Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Thăm " Trường học thiên nhiên" của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX


            Có đường bay ra Côn Đảo lâu rồi, nhưng mong ước lâu năm của mình vẫn chưa đạt được. Đầu tháng 3 vừa qua, nhân vào TP.HCM dự lễ trao giải Văn hoá Phan Châu Trinh mình mới thực hiện được điều tâm nguyện ấy. Xong lễ, định ở lại đi thăm bà con bạn bè vài hôm. Thoạt đầu định đến chơi nhà người cháu là Bì Văn Tứ. Tứ nhiệt tình ra đón tại Sân bay, lại cùng về nơi nghỉ của các đại biểu ở nhà khách QH. Mình hỏi Tứ việc đi Côn Đảo nghe nói mua vé máy bay rất khó? Tứ trước công tác ở Dầu khí quen biết nhiều, fôn nhờ mấy người bạn, thật may có người nhận giúp. Lúc đầu tưởng phải chờ vài ngày, sau liên hệ qua lại họ đồng ý chuyển vé cho bay ngay hôm sau (5-3-14). Bố con vào hiệu ăn trưa rồi ra sân bay ngay. Máy bay AN (loại nhỏ),bay khoảng hơn 1 giờ đến Côn Đảo.Nhìn loáng thoáng qua cửa sổ, núi biếc biển xanh bao la, cảnh thiên nhiên thật hùng vĩ.




         Người Pháp đánh chiếm Việt Nam, sau khi lấy đựoc Nam Kỳ lục tỉnh (1862), từ rất sớm đã chọn đảo Côn Lôn làm nơi giam tù. Những đoàn tù nhân đầu tiên bị đưa ra Côn Đảo có cả thường dân, nhưng  chủ yếu là nghĩa binh vốn là những "dân ấp dân lân" bị bắt trong các trận chiến thất bại của các đội quân Cần vương ở Nam Kỳ. Thòi kỳ đầu này của lịch sử nhà tù Côn Đảo không mấy ai trong số các tù nhân còn lưu dấu tích, ngoài tên tuổi mấy vị thủ lĩnh nghĩa quân Cần vương như Lã Xuân Oai (Bắc Kỳ),  Quản Hớn (Phan Văn Hớn), nghĩa binh Lê Doãn Hài v.v...

LÃ XUÂN OAI 呂春威 tự Thúc Bào. Sinh ngày 5-10 năm Mậu Tuất (21-11-1838) Người xã  Thượng Động huyện Phong Doanh tỉnh Nam Định – Nay là thôn Thượng Đồng xã Yên Tiến huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Cử nhân khoa Giáp Tý (1864). 28 tuổi đỗ Phó bảng khoa Ất Sửu niên hiệu Tự Đức 18 (1865).  Sau khi thi đỗ được bổ chức ở Tập hiền viện, sau bổ đi làm Tri hnuyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), thăng Án sát Ninh Bình, Chánh sứ sơn phòng tỉnh Ninh Bình.Làm quan Tuần phủ Lạng Sơn. Khi tỉnh thành Thất thủ, ông chạy sang Trung Quốc. Sau về quê nhà, chiêu tập nghĩa binh cần vương. Bị bắt đày ra Côn Đảo. Ông mất tại đảo ngày 23 tháng 1q0 năm Tân Mão (25-11-1891) Sau được truy phục nguyên hàm Gia Nghị đại phu, thuỵ Hiển Mục hầu. Năm 1894 con trai của ong là Lã Đồng Hy đã ra đảo đưa hài cốt ông về táng ở quê hương. Tác phẩm có Côn Đảo thi tập.Tham khảo:  QTKB (II,19a); ĐNTL (CB4,31),x. Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng VN.

