nha huyện Thạch Hà – Nay là thôn Nam Sơn thị trấn Can Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh.              
          Ông là cháu nội của Toản Võ hầu Ngô Phúc Trị, cháu gọi bằng cố của công thần triều Lê Trung hưng Tào quận công Ngô Phúc Vạn; con thứ 3 của Dật Trung hầu Ngô Phúc Bình và Trung thất phu nhân Lê thị (huý Thị Lựu).
         45 tuổi đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời Lê Hiển Tông. 
         Sau khi thi đỗ, ông được bổ chức Giám sát ngự sử đạo Lạng Sơn. Năm sau (1767) đổi làm Đốc đồng Sơn Tây. Năm Nhâm Thìn (1772) được bổ chức Hiến sát sứ Thanh Hoa. Năm 1775 về kinh làm giám thí thi Hội, thăng chức Tri thị nội thư tả Binh phiên. Năm 1778, Giám thí thi Hội, điều bổ chức Tham chính xứ Sơn Nam. Năm 1782, về Kinh làm Trưởng phái bộ lên Lạng Sơn giao thiệp với sứ nhà Thanh về việc biên giới. Khi trở về được phái đi Thanh Hoa xem đất đặt lăng cho Tĩnh vương Trịnh Sâm. Năm Cảnh Hưng Quý Mão (1783) được phái đi giữ chức Đốc thị quân doanh Thuận Hoá, nhưng lâm bệnh phải về Kinh điều trị rồi mất (6-1784). Truy tặng Gia hạnh đại phu Công bộ Hữu thị lang.
        -Ngô Phúc Lâm, tự Hồng Tích 洪錫 hiệu Thuật Hiên 述軒.
        Tác phẩm có:
Tân tập Hoan Châu Thạch Hà Trảo Nha Ngô thị truyền gia tập lục 新輯驩州石河爪牙吳氏傳家集錄
-Hun t thi 訓子詩
-Bàn A   sơn Quan lan sào thi 盤阿山觀瀾巢詩
LTĐK(III,62b; NTGP; ĐVSKTục Biên; CMục(CB.45,3); N°1383.
       (Xem: Từ điển CNKBVN, số 2554)
 

Bài thơ Dạy con (Huấn tử thi) của 
Tiến sĩ Ngô Phúc Lâm


                         I

Năm năm lần lại, “lạp” chép “ giêng”[i],

Ngay thảo[ii] dòng nhà, ấy của riêng.
Kẻ biết chẳng ghen[iii], trời chẳng phụ,
Người sinh càng ngỏ[iv], đất càng thiêng.
Nức hương đàn hạnh[v] theo nền nếp,
Trải bước đài lan[vi], sẵn mối giềng.
Giữ được bấy nhiêu làm báu cả[vii],
Mặc phù[viii] đời cậy sức thiêng liêng[ix].



[1] Lạp” chép “Giêng”: ý nói năm năm trở lại đây nhiều khi đang ở tháng Chạp (“Lạp”), lại chép là tháng “Giêng”. Tác giả tự nói mình đã già, không còn được minh mẫn như trước nữa.
2 Ngay thảo: Ngay thẳng, chính trực; và hiếu thảo.
3 Chẳng ghen: không đố kỵ, ghen ghét.
4 Ngõ: (từ cổ): khôn, giỏi, thông minh.” “ Dâu lành, rể ngõ” (Truyền kỳ mạn lục); “Tài tuy chẳng ngõ, trí chăng cao” (Nguỹen Trãi, Quốc âm thi tập)
5 Đàn hạnh:
6 Đài lan:
7 Báu cả: Đại báu, báu vật quý nhất.
8 Mặc phù: Mặc cho, mặc dù.
9 Sức thiêng liêng: Sức mạnh của đấng thiêng liêng.

                          II.

Hễ đấng làm trai chí đốc chuyên[10],
Dùi mài ra sức mãi hãy nên.
Trăng hoa cờ bạc màng mê mải,
Đèn sách văn chương xả[11] tập rèn.
Ngay thảo ấy dòng, tua gìn nắm[12],
Giàu sang là phận[13], chớ bon chen.
Ngưòi sinh ắt hẳn trời không phụ.
Nhà rạng trâm anh dõi dõi[14] truyền.

