Thứ Năm, 30 tháng 7, 2015

Nhân kỷ niệm 250 năm năm sinh Đại thi hào NGUYỄN DU (1765-2015)Bộ tranh tứ bình vẽ tích TRUYỆN KIỀU



(1) Phùng cố hữu, xuân nhật đàm đạo
      Ngộ tri âm, thư viện cổ cầm
            Gặp lại bạn cũ, ngày xuân đàm đạo
            Hội  ngộ  tri âm, đến thư viện gảy đàn.
(2) Hồi Lâm Tri, vong thân vị hiếu
      Quan Âm các, quá bộ khán kinh.
            Về Lâm Tri, Kiều bán mình vì hiếu
            Ra  gác Quan Âm, Hoạn  Thư "quá bộ xem kinh"! 
(3)  Việc thanh  lâu,Từ Hải lai tế
        Tiền quân sĩ, Thuý Kiều báo oán.
            Việc thanh lâu, Từ Hải đến làm rể,
            Trước quân sĩ, Thuý Kiều báo oán.
(4)   Phụng chỉ huynh đệ đồng phó nhậm,
        Tái hồi phu phụ, đại đoàn viên.

            Vâng mệnh vua, anh em cùng đi nhậm chức
            Chồng vợ lại về,sum họp đại đoàn viên.

 Khoảng tháng 5-/1959 sau ngày đổi tiền NH (1959) tôi đi chơi phố Hàng Đào, qua khoảng số nhà 8 hay 10 (bên trái), thấy một nhà không bày hàng hoá, thay vào đó, nguyên một gian phiá ngoài trình bày đẹp như một phòng triển lãm, bên trong đặt 1 cái đôn sứ, trên đặt 1 bình hoa nhỏ. Bên trong, sát với đôn sứ là một bức bình phong gỗ quý, trên mỗi cánh của bình phong căng một bức lụa vẽ tranh màu theo phong cách cổ hoạ về đề tài Truyện Kiều. Khi ấy tôi chỉ xem qua cho biết chứ chưa nói đến chuyện thưởng thức nghệ thuật của tác phẩm cổ hoạ ấy, chỉ có chú ý thấy miếng giấy nhỏ đề giá bán là 1.800 đồng NH vừa đổi. 1.800 đ NH so với mức qquy  định đổi tiền tối đa là 2.000 đ -đó cũng là tiêu chuẩn để quy một người có số tiền đó là thành phần tư sản (phải thực hiện công tư hợp doanh). Giá bức tranh như vậy là cả một gia tài lớn! Từ đầu chí cuối tôi tuyệt không có ý niệm gì về việc "mua" bức tranh ấy. Nhưng cái giá 1.800 đ NH thì thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ để biết hồi ây người ta bán một bức tranh như thế nào?  Thời gian trôi qua, thỉnh thoảng tôi cũng đi xem  các triển lãm hoặc phòng trưng bày các tranh minh hoạ truyện Kiều, có chú ý, nhưng không thấy cuộc nào trưng bày bộ tứ bình Truyện Kiều mà tôi đã thấy. Ngẫu nhiên, khi đọc mọt tạp chí của VĐBC tại Hà Nội tôi đã "gặp" lại bộ tứ bình ấy. Nói "gặp" là gặp bức ảnh chụp chứ không phải được thấy bản  gốc của bộ tranh! Tôi bèn chụp lại ảnh bô tranh quý ấy để thỉnh thoảng mở xem cho vui, nhất là khoảng 2005 tôi nghiền ngẫm Truyện Kiều bản Duy Minh Thị thì ngắm ngiá  bức tứ bình ấy lại càng rất ý vị.
Bộ tranh ấy, ờ bức số (1)gần sát cạnh đáy có dòng chữ mực đỏ đề: 26/7/56; có thể đó là ngày tác giả vẽ xong  bức tranh; còn  các số tiếp theo: 18x24 và 5.123có lẽ là cỡ ảnh chụp và số KH của VĐBC. Tiếp đó là chữ ký và có thề có ghi cả tên của hoạ sĩ (Nhưng đáng tiếc chi tiết chữ ký đó đã bị xoá, chỉ thấy vết mầu hồng mờ mờ thôi). Nay nhân kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du, mọi người nhắc đến Truyện Kiều nhiều, cả  các tranh  bìa, minh hoạ Truyện Kiều cũng được nhiều người kể đến, tôi nhân  đó post ảnh bộ  tứ bình này lên đây để mọi người cùng xem. May ra, nếu tác giả còn tại thế (hoặc người nhà) có thể nhận ra tác phẩm của mình. Còn về của hiệu ở đầu phố Hàng Đào mà ngày trước tôi đi qua thì góc trên của bức số (3)  có đề: Hà Nội, Thanh An hiệu, có lẽ đó là tên cửa hiệu đã trưng bày bộ tứ bình này màg tôi đã nói ở trên. Ngô Đức Thọ stầm & gthiệu.   

      

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Xác định thời điểm sáng tác TRUYỆN KIỀU.

Kỷ niệm 20 năm năm sinh Đại thi hào NGUYỄN DU (1765- 2015)



Đền thờ NGUYỄN DU Ở TIÊN ĐIỀN
(Bảo tàng NGUYỄN DU - Nghi Xuân-Hà Tĩnh)