Thời kỳ thứ hai từ đầu thế kỷ XX, tù nhân đông đảo tới mấy trăm người, phần nhiều là các sĩ phu và thân sĩ yêu nước bi bắt troing các phong  trào vận động Đông du, Đông Kinh nghĩa thục và phong trào chóng sưu thuế ở các tỉnh Trung Kỳ. Thuộc lớp nhân sĩ có danh tiếng bị bát thì ông nội tôi -Tiến sĩ Ngô Đức Kế ; là người bị bắt đầu tiên (7-1907). Nhưng cụ bị giam ở nhà lao Hà Tĩnh hơn một năm. Cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh bị bắt sau, nhưng tháng 2-1908 cụ đã bị đưa ra Côn Đảo, thành ra cụ là người mở đầu cho giai đoạn bi thương hào hùng nhất của lịch sử nhà Côn Đảo

         

Ngạn Xuyên và con gái Ngô Kim Chi trên bến Cầu tàu,
  

  Tù phát phối Côn Lôn từ lao Hà Tĩnh được giải ra Vinh nhập chung với tù Nghệ An đưa lên xe hoả xuyên Đông Dương vào Tourane (Đà Nẵng), thêm tù Quảng Nam, Bình Định tất cả 27 người, dồn xuống tàu thuỷ chở vào Sài Gòn. Lên bến Sài Gòn lính áp giải tù nhân đến Khám Lớn, chụp ảnh làm thủ tục (ảnh trên)
         Đoàn đi đày lên tàu thuỷ rời bến Sài Gòn, chạy khoảng 16-17 giờ, đến Côn Đảo ngày 15-8-1908. Mọi người trèo lên cầu tàu, lên bờ.

Lên xe đến thăm khu trại giam -sau gọi là Trại Phú Hải:




Ngạn Xuyên đứng trước cửa Trại Phú Hải



Ngạn Xuyên và Ngô Kim Chi trước cửa trại Phú Hải
Cây bàng đầu tiên trong số 2 dãy 24 cây bàng nổi tiếng  nhìn thấy trong khu trại
           Cây bàng là chuyện có thể nói sau chút ít cũng được. Nhưng sau khi qua cổng trại, những cây bàng là sự vật nổi bật nhất nên phải dành sự chú ý cho nó. Trong khu trại giam (gọi tắt à Trại), nhưng người đương thời kểcả tù nhân thường gọi theo tiếng Pháp là Banh (Bagne). Lúc đầu thì chỉ có 1 Banh này thôi, đến năm 1917 (có lẽ sau khởi nghĩa Thái Nguyên) xây thêm Banh 2. Trong banh có 2 dãy nhà giam tả hữu, mỗi dãy 10 buồng giam, gọi là Khám, đánh số 1,2,3...Giữa hai dãy nhà giam có khoảng đất trống, mỗi bên tròng một dãy 12 cây bàng. Cụ Hjuỳnh Thúc Kháng không nói rõ những cây bàng này trồng từ bao giờ, nhưng khi các cụ đến đây năm 1908 thì các cây bàng này đã có cành lá xum xuê và có thể cũng đã khá cao rồi, ước tính đựoc trồng khoảng 10-15b năm trước. Ngô Đức Kế (số tù 7447) cùng các cụ Huỳnh Thúc Kháng (số 7455), Đặng Nguyên Cẩn, Lê Văn Huân v.v...được giam chung ở Khám 6 (tức Phòng số 6 dãy bên phải).Cụ Phan Châu Trinh khi mới ra cũng bị giam ở khám này. Nhưng khi đoàn Ngô Đức Kế v.v...ra (8-1908) thì Cụ Tây Hồ đã được ra ở tự do ngoài làng An Hải (ngay phía ngoài khu Trại giam). Khi đoàn tù các cụ Ngô Đức Kế v.v..vừa .ra đảo (15-8-1908), các cụ cùng banh chưa yên chỗ thì thấy một hòn đá từ bên ngoài ném vào. Nhìn kỹ thấy hòn đá có buộc một tờ giấy. Các cụ mở xem mới hay đó là bức thư của cụ Tây Hồ nhờ người quen ném vào.
        Thư cụ Tây Hồ viết:
        "Thoạt nghe anh em ra đây, dậm chưn (chân) van trời một tiếng! Đoạn, tự nghĩ rằng anh em vì quốc dân mà phải ra đây, chắc là có trăm điều vui mà không có chút gì buồn. Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy, làm trai giữa thế kỷ hai mươi này không thể khong nếm cho biết" (Dẫn theo Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng)