10 Đốc chuyên:
11 Xả: bỏ. Xả tập rèn:bỏ không rèn luyện.
12 Tua gìn  nắm: Tua: âm cổ Hán Việt, được coi như từ Nôm, âm Hán Viêt là Tu , nghiã là “cần phải”;  gìn nắm: giữ gìn, nắm cho chắc, nắm vững.
13Giàu sang là phận: “ là phận” tức là “đã có số phận”.Giàu sang đã có số phận, chớ nên bon chen.
[1]4 Dõi dõi: không dứt, không đứt quãng: “Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi” (Chinh phụ ngâm); “ Nhớ chàng dõi dõi khúc nhôi nào cùng” (Chinh phụ ngâm)

                          III

Tang bồng[15] sơ ý, chí nam nhi,
Hăm hở rày tua duỗi kịp thì.
Cánh phượng liệng tìm, ngô mãi nghĩ,
Cung thiềm vin được quế làm kỳ.
Vạc chung[16] lộc nước lo tới giả[17],
Quen thấy danh đời nức rạng ghi.
Nhìn ấy thư son, kia khoán thiết[18],
Cẩm hồi[19] cho kịp thủa ban y.
15 Tang bồng:
[1]6 Vạc chung:
[1]7 Lo tới giả: Giả = trả. Được ăn lộc nước rồi, phải lo tới việc trả ơn nước.
18 Thư son, khoán thiết: Hán văn: Đan thư, Thiết khoán:
19 Cẩm hồi: Mặc áo gấm về làng. Kẻ sĩ xuất thân hàn vi, khi thi đỗ Tiến sĩ được vua ban áo gấm, được hưởng nghi thức vinh quy bái tổ (vẻ vang trở về làng lạy tạ tổ tiên)

                          IV

Thao lược văn thi sẵn nghiệp nhà,
Dùi mài mai rạng dấu khôi khoa.
Thảo ngay[20] nối vẹn dòng cao mật,
Hiền đức chen vai cửa Phục Ba[21].
Đỉnh Nhạc[22] thung còn xây đắp vững,
Non Yên[23] quế đã nức thơm xa.
Đinh ninh bền giữ lời cha dạy,
Đừng xưng người khóng[24] đấng Trảo Nha[25].

20 Thảo ngay: cũng như “Ngay thảo” (xem chú 2 bài I)
21 Cửa Phục Ba:
22 Đỉnh Nhạc : Đỉnh núi Ngũ Nhạc
23 Yên Sơn: quê của Đậu Vũ Quân, người cha có tiếng dạy 5 con thành người hiền tài, gọi là Đậu Yên Sơn  Tam tự kinh có câu: “Đậu Yên Sơn, hữu nghĩa phương; giáo ngũ tử, danh câu dương.” Đậu Vũ Quân người U Châu, sống vào khoảng cuối đời Tấn. U Châu thuộc nước Yên nên gọi là Yên Sơn.
23  Khóng: từ cổ, Khong/ khóng= khen; ngợi khong= ngợi khen.
24Đấng : Bậc, thứ bậc (người ba bảy đấng).  Chớ bảo rằng người ta khen ngợi đấng bậc người Trảo Nha! Ý nói mọi việc đều do ở chính mình, đừng nghĩ hễ cứ người Trảo Nha thì được người ta khen ngợi.

                                                              NGẠN XUYÊN 
                                                             phiên âm -chú thích

Phụ lục:
Bảng thanh điệu 4 bài Thơ dạy con của Ngô Phúc Lâm
        I
BTBBTTB
TTTBBTT
BBBTTBB
TBBTBBT
TTBBTTB
TTTBBTT
TBBTTBB
     II
TTBBTTB
BBBTTTB
BBBTBBT
BTBBTTB
BTTBBBT
BBBTTBB
BBTTBBT
BTBBTTB
     III
BBBTTBB
BTBBTTB
TTTBBTT
BBBTTBB
TBTTBTT
BTBBTTB
BTBBBTT
TBBTTBB
         IV
BTBBTTB
BBBTTBB
TBTTBBT
BTBBTTB
TTBBBTT
BBTTTBB
BBBTBBT
BBBTTTB
            
       Thơ Nôm thất ngôn mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tưởng hoàn toàn theo đúng luật thơ Đường thực ra không đúng hẳn như vây. Thơ Đường luật Trung Quốc, từ thứ 3,  thứ 5 của câu 1 và từ thứ 3 của câu 4 thuộc diện được lựa chọn tự do (B hoặc T). ở thơ Nôm thất ngôn Đường luật của ta (gọi là thơ Hàn luật) các từ đó phải thực hiện một quy định cứng lần lượt  là B,T, và B.