     Đoạn thư lời ý bình dị mà có sức động viên khuyến khích rất lớn, có lẽ là một nguồn sức mạnh quan trọng mà các chí sĩ Côn Lôn khai thác để không những sống được vững vàng nơi hoang đảo mà còn nung đúc nghị lực hy vọng có ngày trở về tiếp tục cống hiến cho công cuộc đấu tranh giành độc lập.  Giữa mênh mông núi rừng trời nước, Côn Đảo đúng là một vùng thiên nhiên hoang sơ mà cảnh sắc hùng vĩ tươi đẹp, thích hợp việc tu tâm rèn chí của những con người ưu tú. Một mặt khác, thiên nhiên lại chính là đối tượng nghiên cứu của học thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin (Đạt Nhĩ Văn) mà các sĩ phu như Ngô Đức Kế hồi ấy rất ái mộ. Vì thế, nếu cụ Tây Hồ là người đầu tiên dùng danh từ “truờng học thiên nhiên” để chỉ Côn Đảo thì Ngô Đức Kế lại là người sau này sẽ dùng cụm từ ấy để đặt tên cho các sáng tác của mình ở Côn Đảo (tập Thiên nhiên học học hiệu ký).
             Các cụ từ trước qua bạn hữu, qua thơ văn mà biết tiếng nhau, nhưng người thật thì phần nhiều chưa gặp mặt. Phen này vì việc nước, không hẹn mà gặp nhau ở nơi hoang đảo, lại cùng trong Khám 6 là một duyên may hy hữu, khiến cho cuộc tù đày thành ra là dịp hội tụ của những người đồng chí. Các cụ ai nấy đều quên hết buồn khổ, cùng nhau thanh thản cứng mạnh đối chọi với cảnh tù đày, ngày tháng trôi qua nhờ thế cũng đỡ nặng nề.
              Năm đầu và năm thứ hai không rõ vì lý do gì, có thể là vì mới ra đảo, ấn tượng còn mới nên chưa có yêu cầu hồi ức. Nhưng đến năm thứ ba, đúng ngày 15-8-1911 các cụ kỷ niệm ngày đầu tiên ra Côn Đảo bằng một cuộc sáng tác thơ lấy 7 chữ “Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn” (ngày này năm trước đến Côn Lôn) làm đầu đề. Điều thi vị là ở chỗ đầu đề ấy gợi nhớ đến câu đầu trong bài thơ Đường Đào hoa nổi tiếng của Thôi Hạo: “Tích niên kim nhật thử môn trung, nhân diện đào hoa tương ánh hồng” (Ngày này năm trước chính nơi đây, người đẹp đào hoa ửng ánh hồng). Ai ngờ các cụ Côn Lôn cũng khá tình tứ. Quy định của đề thơ là: tuyệt cú hay thất ngôn đều được, nhưng 7 chữ đầu đề nêu trên bắt buộc phải có, để ở câu khởi, câu kết, thừa hay luận cũng đều được cả.
            Cuộc sáng tác ấy có thể nói khá hoành tráng với mấy chục bài hưởng ứng, bài nào lời ý cũng đều rất xuất săc. Chỉ riêng số bài cụ Huỳnh ghi lại được là 14 bài, phần nhiều mỗi cụ 1 bài, riêng cụ Huỳnh 2 bài, mà phần của Ngô Đức Kế có đến 4 bài tứ tuyệt.
           Nổi bật  và đáng nhớ là ngay bài đầu tiên và câu đầu tiên cụ đã nói đến hai dãy cây bàng giữa sân lao: " Cam đường trấp tứ thụ âm phồn".
           Hồi còn trẻ có lần đến thăm cụ Đặng Thái Mai, cụ bảo Ngạn Xuyên tôi đọc bài này (bài Tích niên kim nhật...). Mình đọc đươc (tất nhiên là đọc thuộc lòng),  cụ gật đầu, rồi hỏi: 
          -"Cháu có biết Cam đường là cây gì không ?". 
          Hồi ấy mình khoảng 18-20 gì đấy, mới học xong phổ thông,chưa biết khảo cứu sách nọ sách kia như bây giờ. May quá mình nhớ được bài dịch của cụ Huỳnh. Cụ dịch câu: "Cam đường trấp tứ thụ âm phồn" là Diềm dà hai bốn cụm bàng con. Vậy "Cam đường" trong câu thơ ấy của Ngô Đức Kế là Cây bàng.Cụ mỉm cười rồi mới cầm tẩu nhồi thuốc hút, có ý thêm cái dấu cộng!
          Dưới đây trích bài đầu của Ngô Đức Kế  (Các bài khác độc giả có thể xem đủ trong Thi tù tùng thoại của Huỳnh Thúc Kháng, Nxb Nam Cường, SG, 1951; hoặc Ngô Đức Kế Cuộc đời và Thơ văn. Ngô Đức Thọ sưu tầm. Sở  VHTT Hà Tĩnh xb, 2008)
         


日到


(一
廿


Tích niên kim nhật đáo Côn Lôn
Cam đường trấp tứ thụ âm phồn,
Sơn sắc đào thanh triệt hiểu hôn.
Thưởng đắc thiên nhai vô hạn huống,
Tích thiên kim nhật đáo Côn Lôn.

Dich:
Diềm già hâm bốn cụm bàng con,
Chiều sớm, màu non sóng biển dồn.
Ngắm cảnh thiên nhai chừng chửa chán,
Ngày này năm ngoái đến Côn Lôn.
Huỳnh Thúc Kháng




























Khu Trung tâm: Nhà Chúa đảo - Nay làm nhà Bảo tàng Côn Đảo:



                         Tặng sách  Ngô Đức Kế cuộc đời và thơ văn cho Bảo tàng Côn Đảo
Danh sách các chúa đảo thời Pháp thuộc:
                                










Nhà của một họa sĩ người Pháp






Cầu tàu mới

Chuồng cọp
                  





Nghĩa trang Hàng Dương



Thăm một trại nuôi Ngọc trai:


Buổi chiều biển trước trạm nuôi ngọc trai rất đẹp
Chợ Côn Đảo


Ra sân bay Cỏ Ống về TP.HCM.
        Bãi Cỏ Ống xưa là bãi biển ngập mặn. Thơ Ngô Đức Kế cũng một hai lần nói đến địa danh này. Nhưng vì thanh điệu thơ Đường luật, từ Cỏ Ống phải đổi phiên thành Cô Ông hoặc Cổ Ủng.
         Khoảng năm 1919, Huỳnh Thúc Kháng được điều sang bãi Cỏ Ống xây sở Vô Tuyến điện. Vì không kham nổi việc gánh cát vác đá, phải học làm thợ nề, HUỳnh Thúc Kháng cảm khái làm 3 bài thơ gửi cho các bạn. Lúc ấy Ngô Đức Kế làm xâu ở Sở Đốn cây, đang mắc bệnh sốt rét, làm bài này hoạ lại thơ Mính Viên:
        Hoạ Mính Viên thi 和茗園詩

姑翁吟罷興何如
病骨嶒崚孰起佘
Cô Ông ngâm bãi hứng hà như,
Bệnh cốt tằng lăng thục khởi dư?

Bác ở ngoài Cỏ Ống ngâm ngợi ra sao?
Còn tôi bị ốm gầy giơ xương, có ai dựng dậy đâu.
(Họa Mính Viên thi)
Dù đang đau ốm mà Ngô Đức Kế vẫn thấy mặt biển hôm đó có một cảnh sắc mới mẻ:

山光欲斂雲歸後
海色新澄月上初

Sơn quang dục liễm vân quy hậu,
Hải sắc tân trừng nguyệt thượng sơ.

Núi che mặt sẫm khi mây kéo,
Biển trở mầu tươi lúc nguyệt cao.
         Lại còn đem được cả ý vui hài để tự trào nữa:

風景殊佳人不賴
役歸長嘆食無魚
Phong cảnh thù giai nhân bất lại,
Dịch quy trường thán thực vô ngư.

Phong cảnh dầu xinh người chả ích,
Bữa ăn không cá tiếng lao xao!
                  (Huỳnh Thúc Kháng dịch)


Ngô Đúc Kế còn câu nữa nói đến Cỏ Ống, nhưng phiên là Cổ Ủng.
     Bài Tư lão mẫu (Nhớ mẹ già):


芙灣月上潮生夜
古壅天寒雨落時
報國未成身尚難
忍教愁母苦思兒

Phù Loan nguyệt thượng triều sinh dạ,
Cổ Ủng thiên hàn vũ lạc thì.
Báo quốc vị thành, thân thượng nạn,
 Nhẫn giao sầu mẫu khổ tư nhi.

Bãi Trầu tăng mọc triều lên sóng,
Cỏ Ống trời mưa lạnh thấu da.


Bãi Cỏ Ống ngày nay là Cảng Hàng không Côn Đảo:



Tạm biệt Côn Đảo! (6-3-2014)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét